Luận Văn Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề thiết kế một số bài giảng điện tử phần Quang hình học lớp 11

Thảo luận trong 'Vật Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa . i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục 1
    Danh mục chữ viết tắt 5


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài 6
    2. Mục tiêu nghiên cứu . 9
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu . 9
    4. Giả thuyết khoa học . 9
    5. Phương pháp nghiên cứu . 10
    6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
    7. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 10
    8. Nội dung và cấu trúc của đề tài 12

    NỘI DUNG
    Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG
    PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ THEO HƯỚNG
    PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH

    1.1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông trong giai đoạn mới 13
    1.1.1. Mục tiêu chung của giáo dục phổ thông 13
    1.1.2. Mục tiêu dạy học Vật lí Trung Học Phổ Thông trong giai đoạn mới 14
    1.2. Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta hiện nay . 16
    1.3. Tìm hiểu về tính tích cực, chủ động và phương pháp dạy học tích cực 18
    1.3.1. Tính tích cực 18
    1.3.2. Tính chủ động 19
    1.3.4. Phương pháp dạy học tích cực . 20
    1.3.4.1. Khái niệm về phương pháp dạy học tích cực . 20
    1.3.4.2. Một số phương pháp dạy học tích cực 21
    1.3.4.2.1. Vấn đáp . 21
    1.3.4.2.2. Phương pháp dạy học theo dự án . 21
    1.3.4.2.3. Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ 22
    1.4. Tổng quan về phương pháp dạy học nêu vấn đề 23
    1.4.1. Cơ sở khoa học 23
    1.4.1.1. Cơ sở triết học . 23
    1.4.1.2. Cơ sở tâm lí học 23
    1.4.1.3.Cơ sở giáo dục . 23
    1.4.2. Bản chất của phương pháp dạy học nêu vấn đề 24
    1.4.2.1. Khái niệm về phương pháp dạy học nêu vấn đề 24
    1.4.2.2. Các khái niệm cơ bản trong phương pháp dạy học nêu vấn đề . 25
    1.4.2.2.1. Vấn đề . 25
    1.4.2.2.2. Tình huống có vấn đề . 25
    1.4.2.3. Cấu trúc của dạy học nêu vấn đề . 26
    1.4.2.4. Bản chất của dạy học nêu vấn đề . 29
    1.4.3. Các phương pháp dạy học trong dạy học nêu vấn đề . 30
    1.4.3.1. Phương pháp trình bày nêu vấn đề 30
    1.4.3.2. Phương pháp dạy học nêu vấn đề- giải quyết từng phần 31
    1.4.3.3. Phương pháp nêu vấn đề - nghiên cứu . 32
    1.4.4. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp dạy học nêu vấn đề 32
    1.4.5. Vai trò của PPDH nêu vấn đề trong đổi mới phương pháp dạy học. 34
    1.5. Mối quan hệ giữa dạy học nêu vấn đề và tính tích cực, chủ động . 36
    1.6. Kết luận chương I . 37

    CHƯƠNG II: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ VÀ TỔ CHỨC DẠY
    HỌC MỘT SỐ TIẾT TRONG PHẦN QUANG HÌNH
    HỌC LỚP 11 NÂNG CAO TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

    2.1. Tổng quan về bài giảng điện tử . 39
    2.1.1. Khái niệm bài giảng điện tử . 39
    2.1.2. Phân loại 39
    2.1.3. Ưu điểm, nhược điểm 40
    2.1.4. Quy trình thiết kế và sử dụng . 40
    2.2. Cấu trúc nội dung kiến thức phần Quang hình học lớp 11 nâng cao . 42
    2.3. Giới thiệu phần mềm Xara Web Designer và việc ứng dụng phần mềm
    trong dạy học 43
    2.3.1. Giới thiệu phần mềm Xara Web Designer . 44
    2.3.2. Sự cần thiết ứng dụng phần mềm Xara Web Designer trong dạy học . 44
    2.4. Qui trình thiết kế và tổ chức dạy học phần Quang hình học theo phương
    pháp nêu vấn đề với sự hố trợ của bài giảng điện tử đươch soạn phần
    mềm Xara Web Designer 45
    2.4.1. Những định hướng sư phạm của việc thiết kế bài giảng điện tử . 45
    2.4.2. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử bằng phần mềm xara web designer .
    46
    2.4.3. Tổ chức dạy học . 47
    2.5. Kết luận chương II 55

