Tiến Sĩ Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong môn Toán ở Tiểu học

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong môn Toán ở Tiểu học
    Định dạng file word


    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU
    1 Lí do chọn đề tài 1
    2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
    3 Đối tượng nghiên cứu 3
    4 Giả thuyết khoa học 3
    5 Phương pháp nghiên cứu 3
    6 Phạm vi nghiên cứu 4
    7 Những vấn đề đưa ra bảo vệ 4
    8 Những đóng góp mới của đề tài Luận án 4
    9 Cấu trúc Luận án 4
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
    1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
    1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 5
    1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 9
    1.2 Tổng quan về DHHT 12
    1.2.1 Quan niệm về DHHT 12
    1.2.2 Bản chất, đặc điểm, nguyên tắc, ý nghĩa của PPDHHT 16
    1.2.3 Cơ sở khoa học của DHHT 20
    1.2.4 DHHT tiếp cận về HĐDH 24
    1.2.5 Các mô hình DHHT 26
    1.2.6 Quy mô, phân loại nhóm học tập hợp tác 30
    1.2.7 Mối quan hệ giữa DHHT và các PPDH khác 32
    1.3 Một số vấn đề về QTDH Toán ở Tiểu học 36
    1.3.1 Đặc điểm tâm lí của HS Tiểu học 36
    1.3.2 Trò chơi học tập Toán ở Tiểu học 40
    1.3.3 Mục tiêu chung, kế hoạch và tinh thần cơ bản của nội dung chương trình Toán ở Tiểu học 42
    1.3.4 Định hướng đổi mới PPDH Toán ở Tiểu học 43
    1.4 Thực trạng vận dụng dạy học hợp tác trong môn Toán ở tiểu học 45
    1.4.1 Thực trạng sử dụng HTTC, PPDH môn Toán ở trường Tiểu học. 46
    1.4.2 Đánh giá nhận thức, thái độ của GV về DHHT, mức độ mà họ sử dụng 47
    1.4.3 Những thuận lợi, khó khăn của giáo viên khi tổ chức dạy học hợp tác . 52
    CHƯƠNG II: THỰC HIỆN DHHT TRONG MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC
    2.1 Những định hướng vận dụng DHHT trong môn Toán ở Tiểu học 59
    2.2 Các điều kiện để DHHT có hiệu quả 60
    2.2.1 Điều kiện đối với HS 60
    2.2.2 Điều kiện đối với GV 61
    2.2.3 Điều kiện cơ sở vật chất 62
    2.2.4 Môi trường học tập và các nhiệm vụ quản lí 62
    2.3 Các hướng thiết kế sư phạm để DHHT 62
    2.4 Quy trình tổ chức DHHT trong môn Toán ở Tiểu học 71
    2.4.1 Quy trình chuẩn bị 73
    2.4.2 Quy trình thực hiện 75
    2.4.3 Quy trình tổng kết, đánh giá 78
    2.5 Sử dụng quy trình thiết kế một số tình huống điển hình trong DH 79
    2.5.1 DH khái niệm Toán học 79
    2.5.2 DH quy tắc, phương pháp 84
    2.5.3 DH giải bài tập Toán học 90
    2.6 Một số biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng DHHT 96
    2.6.1 Bồi dưỡng một số kĩ năng trong DHHT cho GV và HS. 96
    2.6.2 Sử dụng các kĩ thuật DHHT trong môn Toán ở Tiểu học 98
    2.6.3 Sử dụng phối hợp các PPDH tích cực 106
    2.7 Đánh giá HS trong quá trình vận dụng DHHT của GV 113
    CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
    3.1 Mục đích và yêu cầu thực nghiệm 122
    3.2 Địa bàn thực nghiệm 122
    3.3 Kế hoạch thực nghiệm 122
    3.3.1 Thời gian thực nghiệm 122
    3.3.2 Đối tượng thực nghiệm 122
    3.3.3 Nội dung thực nghiệm 125
    3.4 Tổ chức thực nghiệm 126
    3.4.1 Tổ chức thực nghiệm vòng 1 126
    3.4.2 Tổ chức thực nghiệm vòng 2 129
    3.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm 132
    3.5.1 Các tiêu chí đánh giá 132
    3.5.2 Kết quả thực nghiệm qua các vòng 133
    3.5.3 Đánh giá chung kết quả thực nghiệm 142
    KẾT LUẬN
    4.1 Kết luận 144
    4.2 Khuyến nghị 145
    Các công trình của tác giả đã công bố 146
    Danh mục tài liệu tham khảo 147
    Phụ lục 155


    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Trước những yêu cầu mới của sự nghiệp phát triển giáo dục trong thời kì mới, đòi hỏi phải đặc biệt chú trọng đổi mới PPDH vì PPDH là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo.
