Tiến Sĩ Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học kiến thức về sản xuất và sử dụng điện năng cho

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
    4. Giả thuyết khoa học . 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    6. Phương pháp nghiên cứu . 4
    7. Kết quả và đóng góp mới của luận án . 4
    8. Cấu trúc của luận án 5
    Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng dạy học theo dự án
    trong dạy học một số kiến thức sản xuất và sử dụng điện năng - Vật lí
    Trung học phổ thông . 6
    1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 6
    1.1.1. Về dạy học theo dự án . 6
    1.1.1.1. Lịch sử về sự ra đời và phát triển của dạy học theo dự án 6
    1.1.1.2. Các nghiên cứu về dạy học theo dự án trên thế giới 7
    1.1.1.3. Về việc vận dụng dạy học theo dự án ở Việt Nam 10
    1.1.1.4. Các nghiên cứu về dạy học theo dự án ở Việt Nam . 12
    1.1.2. Về dạy học với nội dung sản xuất và sử dụng điện năng . 15
    1.1.2.1. Sản xuất và sử dụng điện năng . 15
    1.1.2.2. Ý nghĩa giáo dục KTTH của việc dạy học nội dung sản xuất và sử dụng
    điện năng . 161.1.2.3. Các nghiên cứu về dạy học nội dung sản xuất và sử dụng điện năng ở
    trường phổ thông . 17
    1.1.2.4. Các nghiên cứu dạy học theo dự án với nội dung sản xuất và sử dụng
    điện năng 18
    1.2. Dạy học theo dự án 19
    1.2.1. Dự án và dự án học tập 19
    1.2.2. Khái niệm dạy học theo dự án . 20
    1.2.3. Mục tiêu của DHTDA . 22
    1.2.4. Đặc điểm của dạy học theo dự án 22
    1.2.5. Cơ sở triết học, tâm lí học và lí luận dạy học 23
    1.2.6. Phát triển năng lực của học sinh trong dạy học theo dự án 26
    1.2.7. Phân loại dạy học theo dự án 29
    1.2.8. Quy trình dạy học theo dự án 30
    1.2.9. Các bước chuẩn bị cho một DA của GV và HS 32
    1.2.10. Tổ chức dạy học theo dự án 34
    1.2.11. Đánh giá trong dạy học theo dự án . 35
    1.3. Tổ chức dạy học theo dự án kiến thức về “sản xuất và sử dụng điện năng”
    theo chương trình Vật lí THPT 38
    1.3.1. Lí do tổ chức dạy học theo dự án . 38
    1.3.2. Cơ sở Vật lí của sản xuất và sử dụng điện năng . 38
    1.3.3. Cơ sở lí luận của giáo dục KTTH cho học sinh 42
    1.3.4. Vai trò của dạy học theo dự án trong GD KTTH 46
    1.3.5. Quy trình dạy học theo dự án về “sản xuất và sử dụng điện năng” 49
    1.3.6. Xây dựng kế hoạch dạy học theo dự án và tổ chức thực hiện 52
    1.4. Thực trạng dạy học kiến thức sản xuất và sử dụng điện năng trong dạy
    học Vật lí tại các trường THPT 53
    1.4.1. Mục đích điều tra 53
    1.4.2. Nội dung điều tra . 53
    1.4.3. Phương pháp điều tra 53
    1.4.4. Đối tượng và phạm vi điều tra 53 1.4.5. Phân tích kết quả điều tra . 54
    1.4.6. Đề xuất giải pháp 59
    Kết luận chương 1 . 60
    Chương 2. Thiết kế tiến trình dạy học theo dự án một số kiến thức sản xuất
    và sử dụng điện năng - Vật lí Trung học phổ thông . 61
    2.1. Phân tích nội dung kiến thức SX và SD điện năng trong chương trình
    Vật lí THPT . 61
    2.1.1. Chương trình Vật lí lớp 10 61
    2.1.2. Chương trình Vật lí lớp 11 62
    2.1.3. Chương trình Vật lí lớp 12 65
    2.2. Xây dựng hệ thống chủ đề dự án về “sản xuất và sử dụng điện năng” 67
    2.2.1. Các nguyên tắc lựa chọn về xây dựng chủ đề dự án . 67
    2.2.2. Hệ thống các chủ đề dự án về “sản xuất và sử dụng điện năng” 67
    2.3. Thiết kế tiến trình DHTDA về sản xuất điện năng 73
    2.3.2. Xây dựng kế hoạch dạy học các dự án chủ đề sản xuất điện năng,
    Vật lí THPT . 75
    2.4. Thiết kế tiến trình DHTDA về sử dụng điện năng . 81
    2.4.2. Xây dựng kế hoạch dạy học các dự án chủ đề sử dụng điện năng,
    Vật lí THPT . 83
    2.5. Đánh giá kết quả học tập của học sinh . 89
    2.5.1. Xây dựng bộ công cụ đánh giá . 89
    2.5.2. Xây dựng phương án đánh giá kết quả học tập của học sinh . 101
    Kết luận chương 2 103
    Chương 3. Thực nghiệm sư phạm 104
    3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm . 104
    3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm . 104
    3.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm . 104 3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 105
    3.5. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 106
    3.5.1. Căn cứ đề đánh giá . 106
    3.5.2. Phương án đánh giá 106
    3.6. Tiến hành TNSP 106
    3.6.1. Các giáo viên dạy thực nghiệm . 106
    3.6.2. Các tiến trình dạy học theo dự án sử dụng trong thực nghiệm sư phạm 106
    3.6.3. Lịch dạy học theo dự án ở các lớp thực nghiệm . 106
    3.6.4. Phân tích diễn biến thực nghiệm sư phạm 107
    3.7. Đánh giá kết quả TNSP . 138
    3.7.1. Đánh giá định tính 138
    3.7.2. Đánh giá định lượng . 140
    Kết luận chương 3 148
    Kết luận và kiến nghị . 149
    Danh mục các công trình của tác giả liên quan đến đề tài luận án . 151
    Tài liệu tham khảo 152

