Chuyên Đề Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình xuất khẩu gạo qua một số năm từ 2000-2003

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục​ A. Lời mở đầu. 1
    B Nội dung. 2
    Chương I: Một số lý luận chung về phương pháp chỉ số. 2
    1. Lý thuyết cơ bản của chỉ số. 2
    1.1 Khái niệm 2
    1.2 Phân loại 2
    1.2.1 Dựa vào nội dung chỉ số phản ánh. 2
    1.2.2 Dựa vào phạm vi tính toán. 3
    1.2.3 Dựa vào tính chất của chỉ tiêu mà chỉ số phản ánh. 3
    1.3. Tác dụng. 3
    2. Phương pháp chỉ số. 4
    2.1.2 Chỉ số tổng hợp. 5
    2.1.2.1 Chỉ số tổng hợp giá cả. 5
    2.1.2.2 Chỉ số tổng hợp lượng hàng hoá tiêu thụ. 7
    2.2 Chỉ số không gian. 8
    2.2.1 Chỉ số đơn. 8
    2.2.2 Chỉ số tổng hợp về giá cả. 9
    2.3 Chỉ số dựa vào chỉ tiêu chỉ số phản ánh. 9
    2.3.1 Chỉ số kế hoạch về giá thành. 9
    2.3.1.1 Chỉ số đơn. 9
    2.3.1.2 Chỉ số tổng hợp. 9
    2.3.2 Chỉ số kế hoạch khối lượng sản phẩm 10
    2.3.2.1 Chỉ số đơn. 10
    2.3.2.2.Chỉ số tổng hợp. 10
    2.4 Hệ thống chỉ số. 11
    2.4.1 Khái niệm về căn cứ xây dựng hệ thống chỉ số. 11
    2.4.1.1 Khái niệm 11
    2.4.1.2 Căn cứ xây dựng hệ thống chỉ số. 11
    2.4.2 Hệ thống chỉ số tổng hợp. 11
    2.4.2.1 Phương pháp liên hoàn. 11
    2.4.2.2 Phương pháp ảnh hưởng biến động riêng biệt 13
    2.4.3 Hệ thống chỉ số trung bình. 14
    2.4.4. Vận dụng linh hoạt hệ thống chỉ số trong phân tích thống kê. 15
    Chương II: vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình xuất khẩu gạo qua một số năm từ 2000- 2003 19
    1. Vai trò và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. 19
    1.1 Vai trò của sản xuất nông nghiệp. 19
    1.2 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ở nước ta. 21
    2. Vận dụng phương pháp chỉ chỏ để phân tích tình hình xuất khẩu gạo qua một số năm từ 2000-2003. 22
    3. Nhận xét đánh giá chung và biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá nông sản. 24
    C. Kết luận. 27
    [TABLE]
    [TR]
    [TD="width: 52, bgcolor: white"] [TABLE]
    [TR]
    [TD]

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    A. Lời mở đầu ​ Trong hoạt động quản lý kinh tế xã hội của bất cứ cá nhân tổ chức hay của cả quốc gia việc nắm bắt xu thế phát triển của hiện tượng cũng như dao động chu kỳ của hiện tượng đó quy luật phân phối của tổng thể chứa đựng hiện tượng, mối quan hệ giữa các hiện tượng có vai trò quyết định đến hoạt động đó. Hiện tượng xã hội cũng như hiện tượng tự nhiên có hai mặt chất và lượng không tách rời nhau. Mặt chất giúp ta phân biệt hiện tượng này với hiện tượng khác đồng thời bộc lộ những khía cạnh sâu kín của hiện tượng, nhưng chất lại biểu hiện qua lượng với những cách xử lý mặt lượng một cách khoa học các phép phân tích thống kê cho phép xử lý mối quan hệ đó để bản thân hiện tượng dần dần được bộc lộ qua tính quy luật của thống kê. Đó là cơ sở lý luận vậy còn ứng dụng trên thực tiễn thì như thế nào? Xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là xuất khẩu gạo, một lợi thế so sánh của Việt Nam so với các nước khác, hiện tượng này có sự biến động quy luật hay không và nếu có thì nó sẽ biến động như thế nào trong lúc mà tình hình thế giới ngày càng có sự thay đổi. Toàn cầu hoá, tự do thương mại có lẽ cần có một phương pháp hợp lý để phát hiện ra điều này và ứng dụng được nó vào hoạt động quản lý. Chính vì thế với công cụ của thống kê mà cụ thể là bằng phương pháp chỉ số em sẽ phân tích tình hình xuất khẩu gạo qua số liệu một năm từ 2000-2003. Em xin được đặt tên của đề tài là “Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình xuất khẩu gạo qua một số năm từ 2000-2003”. Bài viết của em sẽ không tránh khỏi những thiếu xót em mong thầy đánh giá và sửa chữa cho em. Em xin cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Phạm Đại Đồng đã hướng dẫn em thực hiện đề tài này.