    Định hướng đổi mới PPDH đã được thể chế trong Luật giáo dục: “PP giáo dục phải phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật giáo dục 2005, chương I, điều 5).
    Chỉ thị 40 - CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, trong đó nêu rõ nhiệm vụ đẩy mạnh việc đổi mới nội dung chương trình và PP giáo dục theo hướng hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và yêu cầu về đổi mới PP giáo dục là :” Đổi mới mạnh mẽ và cơ bản PP giáo dục nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng lí thuyết, ít thực hành, ít khuyến khích tư duy sáng tạo; bồi dưỡng năng lực thực hành sáng tạo cho người học”“ Tích cực áp dụng một cách sáng tạo các PP tiên tiến, hiện đại, . vào hoạt động dạy học”
    Thực hiện sự chỉ đạo đó của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua ngành giáo dục đã thực hiện đổi mới mạnh mẽ PPDH ở các cấp học, ngành học. Trong quá trình đổi mới về PPDH, nhiều nhà giáo dục đã đưa ra những cách tiếp cận khác nhau về HĐDH dựa trên sự kế thừa những thành tựu về lí luận dạy học ở trong nước, đồng thời tham khảo có chọn lọc những thành tựu về khoa học giáo dục ở một số nước có nền giáo dục phát triển.
    Bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI do UNESCO xác định là: “Học để biết - Học để làm - Học để tự khẳng định mình - Học để chung sống”, có ý nghĩa rất quan trọng trong sự thành công của mỗi cá nhân, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp cho toàn xã hội. Như vậy mục tiêu giáo dục của thế giới cho thấy rõ giáo dục không chỉ cung cấp kiến thức mà còn phải hình thành cho người học những kĩ năng, thái độ để họ có thể sống và làm việc trong xã hội luôn thay đổi sau khi hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
    Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột giáo dục của thế kỉ XXI. Cốt lõi của đổi mới giáo dục là đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, tăng cường kĩ năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Đổi mới PPDH là một việc làm đã và đang được toàn ngành giáo dục hưởng ứng và đã có một số kết quả đáng ghi nhận, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được hết nhu cầu đào tạo con người theo yêu cầu phát triển của xã hội hiện đại.
    DHHT là một trong những PPDH tích cực theo xu hướng DH không truyền thống, góp phần thực hiện định hướng đổi mới PPDH ở nước ta. Hợp tác giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên thành công trong mọi mặt hoạt động, phát triển một số năng lực của con người đáp ứng những thách thức của cuộc sống, trong đó có năng lực tương tác, hòa đồng với nhiều nhóm xã hội. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam chính thức tham gia Chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA) và đang triển khai dự án mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) thì DHHT càng phát huy thế mạnh trong việc đáp ứng cho HS tiêu chuẩn các nhóm năng lực nhằm hội nhập theo thang đánh giá quốc tế này. Đối với HS Tiểu học, do đặc điểm tâm lí lứa tuổi và hình thức tư duy đặc thù, nhu cầu hợp tác của HS được đặt ra một cách tự nhiên. Hơn nữa, do đặc điểm riêng, môn Toán có tiềm năng thuận lợi trong việc tạo cho HS học qua làm việc, xử lí tình huống nhờ hợp tác nhóm. Bởi lẽ đó, việc vận dụng DHHT đặc biệt có ý nghĩa trong việc hướng đích mục tiêu kết nối tích hợp giữa con người với con người trong giáo dục.
