Tiểu Luận Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa mác – lê nin trong công tác g

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU




    Quá trình dạy học là một biến thể của quá trình nhận thức diễn ra trong các điều kiện đặc thù, nó là cơ sở tạo nên một khoa học mới thuộc về phạm trù nhận thức, đó là khoa học giáo dục. Lý luận dạy học là lĩnh vực giáo dục học nghiên cứu các quy luật của quá trình dạy học .
    Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn có ý nghĩa rất lớn về mặt phương pháp luận cho mỗi một giáo viên để áp dụng vào công tác giảng dạy.
    Nghiên cứu các vấn đề thuộc về lý luận, từ đó soi sáng vào thực tế công tác của mình là phương pháp và cũng là nội dung của bản tiểu luận này, Do trình độ có hạn nên khó tránh khỏi những hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô và các bạn .


    MỐI QUAN HỆ GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN




    Phạm trù thực tiễn:
    Caùc nhaø duy vaät tröôùc Maùc ña coù coâng lao lôùn trong vieäc phaùt trieån theá giôùi quan duy vaät vaø ñaáu tranh choáng chuû nghóa duy taâm, toân giaùo vaø thuyeát khoâng theå bieát. Tuy nhieân, lyù luaän cuûa hoï coøn nhieàu khuyeát ñieåm, maø trong ñoù khuyeát ñieåm lôùn nhaát laø khoâng thaáy ñöôïc hoaït ñoäng coù tính chaát lịch söû – xa hoäi ñoái vôùi nhaän thöùc, do ñoù chuû nghóa duy vaät cuûa hoï manh tính tröïc quan. Maùc chæ ro : “Khuyeát ñieåm chuû yeáu, töø tröôùc cho ñeán nay cuûa moïi chuû nghóa duy vaät (keå caû chuû nghóa duy vaät cuûa Feuerbach) laø khoâng thaáy döôïcvai troø cuûa thöïc tien”.
    Phơbách, nhà triết học duy vật lớn nhất trước Mác, tuy có đề cập tới thực tiễn, song ông không thấy được thực tiễn như là một hoạt đông vật chất cảm tính, có tính năng động của con người. Do đó, ông coi thường hoạt động thực tiễn, xem tực tiễn là cái gì đó có tính chất con buôn, bẩn thỉu , ông không hiểu được vai trò của thực tiễn . Ong không hiểu dược vai trò, ý nghĩacủa thực tiển đối với việc nhận thức và cải tạo thế giới. Đối với ông chỉ có hoạt động lý luận mới là quan trọng và mới là hoạt động đích thực của con người .
    Các nhà duy tâm tuy đã thấy được mặt năng động, sáng tạo trong hoạt động của con người nhưng lại phát triển lên một cách trừu tượng, thái quá. Vì vậy, chủ nghĩa duy tâm cũng chỉ hiểu thực tiễn như là hoạt động tinh thần chứ không hiểu nó như là một hoạt động hiện thực, hoạt độngvật chất cảm tính của con người . Khi đề cập đến “ý niệm thực tiễn”, Heghen, nhà triết học duy tâm lớn nhất trước Mác đã có tư tưởng hợp lý sâu sắc là : bằng thực tiễn, chủ thể tự “nhân đôi” mình, đối tượng hoá bản thân mình trong quan hệ với thế giới bên ngoài. Song do quan điểm duy tâm nên ông chỉ giới hạn thực tiễn ở ý niệm, ở hoạt động tư tưởng. Đối với Hêghen, thục tiễn là một “ logic” .
    Quan niệm của Mac và Angel về thực tiễn và vai trò của nó đối với nhận thức cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người
    Kế thừa những yếu tố hợp lý và khắc phục những thiếu sót trong quan điểm của các nhà triết học trức mình về thực tiễn, Mác và Angghen đã đem lại một quan niệm đúng đắn, khoa học về thực tiễn và vai trò củ nó đối với nhận
    thức cũng như sự tồn tại và phát triển của của xã hội loài người . Các ông không những tham gia trực tiếp vào hoạt động thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản mà còn dựa trên thực tiễn xã hội để khái quát, phát triển lý luận cách mạng. Nhờ đó, làm cho lý luận gắn bó chặt chẽ với thực tiễn, trở thành vũ khí nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Với việc đưa ra phạm trù thực tiễn và lý luận của mình, Mác và Angghen đã thực hiện một bước chuyển biến cách mạng trong lý luận nói chung và lý luận nhận thức nói riêng. Lênin nhận xét rằng : “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức” .




    Vậy Thực tiễn là gì ?
    Thực tiễn là những hoạt động vật chất “cảm tính”, có mục đích, có tính lịch sử xã hội của con người, nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội .
    Thực tiễn không phải bao gồm toàn bộ hoạt động của con người, mà chỉ là những hoạt động vật chất (để phân biệt với hoạt động tinh thần, hoạt động lý luận), hay nói theo thuật ngữ của Mác là hoạt động cảm tính của con người. Trong hoạt động thực tiễn, con người phải sử dụng các phương tiện, công cụ vật chất , sức mạmh vật chất của mình tác động vào tự nhiên, xã hội để cải tạo, biến đổi chúng phù hợp vớ nhu cầu của mình. Bằng hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi bản thân sự vật trong hiện thực, từ đó làm cơ sở để biến đổi hình ảnh của sự vật trong nhân thức. Do đó, hoạt động thực tiễn la hoạt động có tính năng động, sánh tạo, là hoạt động đối tượng hóa, là quá trình chuyển hóa cái tinh thần thành cái vật chất. Hoạt động thực tiễn là quá trình tương tác giữa chủ thể và khách thể, trong đó chủ thể hướng vào việc cải tạo khách thể; trên cơ sở đó nhận thức khách thể. Vì vậy, thực tiễn trở thành khâu trung gian nối liền ý thức con người với thế giới bên ngoài .
    Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người, là hoạt động đặc trưng cho con người. Nếu động vật chỉ hoạt động theo bản năng, nhằm thích nghi một cách thụ động với thế giới bên ngoài, thì con người nhờ vào thực tiễn
    – như là một hoạt động có ý thức, có mục đích của mình mà cải tạo thế giới để thoả mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách có chủ động, tích cực với thế giới và để làm chủ thế giới. Con người không thể thỏa mãn với những gì mà tự
    nhiên cung cấp cho mình dưới dạng có sẵn. Con người phải tiến hành lao động sản xuất để làm ra của cài vật chất để nuôi sống mình . Để lao động và lao động có hiệu quả, con người phải biết chế tạo ra công cụ và sử dụng công cụ lao động. Bằng hoạt động thực tiễn , trức hết là lao động sản xuất, con người tạo nên những vật phẩm vốn không có sẵn trong thiên nhiên. Không có hoạt động đó, con người và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển được. Vì vậy, có thể nói rằng. thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội, là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con người với thế giới .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...