    B Nội dung Chương I: Một số lý luận chung về phương pháp chỉ số 1. Lý thuyết cơ bản của chỉ số 1.1 Khái niệm * Theo nghĩa rộng: là một số tương đối (lần hoặc %) tính được bằng cách đem so sánh 2 mức độ của cùng hiện tượng. VD: giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương A năm 2002 so 2001 bằng 114,92% (hoặc 1,1492 lần). Giá một số mặt hàng chủ yếu tháng 9 năm 2003 của địa phương A so địa phương B bằng 98,4% (hoặc 0,984 lần). * Theo nghĩa hẹp: chỉ số là một số tương đối (lần hoặc %) biểu hiện sự biến động của hiện tượng phức tạp. Đó là hiện tượng gồm nhiều đơn vị (phần tử, hoạt động) cá biệt gồm các nhân tố tác động. Các phần tử, đơn vị khác nhau về đặc điểm tính chất ví dụ: lượng hàng hoá tiêu thụ gồm nhiều hàng hoá. Một số đặc điểm cơ bản đó là: khi so sánh phải chuyển đơn vị hiện tượng phần tử khác nhau về dạng giống nhau để có thể cộng chúng lại với nhau như: lượng hàng hoá khác nhau x giá bán đơn vị = doanh thu. Ngoài ra để nghiên cứu sự biến động của nhân tố nào đó thì các nhân tố còn lại được giả định là không biến động. 1.2 Phân loại 1.2.1 Dựa vào nội dung chỉ số phản ánh - Chỉ số phát triển: chỉ số nêu lên sự biến động của hiện tượng qua thời gian, khi so sánh 2 mức độ trị số hiện tượng qua thời gian ví dụ: GDP của Việt Nam năm 2003 so với năm 2002 bằng 107,21%. Chỉ số không gian: Là chỉ số nêu lên sự biến động của hiện tượng qua không gian đó là sự so sánh trị số của cùng hiện tượng tại thời điểm nhất định nhưng ở không gian khác nhau. Ví dụ: tiêu dùng cuối cùng so với GDP của Việt Nam so với Campuchia năm 2002 là bằng 81,001% chỉ số kế hoạch chỉ số nhiệm vụ kế hoạch, chỉ số hoàn thành kế hoạch ví dụ: Diện tích gieo trồng vụ hè thu 2003 thực tế so với diện tích gieo trồng kế hoạch của địa phương A bằng 104,6% (hoặc 1,046 lần). 1.2.2 Dựa vào phạm vi tính toán - Chỉ số đơn (chỉ số cá thể) chỉ số phản ánh sự biến động của từng đơn vị. Các chỉ số đơn có công dụng lớn trong việc phản ánh sự thay đổi các hiện tượng đơn giản đồng chất và hỗ trợ cho việc tính các chỉ số tổng hợp khi tính các chỉ số này khó khăn. Chỉ số tổng hợp: chỉ số phản ánh sự biến đổi chung của nhiều đơn vị phần tử. Khắc phục hạn chế của chỉ số đơn chỉ dừng lại ở việc so sánh từng đơn vị chỉ số tổng hợp cho phép so sánh tập hợp nhiều đơn vị của hiện tượng. 1.2.3 Dựa vào tính chất của chỉ tiêu mà chỉ số phản ánh Chỉ tiêu chất lượng: phản ánh sự biến động của chỉ tiêu chất lượng nào đó. VD: chỉ tiêu giá trị sản xuất GO của một ngành địa phương chỉ tiêu này áp dụng được mọi hiện tượng. Thông qua việc chuyển các đơn vị hiện tượng khác nhau về dạng giống nhau đó là chất đặc trưng. Chỉ tiêu khối lượng phản ánh sự biến động của chỉ tiêu khối lượng nào đó. chỉ tiêu này chỉ áp dụng với một số chỉ tiêu bình thường ví dụ chi tiêu khối lượng sản phẩm 1.3. Tác dụng Dùng chỉ số để nêu lên sự biến động của hiện tượng qua thời gian và không gia. Tuỳ mục đích nghiên cứu ta có sự so sánh trị số qua thời gian hoặc không gian của hiện tượng tương ứng ta sẽ thấy được sự biến động qua thời gian và trong không gian hiện tượng. Dùng chỉ số để phân tích ảnh hưởng biến động của nhân tố với sự biến động của hiện tượng. Một hiện tượng luôn được liên hệ bởi nhiều nhân tố, phương pháp chỉ số cho phép phân tích ảnh hưởng của nhân tố tới sự biến động của hiện tượng ví dụ: khối lượng sản phẩm phụ thuộc vào năng suất lao động, biến động về năng suất lao động cũng như số lượng lao động làm cho khối lượng sản phẩm như thế nào, doanh thu phụ thuộc giá bán đơn vị và lượng hàng hoá tiêu thụ. Dùng chỉ số nêu lên nhiệm vụ kế hoạch và tình hình kế hoạch thông qua số tương đối (lần hoặc %) sẽ xây dựng và đánh giá tình hình thực tế kế hoạch của một ngành sản xuất. 2. Phương pháp chỉ số Tương ứng với sự phân loại chỉ số ở trên bài viết của em sẽ trình bầy theo từng loại tuy nhiên đối với chỉ số dựa vào nội dung chỉ số phản ánh và phạm vi tính toán chúng có thể trình bầy kết hợp được cho nên em sẽ trình bầy theo hướng này. 2.1 Chỉ số phát triển 2.1.2 Chỉ số đơn So sánh trị số của hiện tượng nào đó ở thời kỳ nghiên cứu với một thời kỳ gốc ta dùng chỉ số đơn công thức:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...