    Vấn đề sử dụng PPDHHT ở trường phổ thông đã được một số tác giả trong và ngoài nước quan tâm và tiếp cận trên một vài phương diện: Nghiên cứu một số khái niệm cơ bản về DHHT, cách thức tổ chức, thiết kế, . giờ học DH thông qua hoạt động hợp tác. Các nghiên cứu này được thực hiện chủ yếu áp dụng cho việc giảng dạy ở bậc Đại học hay dạy học một số môn học ở cấp THPT, THCS. Ở cấp Tiểu học nói chung và môn Toán ở Tiểu học nói riêng chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề vận dụng DHHT một cách cụ thể, có hệ thống. Vì những lí do trên chúng tôi chọn Vận dụng dạy học hợp tác trong môn Toán ở Tiểu họclàm đề tài nghiên cứu.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục đích: Nghiên cứu lí luận DHHT để vận dụng trong DH môn Toán ở Tiểu học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
    Nhiệm vụ: Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, đề tài có các nhiệm vụ sau:
    - Nghiên cứu cơ sở lí luận về DHHT.
    - Tìm hiểu thực trạng DH môn Toán ở Tiểu học theo DHHT.
    - Đề xuất quy trình vận dụng DHHT và một số biện pháp hỗ trợ trong DH môn Toán ở Tiểu học
    - Tổ chức thực nghiệm DHHT và đánh giá kết quả thực nghiệm.
    3. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình DHHT trong môn Toán ở trường Tiểu học.
    4. Giả thuyết khoa học
    Từ việc nghiên cứu lí luận dạy học theo DHHT, nếu đề xuất được quy trình và một số biện pháp hỗ trợ để vận dụng PPDHHT trong QTDH Toán ở Tiểu học thì có thể giúp GV nâng cao hiệu quả DH.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu về PPDH môn Toán trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài Luận án.
    - Điều tra - khảo sát: Tiến hành điều tra thực trạng vận dụng DHHT trong môn Toán ở Tiểu học nhằm làm rõ cơ sở thực tiễn của đề tài.
    - Quan sát: Thực hiện quan sát trong khi tiến hành dự giờ nhằm bổ sung cho lí luận và điều chỉnh quy trình, biện pháp hỗ trợ DHHT trong môn Toán ở Tiểu học.
    - Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm DHHT trong môn Toán ở Tiểu học nhằm khẳng định tính khả thi và hiệu quả của đề tài Luận án.
    6. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nội dung DH môn Toán ở trường Tiểu học của Việt Nam.
    7. Những vấn đề đưa ra bảo vệ
    - DHHT đạt được mục tiêu kép đó là vừa đạt mục tiêu trang bị tri thức, vừa rèn luyện một số kĩ năng của môn học và kĩ năng hợp tác trong học tập.
    - Quan điểm vận dụng DHHT trong môn Toán ở Tiểu học là phù hợp và có thể triển khai theo quy trình thiết kế và những biện pháp hỗ trợ đã đề xuất trong Luận án.
    8. Những đóng góp mới của đề tài
    Về mặt lí luận: Hệ thống hóa cơ sở lí luận về DHHT; làm rõ cơ sở Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm của HS Tiểu học từ đó đưa ra định hướng đúng đắn vận dụng DHHT trong môn Toán ở Tiểu học.
    Về mặt thực tiễn: Đề xuất quy trình tổ chức DHHT và một số biện pháp hỗ trợ khi tiến hành vận dụng DHHT trong môn Toán ở Tiểu học; Tổ chức một số giờ DHHT cho những tình huống dạy học điển hình trong môn Toán trên quan điểm định hướng đổi mới PPDH Toán ở Tiểu học.