    Chương III : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
    3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 57
    3.1.1. Mục đích . 57
    3.1.2. Nhiệm vụ . 57
    3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm 58
    3.2.1. Đối tượng 58
    3.2.2. Nội dung 58
    3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 58
    3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm . 58
    3.3.2. Quan sát giờ học 58
    3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 59
    3.4.1. Hình thức của bài kiểm tra . 59
    3.4.2. Mục đích của bài kiểm tra 59
    3.4.3. Nhận xét tiến trình dạy học 59
    3.4.4. Tính toán và phân tích kết quả thu được sau thực nghiệm . 60
    3.4.5. Kiểm định giả thuyết thống kê . 65
    3.5. Kết luận chương III . 66

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 68
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 71
    PHỤ LỤC 73

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Giáo dục có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Khi nói đến giáo dục là người ta nói đến những tác động làm phát triển con người về thể chất lẫn tâm hồn. Thế kỷ 21 với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, ở đó tri thức con người được coi là yếu tố quyết định của sự phát triển xã hội. Xã hội càng phát triển lượng tri thức do con người phát hiện, sáng tạo ra càng nhiều, vì vậy mà tốc độ lão hóa thông tin cũng tăng nhanh, nguy cơ bị tụt hậu do không kịp thời cập nhật thông tin, tri thức mới rất lớn. Một yêu cầu mới đặt ra trong công tác giáo dục và dạy học là dạy học không phải là nhồi nhét, thông báo lại những tri thức khoa học đã có sẵn, cố gắng tìm cách để HS nhớ được tri thức, mà dạy học là dạy HS cách học, cách tìm ra chân lý khoa học một cách độc lập, tác phong làm việc khoa học chuẩn bị cho họ tham gia vào hoạt động sản xuất, hoạt động sáng tạo ra những tri thức khoa học mới.
    Thực trạng giáo dục nước ta nói chung và thực trạng dạy và học môn Vật lý ở trường phổ thông nói riêng qua nghiên cứu cho thấy lối học của chúng ta từ xưa đến nay quá chú trọng vào việc thuyết minh hàng loạt các kiến thức qua các bài giảng, giáo trình, SGK còn nặng về thông báo, nhẹ về phát huy tính tích cực, khả năng giải quyết vấn đề và phát triển tư duy cho HS. Vật lý là bộ môn khoa học thực nghiệm, nó không chỉ liệt kê, mô tả hiện tượng mà đi sâu nghiên cứu, khảo sát định lượng, tìm ra các quy luật, các tính chất chung sự tương tác và chuyển động của vật chất trong tự nhiên nhưng hiện nay nhiều GV lên lớp theo kiểu dạy “chay” không thí nghiệm biểu diễn cho HS quan sát, hoặc sử dụng các phương tiện dạy học trực quan, ít liên hệ kiến thức vật lý đã học với các hiện tượng vật lý xảy ra trong cuộc sống. Lối học như vậy dẫn tới một cách học thụ động, máy móc, HS chỉ chú tâm vào việc làm sao nhớ và lặp lại được một cách trung thành các kiến thức đã được GV trình bày.
    Trước thực trạng như vậy giáo dục đã và đang có những cải cách to lớn chú trọng đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, SGK đặc biệt là PPDH đã được nghị quyết TW 2, khóa VIII đề cập đến: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục- đào tạo, khắc phục lối truyền đạt một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ”. [1]
    Trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009 - 2020 càng nhấn mạnh hơn về điều này. “Giáo dục và đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong môi trường toàn cầu hóa vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Điều này đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản về giáo dục từ nội dung, phương pháp dạy học đến việc xây dựng những môi trường giáo dục lành mạnh và thuận lợi, giúp người học có thể chủ động, tích cực, kiến tạo kiến thức, phát triển kỹ năng và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống”. [ 2]
