Thạc Sĩ Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thức ở trường THPT

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Luật giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 đã quy định: "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên" (chương I, điều 4).

    "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh" (chương I, điều 24).

    Những quy định trên phản ánh nhu cầu đổi mới phương pháp giáo dục để giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu đào tạo con người mới với thực trạng lạc hậu nói chung của phương pháp giáo dục ở nước ta hiện nay. Mâu thuẫn này đã làm nảy sinh và thúc đẩy một cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp trong ngành giáo dục với định hướng đổi mới PPDH là: PPDH cần hướng vào việc tổ chức cho người học học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo. Định hướng này có thể gọi tắt là học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, hay ngắn gọn hơn là hoạt động hoá người học [6].

    Đổi mới phương pháp dạy học môn toán theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, nhằm khơi dậy và phát triển khả năng tự học, hình thành cho học sinh tư duy tích cực độc lập, sáng tạo, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

    Có thể kể ra một số phương hướng đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở trường phổ thông hiện nay là:
    - Phát triển tư duy và rèn luyện các hoạt động trí tuệ.

    - Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

    - Sử dụng đa phương tiện để giải quyết vấn đề, minh họa cho học sinh tìm tòi từ tình huống, nghiên cứu, phát hiện vấn đề
    - Bồi dưỡng phương pháp tự học, phương pháp đọc sách.

    - Đổi mới phương pháp đánh giá, kết hợp đánh giá của thầy, với tự đánh giá của trò.
    - Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập tương tác: hoạt động

    theo nhóm

    - Tăng cường các hoạt động hỗ trợ: tự học, chuyên đề, hội thảo, báo cáo thực hành.
    - Rèn luyện phong cách hòa nhập với cộng đồng.


    Nhìn chung tư tưởng chủ đạo của phương pháp đổi mới là: tập trung vào các hoạt động của trò; trò tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá; tăng cường giao lưu trao đổi giữa trò và trò.

    Các định hướng này phù hợp với quan điểm tâm lý học cho rằng hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành và phát triển nhân cách, phù hợp với luận điểm cơ bản của giáo dục học Macxit: Con người phát triển trong hoạt động và học tập diễn ra trong hoạt động.

    Vấn đề dạy học khám phá có hướng dẫn dựa trên các hoạt động của học sinh do giáo viên tạo ra trên lớp, đã được khá nhiều thầy giáo quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên việc khai thác ứng dụng những lý luận này vào thực tế giảng dạy môn toán ở trường phổ thông nước ta còn nhiều hạn chế, vì hầu hết các thầy cô giáo chưa thấy hết được tác dụng to lớn của phương pháp này nên chưa được coi trọng và áp dụng vào thực tế giảng dạy. Ngoài ra giáo viên cũng chưa có nhiều kinh nghiệm và thiếu những cơ sở lý luận để xây dựng các hoạt động tương thích với nội dung, chưa được huấn luyện một cách có hệ thống, chưa có nhiều tài liệu tham khảo
    Mặt khác trong chương trình môn toán ở trường phổ thông bất đẳng thức là một nội dung khó đối với nhiều học sinh. Nhiều giáo viên cũng gặp trở ngại, khó khăn khi giảng dạy phần này .
    Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài là: “Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thức ở trường THPT ”.

    2. Giả thuyết khoa học


    Nếu vận dụng hợp lý phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy bất đẳng thức ở trường THPT, thì HS học tập một cách chủ động, tích cực, sáng tạo hơn, qua đó phát triển trí tuệ hơn và nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông.

    3. Mục đích nghiên cứu

    Xây dựng một số giáo án dạy học bất đẳng thức ở trường THPT vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn nhằm nâng cao hiệu quả dạy học nội dung này.

    4. Nhiệm vụ nghiên cứu


    - Phân tích làm sáng tỏ tính ưu việt của phương pháp dạy học khám phá

    có hướng dẫn


    - Nghiên cứu lý luận đổi mới phương pháp dạy học, sách giáo khoa và thực tế việc dạy học theo quan điểm mới để vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn vào một số nội dung cụ thể.

    - Nghiên cứu thực tế vận dụng phương pháp dạy học khám phá có

    hướng dẫn ở trường THPT tài.

    - Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của đề

    5. Phương pháp nghiên cứu


    Nghiên cứu lý luận: đọc và nghiên cứu các tài liệu viết về lí luận dạy học môn toán và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài để làm sáng tỏ về phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn.

    Phương pháp quan sát điều tra: tiến hành dự giờ, trao đổi, tham khảo ý kiến một số đồng nghiệp dạy giỏi toán, có kinh nghiệm, tìm hiểu thực tiễn giảng dạy bất đẳng thức ở một số trường phổ thông.

    Thực nghiệm sư phạm: thực nghiệm giảng dạy một số giáo án tại trường

    THPT Lạng Giang số 2 nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài.


    6. Cấu trúc luận văn


    Mở đầu


    Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn phương pháp dạy học khám phá

    có hướng dẫn


    Chương II: Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thức ở trường THPT

    Chương III: Thực nghiệm sư phạm
    Kết luận


    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU Trang


    1. Lý do chọn đề tài . 1


    2. Giả thuyết khoa học . 3


    3. Mục đích nghiên cứu . 3

    4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3


    5. Phương pháp nghiên cứu . 4


    6. Cấu trúc luận văn . 4


    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN . 6

    1.1. Dạy học bằng các hoạt động khám phá có hướng dẫn . 6

    1.1.1. Khái quát . 6

    1.1.2. Tổ chức các hoạt động học tập khám phá . 7

    1.1.3. Điều kiện thực hiện . 8

    1.2. Các hoạt động và hoạt động thành phần 9

    1.2.1. Khái quát . 9

    1.2.2. Phát hiện những hoạt động tương thích với nội dung . 12

    1.2.3. Phân tích các hoạt động thành các hoạt động thành phần . 13

    1.2.4. Lựa chọn hoạt động dựa vào mục đích . 14

    1.3. Các quy trình giải một bài toán theo bốn bước của Polya . 15

    1.4. Thực tiễn việc dạy học nội dung bất đẳng thức ở trường phổ thông . 20

    Kết luận chương 1 . 22
    Chương 2. VẬN DỤNG PHưƠNG PHÁP DẠY HỌC KHÁM PHÁ CÓ HưỚNG DẪN TRONG DẠY HỌC BẤT ĐẲNG THỨC Ở TRưỜNG THPT 23
    2.1. Khám phá vận dụng bất đẳng thức đã biết . 23

    2.2. Khám phá hàm số trong chứng minh bất đẳng thức 34

    2.3. Khám phá ẩn phụ trong chứng minh bất đẳng thức . 51

    2.4. Khám phá bất đẳng thức theo nhiều phương diện . 64

    2.5. Khám phá các sai lầm trong lời giải và sửa chữa 75

    Kết luận chương 2 . 84

    Chương 3. THỰC NGHIỆM Sư PHẠM 86

    3.1. Mục đích, tổ chức, nội dung thực nghiệm sư phạm . 86

    3.2.Các giáo án thực nghiệm sư phạm 87

    3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm 103

    Kết luận chương 3 . 105

    KẾT LUẬN 106


    Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...