    9. Cấu trúc của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của Luận án gồm 3 chương.
    Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
    Chương 2: Thực hiện DHHT trong môn Toán ở Tiểu học
    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
    1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
    Học hợp tác là quan điểm học tập rất phổ biến ở các nước có nền giáo dục phát triển và nó đem lại hiệu quả giáo dục không thể phủ nhận. DHHT không phải là vấn đề mới đối với một số nền giáo dục nước ngoài. Các nhà nghiên cứu giáo dục đã đề cập đến vấn đề này trong nhiều công trình. Đã có những thời kì học hợp tác được ủng hộ mạnh mẽ và được áp dụng rộng rãi nhằm thúc đẩy các mục đích giáo dục trong các thời kỳ đó.
    Năm 1878, hai nhà giáo dục người Anh là Ben và Lancanxto đã tiến hành hình thức dạy kèm cặp. Hình thức này gọi là "hệ thống kèm cặp". Những HS lớn tuổi có kinh nghiệm được GV dạy trước và họ sẽ thay mặt GV kèm cặp cho nhiều HS khác cùng lớp. GV ngồi ở vị trí khác chỉ đạo việc dạy kèm cặp của các HS lớn này.
    Đóng góp đối với sự nghiệp phát triển giáo dục của Georg Michael Kerschensteiner (1854-1932), giáo sư người Đức chuyên nghiên cứu về lí luận giáo dục, giám đốc của các trường học công lập ở Munich từ 1895 đến năm 1919, là ông đã đưa nguyên tắc của “nhà trường tích cực” vào giảng dạy ở trường Trung học và Tiểu học. Ông cho rằng, GV có thể thông qua hình thức học tập tự quản theo nhóm để phát triển tính cách của HS. Theo ông, hoạt động chung trong nhóm không chỉ khơi dậy tinh thần trách nhiệm, ý thức của HS mà còn loại bỏ những động cơ ích kỉ. Tuy nhiên, Kerschensteiner lưu ý, nếu sử dụng không tốt hình thức dạy học này vẫn có thể dẫn tới một loạt ích kỉ đặc biệt - đó là ích kỉ cộng đồng. Ganh đua với động cơ không tốt có thể tạo nên thói ích kỉ của HS.
    Có thể khẳng định, Roger Cousinet (1881 – 1973) là người có công lớn trong việc giúp hình thức DHHT phát triển. Ông là một GV và là nhà tiên phong trong hệ thống giáo dục tiến bộ ở Pháp. Ông được tổ chức giáo dục thế giới bình chọn là một trong 100 nhà giáo dục nổi tiếng nhất. Ông đã xuất bản


    TÀI LIỆU THAM KHẢO[TABLE="width: 612"]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"] Tiếng Việt
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.
    [/TD]
    [TD]Hoàng Ngọc Anh (2002), “Thử nghiệm dạy học theo cách chia nhóm ở đại học”, Tạp chí Giáo dục, số 36.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.
    [/TD]
    [TD]Nguyễn Ngọc Bảo, Phát huy tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1993-1996.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.
    [/TD]
    [TD]Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức (2000), Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, Nxb Giáo dục.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.
    [/TD]
    [TD]Hoàng Hòa Bình, Nguyễn Minh Thuyết (2012), Phương pháp dạy học Tiếng Việt nhìn từ Tiểu học, Nxb Giáo dục.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5.
    [/TD]
    [TD]Nguyễn Thanh Bình, (1997). Cải tiến tổ chức hoạt động giáo dục trong trường trung học cơ sở theo phương thức hợp tác, Đề tài mã số B96-49-14
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6.
    [/TD]
    [TD]Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học, Nxb Giáo dục
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]7.
    [/TD]
    [TD]Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Chương trình tiểu học, Nxb Giáo dục.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]8.
    [/TD]
    [TD]Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Phương pháp dạy học các môn học, Nxb Giáo dục.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]9.
    [/TD]
    [TD]Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Hướng dẫn chung về điều chỉnh nội dung dạy học các môn học.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]10.
    [/TD]
    [TD]Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình Mác-Lênin, Nxb Giáo dục.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]11.