    Để thực hiện được nghị quyết TW 2, khóa VIII và dự thảo phát triển giáo dục Việt Nam lần thứ 14, không gì hơn là phải đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS, đồng thời từng bước đưa công nghệ thông tin, các PPDH tiên tiến vào dạy học để thu hút sự chú ý và hứng thú học tập của HS. “Hầu hết GV vật lý đều hiểu được cùng với đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình và SGK, việc đổi mới PPDH là nhân tố quan trọng nhất, quyết định nhất đến việc nâng cao chất lượng dạy học vật lý. Một khi chương trình và sách giáo khoa đã đổi mới thì việc đổi mới phương pháp dạy học là một tất yếu” [15]. Vì vậy GV cần vận dụng mọi PPDH một cách linh hoạt, đồng thời từng bước vận dụng các PPDH hiện đại như PPDH giải quyết vấn đề, PPDH hợp tác theo nhóm, PPDH dự án . nhằm giúp HS biết cách tự học, biết cách hợp tác trong học tập, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập.
    Nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục là một vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm. Trên thế giới hiện nay ở một số nước phát triển người ta đã thay đổi lối học và cách dạy. Phương pháp dạy học nêu vấn đề xuất hiện vào năm 1970 tại trường Đại học Hamilton-Canada, sau đó được phát triển nhanh chóng tại Trường Đại học Maastricht- Hà Lan. Phương pháp này rất được chú ý bởi đây là phương pháp dạy học mà cách thức tiến hành rất gần với quá trình nghiên cứu khoa học, mặt khác “dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề được xem như hệ thống các qui tắc áp dụng các thủ pháp dạy học có tính logic của các thao tác tư duy và các quy luật của hoạt động nhận thức của học sinh” [10]. Vì vậy nó không những làm cho HS nắm vững các cơ sở khoa học, nắm vững quá trình thu nhận các kiến thức và sự kiện khoa học, làm phát triển năng lực nhận thức và sáng tạo của HS mà còn có tác động tích cực đến người dạy, đòi hỏi họ không ngừng nâng cao kiến thức, tìm tòi, nghiên cứu, thường xuyên cập nhật những tri thức khoa học mới nhất, nâng cao khả năng và hiệu quả của việc giảng dạy trước nhu cầu kiến thức ngày càng cao của HS. Ở Việt Nam người đầu tiên nghiên cứu phương pháp này đó là dịch giả Phan Tất Đắc (1977), cũng đã có một vài nhóm nhà giáo thử đưa phương pháp giải quyết vấn đề như giáo sư Trần Văn Hà, nhưng rồi chưa được sự hỗ trợ cần thiết nên không phát triển được.
    Trải qua nhiều thử thách cùng với thực nghiệm suốt gần một thế kỷ qua, hiện nay phương pháp này mới thực sự được đưa vào áp dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ, Phần Lan và được coi như một trong những phương pháp chủ đạo trong cải cách giáo dục ở một số nước. Tuy nhiên ở nước ta phương pháp này vẫn còn rất xa lạ với nhiều GV, hoặc GV có biết nhưng vẫn còn mơ hồ. Bên cạnh đó cũng có nhiều tác giả đã nỗ lực đưa phương pháp này đến với các nhà giáo. Một tác giả trên tạp chí Tia Sáng nhận định:
    Tôi nghĩ rằng giải quyết vấn đề là một nội dung mới phù hợp với triết lý về khoa học và giáo dục hiện đại, có khả năng rèn luyện tư duy sáng tạo và năng lực tìm kiếm, đổi mới kiến thức của người học, đáp ứng tốt những yêu cầu về giáo dục trong thế kỷ 21, ta nên tìm hiểu và nghiên cứu một cách nghiêm túc để đưa dần yếu tố giải quyết vấn đề vào như là một yếu tố tích cực trong cuộc cải cách giáo dục hiện nay của chúng ta” [5]. Với những ưu điểm của PPDH nêu vấn đề ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng trong tương lai không xa phương pháp này sẽ mang lại những hiệu quả nhất định và được áp dụng rộng rãi trong cải cách giáo dục ở nước ta.
    Vật lý là bộ môn khoa học tự nhiên gắn liền với thực tế cuộc sống, nó bắt nguồn từ cuộc sống và phát triển theo sự đòi hỏi của cuộc sống, các định luật Vật lý, thuyết Vật lý được các nhà khoa học khám phá đều xuất phát từ những hiện tượng Vật lý trong tự nhiên. “Cuộc sống phong phú là nguồn tư liệu, cơ sở minh họa, nơi xuất phát của các vấn đề khoa học, nơi kiểm chứng các lý thuyết, đó vừa là mục đích, vừa là động lực của nhận thức, của dạy học Vật lý” [10] mà dạy học với PPDH nêu vấn đề HS sớm được tiếp cận và học cách giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống. Do vậy dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề không những phù hợp với tinh thần dạy học tích cực của bộ giáo dục mà còn phù hợp với đặc thù của bộ môn Vật lý.
    Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề thiết kế một số bài giảng điện tử phần Quang hình học lớp 11 nâng cao THPT theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...