Tiểu Luận Vận dụng phương pháp đàm thoại trong giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường THPT

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    AaĐẶT VẤN ĐỀ:

    1. Lời mở đầu:

    Mối quan hệ trong quá trình dạy học đó là một nghệ thuật “ cho” và “nhận”, truyền thụ và lĩnh hội. Vì thế câu hỏi lớn cần đặt ra ở đây là: Người “cho” truyền thụ như thế nào, bằng cách nào để người “nhận” có thể lĩnh hội với tất cả lòng say mê, tính tự giác, chủ động tích cực và có hiệu quả. Để đạt được điều đó đòi hỏi giáo viên- người truyền thụ phải có sự suy nghĩ, tìm tòi, vận dụng được các phương pháp phù hợp với nội dung, đặc thù của từng bài học. Tôi thiết nghĩ rằng: Người giáo viên lên lớp cũng giống như người nghệ sĩ khi lên sân khấu để cuốn hút được khán giả thì ngoài năng khiếu ra còn đòi hỏi cả một nghệ thuật. Người giáo viên cũng vậy, để giờ giảng của mình thực sự sinh động và học sinh có thể tiếp thu bài một cách có hiệu quả thì ngoài những tri thức vốn có của mình một yếu tố không thể thiếu được là năng lực sư phạm- hay nói cách khác là phương pháp, kĩ năng truyền thụ. Theo phương châm của giáo dục đào tạo hiện nay “ lấy học sinh làm vị trí trung tâm trong các giờ học”, học sinh phải là chủ thể tích cực thì việc lựa chọn phương pháp phù hợp bài giảng, phát huy được tính chủ động, tích cưc, sáng tạo của học sinh đây là một vấn đề không đơn giản.

    2. Tính cấp thiết của đề tài:

    Từ sự tác động của tình hình thực tiễn hiện nay đối với công tác giáo dục nói chung và đối với các trường THPT nói riêng, thì một tư tưởng đã “ ăn sâu bám rễ” vào nhận thức của học sinh đó là: môn Giáo dục công dân là môn phụ ( vì không phải môn thi tốt nghiệp cũng không phải là môn thi Đại học) nên đã tác động đến tâm lí, ý thức của các em: “ học cũng chẳng để làm gì, không cần thiết phải học môn Giáo dục công dân”.Mặc dù đó là môn học giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, giáo dục đạo đức, ý thức tuân thủ pháp luật và lí tưởng cách mạng. Chính vì vậy mà trong các giờ học thầy cứ say sưa giảng bài còn học sinh đón nhận với một thái độ thờ ơ lạnh nhạt, thầy dạy rất nhiều nhưng học sinh tiếp nhận không được bao nhiêu. Từ thực trạng đó đã tác động đến tâm lí giáo viên đó là làm cho giáo viên cảm thấy mất hứng thú, dẫn đến chán nản không thiết tha với môn dạy của mình vì vậy đã ít đầu tư, ít sáng tạo trong quá trình soạn, giảng để khai thác kiến thức trong các bài dạy. Cho nên hiệu quả của các giờ lên lớp chưa cao.

    Mặt khác, khi vận dụng phương pháp thuyết trình, phương pháp nêu vấn đề vào giảng dạy còn bộc lộ một số hạn chế nhất định: Phương pháp thuyết trình là phương pháp mà giáo viên bằng lời lẽ của mình truyền tải kiến thức đến học sinh, học sinh lĩnh hội tri thức một cách thụ động nên trong các giờ học đã xảy ra tình trạng: đọc- chép, đến nhìn- chép, rồi sang nghe- chép. Dẫn đến chất lượng các giờ học kém.

    Khi vận dụng phương pháp nêu vấn đề do vốn hiểu biết của học sinh còn rất hạn chế mà kiến thức của bộ môn lại rất trừu tượng nên nhiều khi giáo viên phát vấn học sinh không trả lời được, xảy ra tình trạng thầy hỏi xong lại tự trả lời dẫn đến các giờ học trở nên tẻ nhạt, nhàm chán.

    Với vận dụng phương pháp đàm thoại thì việc truyền thụ và lĩnh hội tri thức mới của giáo viên và học sinh thông qua hệ thống câu trả lời những yêu cầu, gợi ý do giáo viên nêu ra. Trên cơ sở những tri thức đã được lĩnh hội học sinh lại nêu lên những câu hỏi để giáo viên giải đáp những vấn đề mà học sinh còn vướng mắc. Từ đó làm cho các giờ học trở nên sôi nổi hơn, kích thích được sự ham mê, hứng thú học tập của học sinh. Phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh trong giờ học. Đặc biệt là giúp học sinh trả lời tốt các câu hỏi trắc nghiệm trong các giờ kiểm tra.

    Từ kinh nghiệm sau các giờ lên lớp cho thấy để nâng cao hiệu quả trong các giờ học môn Giáo dục công dân, để phát huy được tư duy sáng tạo kích thích được tính chủ động, tích cực của học sinh và để thực hiện được mục đích “ lấy học sinh làm vị trí trung tâm trong giờ học” tôi chọn đề tài: “ Vận dụng phương pháp đàm thoại trong giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường THPT”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...