    [/TD]
    [TD]Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Hướng dẫn học Toán 2, 3 (tập 1A), Nxb Hà Nội
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]12.
    [/TD]
    [TD]V.M. Bra-Đi-Xơ, V.L. Min-Kôp-Ski, A.K Khac-Xê-Va (1972), Những sai lầm trong các lí luận Toán học, Nxb Giáo dục
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]13.
    [/TD]
    [TD]Chỉ thị 14/2001/CT- TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện nghị quyết số 40/2000/QH10
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]14.
    [/TD]
    [TD]Chỉ thị 40- CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]15.
    [/TD]
    [TD]Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]16.
    [/TD]
    [TD]Nguyễn Hữu Châu, Vũ Quốc Chung, Vũ Thị Sơn (2005), Phương pháp phương tiện, kỹ thuật và hình thức tổ chức dạy học trong nhà trường, Nxb ĐHSP Hà Nội.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]17.
    [/TD]
    [TD]Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Văn Cường, Trần Bá Hoành, Nguyễn Bá Kim, Lâm Quang Thiệp (2007), Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên THCS, Nxb ĐHSP Hà Nội.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]18.
    [/TD]
    [TD]Nguyễn Văn Cường (1997), Dạy học Project hay dạy học theo dự án, ĐHQG Hà Nội, Thông báo khoa học, số 3, tr.35-38.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]19.
    [/TD]
    [TD]Dự án Việt – Bỉ (2009), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, Hà Nội.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]20.
    [/TD]
    [TD]Dự án Việt - Bỉ (2008), Học theo góc, theo hợp đồng, theo dự án, Tập huấn đồng đẳng về ba phương pháp dạy học, Nghệ An.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]21.
    [/TD]
    [TD]Dự án Việt - Bỉ (2009), Đánh giá kết quả học tập của học sinh, Nghệ An.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]22.
    [/TD]
    [TD]Ngô Thị Thu Dung, (2003). “Một số vấn đề lí luận về kĩ năng học theo nhóm của học sinh, Tạp chí Giáo dục, số chuyên đề, tr. 9-11.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]23.
    [/TD]
    [TD]Ngô Thị Thu Dung (2001), Mô hình tổ chức theo nhóm trong giờ học trên lớp, Tạp chí Giáo dục, số 3, tr 21-23.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]24.
    [/TD]
    [TD]Đảng cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành trung ương khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]25.
    [/TD]
    [TD]Phạm Văn Đồng (1994), Phương pháp dạy học và phát huy tính tích cực. Một phương pháp vô cùng quý báu, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 12, tr 1-2.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]26.
    [/TD]
    [TD]Nguyễn Văn Giang (2008), Tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh bằng hình thức dạy học theo nhóm trong dạy học vật lí, Tạp chí Giáo dục, số 196, tr 51-53.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]27.
    [/TD]
    [TD]Georges Chaparpak (1999), Bàn tay nặn bột - khoa học ở trường tiểu học. Nxb Giáo dục.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]28.
    [/TD]
    [TD]Geoffrey Petty (2002), Dạy học ngày nay, Dự án Việt-Bỉ
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]29.
    [/TD]
    [TD]Gmy Palmade (1999), Các phương pháp sư phạm, Nxb Thế giới
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]30.
    [/TD]
    [TD]Trần Thị Bích Hà (2006), Một số trao đổi về học hợp tác ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục, số 146, tr 20-21.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]31.
    [/TD]
    [TD]Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục phát triển con người phục vụ phát triển xã hội - kinh tế. Nxb Khoa học xã hội.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]32.
    [/TD]
    [TD]Nguyễn Kế Hào - Nguyễn Hữu Dũng (1995), Hoạt động dạy học và năng lực sư phạm. Vụ giáo viên.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]33.
    [/TD]
    [TD]Nguyễn Văn Hiền (2003), Phương pháp nhóm chuyên gia, Tạp chí Giáo dục, số 56.
    [/TD]
    [/TR]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...