Luận Văn Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào giảng dạy môn Chủ nghĩa xã hội khoa học ở trường Đại học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Xã hội càng phát triển, người ta càng quan tâm và đòi hỏi nhiều hơn ở sự nghiệp giáo dục. Hiện nay, xét trên bình diện thế giới, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã và đang phát triển như vũ bão, tạo nên những dòng thác thông tin khổng lồ. Đối với nước ta, công cuộc đổi mới đất nước đang đi vào chiều rộng lẫn chiều sâu ở khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội, mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra yêu cầu rất cao đối với nguồn lực con người. Con người trở thành vốn quý nhất, là lực lượng chính của sự nghiệp xây dựng đất nước và là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Hoàn cảnh trên đã đặt ra yêu cầu phải phát triển giáo dục toàn diện nhằm tạo ra những con người có phẩm chất chính trị, tri thức khoa học và năng lực hoạt động thực tiễn nhằm góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nguồn nhân lực trước yêu cầu của thời đại mới.
    Việc dạy và học các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, trong đó có môn CNXHKH ở trường đại học, cao đẳng hiện nay được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Một là do cùng với Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin, CNXHKH là môn học trực tiếp trang bị nền tảng tư tưởng chính trị, lập trường xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa cho các thế hệ sinh viên. Hai do sau khi chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, cùng với sự thoái trào của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, lòng tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân giảm sút. Bên cạnh đó, "các thế lực cơ hội, phản động, thù địch tăng cường chống phá ta trên nhiều mặt, nhất là trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, lý luận, văn hóa, báo chí, thực hiện âm mưu diễn biến hoà bình ngày càng thâm độc, nham hiểm hơn. Cuộc đấu tranh ý thức hệ tiếp tục diễn ra dai dẳng, quyết liệt" (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTW Đảng khóa X). Ba là do điều "đặc biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận học sinh, sinh viên có trình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bảo lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước" (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, BCHTW Đảng khóa VIII). Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, BCHTW Đảng khóa X cũng tiếp tục khẳng định: "tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa được khắc phục có hiệu quả". Từ đó, các Nghị quyết này nêu rõ cần phải “tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng, đạo đức”, đồng thời nhấn mạnh: “đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong hệ thống các trường chính trị, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong cả nước” và “đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, nâng cao năng lực tự học và thực hành".
    Những chỉ dẫn trên của Đảng ta về phương pháp dạy học trong nhà trường nói chung, trong giảng dạy môn CNXHKH nói riêng tuy có được ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn. Nhiều nơi, thực trạng giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin, trong đó có môn CNXHKH vẫn còn nhiều bất cập. Dư luận xã hội đang bức xúc với lối dạy nhồi nhét sinh viên, đang lo lắng về PPDH mà ở đó giáo viên chỉ thuyết giảng từ đầu đến cuối, sinh viên cố gắng ghi chép và học thuộc; giáo viên chỉ tập trung giải thích, tái hiện các nội dung tri thức mà chưa chú ý đến việc bồi dưỡng, rèn luyện tư duy khoa học để sinh viên có khả năng tự giải quyết vấn đề . Những hạn chế trên đã ảnh hưởng đến quá trình thực hiện vị trí và chức năng đặc biệt quan trọng của môn CNXHKH trong các trường đại học và cao đẳng hiện nay.
    Tình hình trên đã thôi thúc chúng tôi chọn đề tài: "Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào giảng dạy môn Chủ nghĩa xã hội khoa học ở trường Đại học sư phạm Huế hiện nay" làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành CNXHKH. Đề tài mong muốn đi sâu vào việc ứng dụng một PPDH với nhiều ưu điểm đã được công nhận rộng rãi trên thế giới và có tính khả thi trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn CNXHKH ở trường Đại học sư phạm Huế hiện nay.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Là một PPDH tích cực, phương pháp dạy học nêu vấn đề (PPDHNVĐ) đã được các nhà khoa học giáo dục trong và ngoài nước nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạn như:
    - Nhà giáo dục học V.O.Kon trong "Những cơ sở dạy học nêu vấn đề" (NXB Giáo dục, 1976) đã đúc kết thành công và có kết luận vững chắc về các cơ sở khoa học của PPDHNVĐ trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
    - Tác giả I.Ia.Lecne trong "Dạy học nêu vấn đề " (NXB Giáo dục, 1997) đã đề cập một số nội dung cơ bản của PPDHNVĐ, các
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...