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong vài thập kỉ gần đây, do sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kĩ thuật
    và công nghệ, cũng như quá trình hội nhập quốc tế đã dẫn đến nền kinh tế nước ta
    trở thành nền kinh tế - tri thức. Trong nền kinh tế - tri thức, kiến thức và kĩ năng của
    con người là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội. Nhiệm vụ quan trọng đặt
    ra cho nền giáo dục là ngoài việc trang bị cho HS những kiến thức tối thiểu, cần
    thiết, các môn học cần tạo ra cho HS các năng lực nhất định để khi tham gia sản
    xuất hoặc nghiên cứu khoa học, họ có thể thích ứng được với các yêu cầu của xã
    hội. Quan điểm của Đảng về vấn đề này thể hiện ở mục tiêu giáo dục [28], [31],
    [32] nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước hiện tại
    và tương lai. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
    diện giáo dục và đào tạo (2013) đã chỉ rõ: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ



    yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”,
    “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân,
    phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh” [33].
    Để thực hiện đường lối giáo dục của Đảng, các mục tiêu và nhiệm vụ của
    trường phổ thông được thực hiện chủ yếu thông qua việc dạy học các môn học. Tuy
    nhiên, việc thực hiện công tác này của các trường phổ thông cũng còn nhiều tồn tại.
    Chẳng hạn, việc dạy học các kiến thức về SX, SD điện năng trong dạy học Vật lí là
    một trong những phương hướng của GDKTTH, nhưng qua kết quả khảo sát thực
    trạng cho thấy: kiến thức mới chỉ dừng lại ở nguyên lí sách vở, liên hệ một số ứng
    dụng và công nghệ rời rạc, HS học không có hứng thú và đặc biệt dạy học chỉ tập
    trung vào kiến thức mà không chú ý đến phát triển năng lực HS. Vì vậy, nghiên cứu
    các PPDH mới để phát triển năng lực HS, góp phần nâng cao chất lượng GDKTTH,
    như DHTDA các ứng dụng của Vật lí trong SX, SD điện năng là rất cần thiết.
    Trên thế giới, vào cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI vấn đề này được John w.
    Thomas [44, 45], Jarrett [23] và nhiều nhà nghiên cứu trình bày trong lí luận dạy
    học, như John w. Thomas (1998) - Dạy học theo dự án: tổng quan [44], John w. Thomas (2000) - Điểm lại các nghiên cứu về phương pháp dạy học dựa theo dự án
    [45]; Railbackj (2002) Dạy học theo dự án: tạo hứng thú cho việc học [36],
    Ở Việt Nam, những năm gần đây cũng đã có nhiều bài viết, luận văn thạc sĩ,
    luận án tiến sĩ lựa chọn DHTDA trong dạy học Vật lí , như: “Dạy học theo dự án và
    tiến trình thực hiện" của Đỗ Hương Trà [41], Tổ chức dạy học dự án một nội dung
    kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” - Sách giáo khoa Vật lí 11 nhằm phát triển
    hoạt động nhận thức tích cực, tự chủ của học sinh trong học tập của Đào Thị Thu
    Thủy [49]; Tổ chức dạy học dự án “Sử dụng năng lượng nhiệt mặt trời” cho học sinh
    lớp 11 của Nguyễn Cao Cường [7]; Tổ chức dạy học dự án các nội dung kiến thức
    chương “Mắt. Các dụng cụ quang học”- Sách giáo khoa Vật lí 11 của Trần Thị Hải
    [19]; Tổ chức dạy học dự án một nội dung kiến thức chương “Chất rắn và chất lỏng.
    Sự chuyển thể” - Sách giáo khoa Vật lí 10 cơ bản của Nguyễn Thị Phương Dung
    [10]; Dạy học theo dự án và vận dụng trong đào tạo giáo viên THCS môn công nghệ
    của Nguyễn Thị Diệu Thảo [38]; Tổ chức dạy học dự án về một số kiến thức Điện từ
    học - Vật lí 9 Trung học cơ sở của Trần Văn Thành [43], .
    Các đề tài trên mặc dù mới chỉ dừng ở mức vận dụng lí luận DHTDA để tổ
    chức dạy học một số kiến thức, nhưng bước đầu đã đạt được kết quả khả quan, tạo
    hứng thú và khích lệ HS. Về phần kiến thức SX và SD điện năng trong chương trình
    Vật lí THPT đã có một số đề tài nghiên cứu như: Tích hợp các kiến thức về sản xuất
    điện năng khi dạy một số bài học Vật lí (chương trình và sách giáo khoa cơ bản)
    góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp cho học
    sinh Trung học phổ thông, 2009 của Nguyễn Thị Hoàn, Như vậy chưa có nghiên
    cứu nào về áp dụng DHTDA để tổ chức dạy học phần kiến thức đó nhằm hình thành
    và phát triển năng lực học sinh về lĩnh vực “sản xuất và sử dụng điện năng” góp
    phần nâng cao chất lượng GDKTTH thông qua dạy học Vật lí ở trường THPT. Với
    những lí do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Vận dụng phương pháp dạy
    học theo dự án trong dạy học kiến thức về sản xuất và sử dụng điện năng cho học
    sinh Trung học phổ thông.
     
Đang tải...