Thạc Sĩ Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học Nguyên hàm – Tích phân lớp

Thảo luận trong 'Khoa Học Xã Hội' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 4/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Abstract: Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết
    vấn đề. Điều tra thực trạng dạy học Nguyên hàm - Tích phân lớp 12 ở trường Trung
    học phổ thông (THPT). Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
    trong dạy học Nguyên hàm - Tích phân lớp 12 ở trường THPT.
    Keywords: Phương pháp giảng dạy; Phổ thông trung học; Tích phân; Nguyên hàm
    Content
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Ngày nay với nền kinh tế hội nhập với phát triển mạnh mẽ của các nghành khoa học
    công nghệ, giáo dục, y tế, văn hóa rộng khắp trên toàn thế giới đòi hỏi một lượng lớn lực
    lượng lao động để đáp ứng cho nhu cầu xã hội. Để có được lực lượng lớn lao động có trình
    độ, tri thức, nhân cách đã và đang là bài toán lớn của các quốc gia trên thế giới và cả ở Việt
    Nam.
    Trước những thách thức đó đòi hỏi nghành giáo dục phải luôn luôn đổi mới về cách
    giáo dục, đào tạo của mình. Một trong các vấn đề cần đổi mới của nghành Giáo dục đó chính
    là việc đổi mới phương pháp dạy học rộng khắp trong các nhà trường, việc đổi mới cần được
    thực hiện theo hướng hoạt động hóa người họ c, tổ chức cho học sinh học tập trong hoạt động
    và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo. Luật Giáo dục nước cộng hoà xã hội chủ
    nghĩa Việt Nam cũng đã quy định rõ: “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự
    giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự học, khả
    năng thực hành, lòng say mê học tập và ý thức vươn lên.” [18, tr.2].
    Và “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động
    sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương
    pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem
    lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [18, tr.8].
    Những quy định này phản ánh nhu cầu đổi mới phương pháp giáo dục, để giải quyết
    mâu thuẫn giữa yêu cầu đào tạo con người mới và thực trạng lạc hậu chung của phương pháp
    dạy học ở nước ta hiện nay. Do vậy môn Toán nói chung và môn Toán ở trường THPT nói
    riêng cũng đứng trước một yêu cầu cấp bách, đó là đổi mới về nội dung, mục tiêu và phương
    pháp dạy học.
    Phát huy tính tích cực học tập của học sinh không phải là vấn đề mới
    mà đã được đặt ra từ nhiều năm nay trong nghành giáo dục nước ta. Trong cuọcc cải cách lần
    hai từ năm 1980, vấn đề này đã trở thành một trong những phương hướng chính nhằm đào tạo
    những con người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước.
    Thực tiễn giảng dạy bộ môn Toán hiện nay ở các trường Trung học phổ thông còn
    nhiều vấn đề bất cập trong phương pháp giảng dạy truyền thụ tri thức cho học sinh. Đã có
    nhiều áp dụng các phương pháp dạy học cả các phương pháp truyền thống cũng như các
    phương pháp dạy học hiện đại vào thực tiễn giảng dạy nhưng vẫn chưa phát huy được tính
    tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, học sinh vẫn còn thụ động trong việc tiếp thu các tri
    thức khoa học, chưa phát huy hết đặc điểm nổi bật của môn Toán trong việc giáo dục nhân
    cách cho học sinh.
    Để đáp ứng được những yêu cầu trên chúng ta không chỉ dừng lại ở việc nêu định
    hướng đổi mới phương pháp dạy học mà cần đi sâu vào những phương pháp dạy học cụ thể
    như những phương pháp để thực hiện định hướng nói trên. Theo xu hướng đó hiện nay có rất
    nhiều phương pháp, quan điểm dạy học mới đang được phát hiện và nghiên cứu để áp dụng
    vào thực tiễn giảng dạy, một trong các phương pháp đó là: “ Phát hiện và giải quyết vấn
    đề”.
    Phương pháp dạy học “ Phát hiện và giải quyết vấn đề ” là một phương pháp dạy học
    tích cực. Nó phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của hcọ sinh. Phương pháp dạy học này
    phù hợp với tư tưởng hiện đại về đổi mới mục tiêu, phù hợp với yêu cầu đổi mới của giáo dục
    nước nhà là xây dựng những con người biết đặt và giải quyết vấn đề trong cuộc sống, phù hợp
    với hệ giá trị chuẩn mực, những con người thực sự là động lực của phát triển bề vững và
    nhanh chóng của đất nước.
    Phần Nguyên hàm – Tích phân lớp 12 đối với học sinh ở trường THPT được coi là
    một phần khó, chưa gây được sự hứng thú trong học tập của học sinh và là một phần rất quan
    trọng vì nó thường xuyên xuất hiện trong các đề thi tốt nghiệp, đề thi tuyển sinh vào các
    trường Đại học, Cao đẳng và các trường Trung học chuyên nghiệp. Học sinh với tâm lí ngại
    và sợ học phần này dẫn tới hiệu quả của việc dạy và học không cao. Để cải thiện tình hình nói
    trên, giáo viên cần phải có những biện pháp tích cực trong đó việc thay đổi phương pháp dạy
    học theo hướng tích cực là cấp thiết. Thay đổi phương pháp dạy học như thế nào là bài toán
    rất khó cần nhiều thời gian và công sức tìm tòi của giáo viên, tuy nhiên quan trọng hơn cả vẫn
    là sử dụng phương pháp dạy học như thế nào để đ ạt được hiệu quả trong quá trình dạy học.
    Với tất cả những lí do nói trên, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu luận văn là: “ Vận
    dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học Nguyên hàm –
    Tích phân lớp 12 trung học phổ thông ”
    2. Lịch sử nghiên cứu
    2.1. Trên thế giới
    Thuật ngữ “dạy học nêu vấn đề” xuất phát từ thuật ngữ “Orixtic” hay còn gọi là
    phương pháp phát kiến, tìm tòi. Điều này đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu như A. Ja
    Ghecđơ, B. E Raicôp, vào những năm 70 của thế kỉ XIX. Các nhà khoa học này đã nêu lên
    phương án tìm tòi, phát kiến trong dạy học nhằm hình thành năng lực nhận thức của học sinh
    bằng cách đưa học sinh vào hoạt động tìm kiếm ra tri thức, học sinh là chủ thể của hoạt động
    học, là người sáng tạo ra hoạt động học. Đây có thể là một trong những cơ sở lí luận của
    phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Vào những năm 50 của thế kỉ XX, xã
    hội bắt đầu phát triển mạnh, đôi lúc xuất hiện mâu thuẫn trong giáo dục đó là mâu thuẫn giữa
    yêu cầu giáo dục ngày càng cao, khả năng sáng tạo của học sinh ngày càng tăng với tổ chức
    dạy học còn lạc hậu. Phương pháp PH & GQVĐ ra đời. Phương pháp này đặc biệt được chú
    trọng ở Ba Lan. V. Okon – nhà giáo dục học Ba Lan đã làm sáng tỏ phương pháp này thật sự
    là một phương p háp dạy học tích cực, tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ dừng ở việc ghi lại
    những thực nghiệm thu được từ việc sử dụng PP này chứ chưa đưa ra đầy đủ cơ sở lí luận cho
    phương pháp này. Những năm 70 của thế kỉ XX, M. I Mackmutov đã đưa ra đầy đủ cơ sở lí
    luận của phương pháp dạy học GQVĐ.
    2.2. Ở Việt Nam
    Người đầu tiên đưa phương pháp này vào Việt Nam là dịch giả Phan Tất Đắc “Dạy
    học nêu vấn đề” (Lecne) (1977).Về sau, nhiều nhà khoa học nghiên cứu phương pháp này như
    Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo, Nguyễn Bá Kim, . Phương pháp PH&GQVĐ thật sự là một
    phương pháp tích cực. Trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp này là
    một trong những phương pháp chủ đạo được sử dụng trong các nhà trường nói chung và trong
    nhà trường Trung học phổ thông nói riêng.
    3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    Đề tài nhằm vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề để nâng
    cao chất lượng dạy và học bộ môn Toán, làm cho học sinh tích cực hơn trong việc học tập bộ
    môn Toán và đề ra các phương pháp dạy học trong dạy học Nguyên hàm - Tích phân lớp 12
    ở trường THPT giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong việc khám phá,
    phát hiện tri thức mới, góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của phưong pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
    4.2. Điều tra thực trạng dạy học Nguyên hàm - Tích phân lớp 12 ở trường THPT
    4.3. Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học Nguyên
    hàm - Tích phân lớp 12 ở trường THPT
    5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
    5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
    Phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá các vấn đề lí luận.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    Quan sát, điều tra, phỏng vấn.
    5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
    6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu của đề tài
    6.1. Khách thể nghiên cứu
    Hoạt động dạy học bộ môn Toán ở trường Trung học phổ thông.
    6.2. Đối tượng nghiên cứu
    Quy trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học Nguyên hàm - Tích
    phân lớp 12 ở trường THPT
    7. Phạm vi, giới hạn, vấn đề nghiên cứu của đề tài
    7.1. Phạm vi khảo sát
    Một số trường THPT trong huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương.
    7.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu
    Hoạt động dạy học Nguyên hàm - Tích phân lớp 12 ở trường THPT
    7.3. Vấn đề nghiên cứu của đề tài
    Làm thế để áp dụng được phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào
    việc dạy học Nguyên hàm - Tích phân lớp 12 ở trường THPT?
    8. Giả thuyết khoa học của đề tài
    Trên cơ sở lý luận của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề và thực
    tiễn giảng dạy Nguyên hàm - Tích phân lớp 12 ở trường THPT nếu khai thác và vận dụng
    được quy trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học Nguyên hàm - Tích phân
    lớp 12 ở trường THPT thì sẽ phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
    trong học việc tập bộ môn Toán ở trường THPT.
    9. Đóng góp của luận văn
    - Tổng quan về cơ sở lý luận của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
    - Minh hoạ cho lý luận bởi một số ví dụ trong dạy học bộ môn Toán ở trường THPT.
    - Khai thác và vận dụng được phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
    trong dạy học Nguyên hàm - Tích phân lớp 12 ở trưòng THPT.
    - Đề xuất giáo án được kiểm nghiệm qua thực nghiệm sư phạm chứng tỏ tính khả thi
    của biện pháp đã thực hiện.
    10. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được trình bày ở ba chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
    Chương 2: Vận dụng quy trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học
    những tình huống điển hình trong môn Toán thuộc phần Nguyên hàm - Tích phân lớp 12 ở
    trường THPT.
    Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm.
     
Đang tải...