Tiểu Luận Vận dụng nguyên tắc liên môn khi dạy học Lịch Sử lớp 12, THPT, chương trình chuẩn

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển kinh tế- xã hội của khu vực và toàn cầu, đã đặt ra những yêu cầu mới trong việc giáo dục – đào tạo thế hệ trẻ. Đó là đòi hỏi thể hệ trẻ có những năng lực phù hợp với tiêu chuẩn mà UNESCO nêu ra: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình”. Trước yêu cầu đó, bộ môn Lịch sử với nhiệm vụ đặc trưng của mình đã tạo ra những năng lực chủ yếu nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục và phát triển con người trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Để thực hiện tốt mục tiêu của bộ môn, chúng ta cần phải tuân theo những nguyên tắc của lí luận dạy học. Đó là những quan điểm cơ bản chỉ đạo mọi hoạt động của giáo viên và học sinh. Trong quá trình dạy học, có rất nhiều nguyên tắc cơ bản như: nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức, nguyên tắc trực quan Trong đó nguyên tắc liên môn là một nguyên tắc quan trọng, mang lại nhiều hiệu quả. Do đặc trưng của Lịch sử là phản ánh toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội loài người từ kinh tế, đến chính trị, văn hóa xã hội. Nên kiến thức lịch sử có mối liên quan tới tri thức của các bộ môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Mặt khác, ngày nay dưới sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, thông tin liên lạc đã làm cho các khoa học khác nhau có mối liên hệ chặt chẽ. Chính vì vậy, việc vận dụng tri thức của các bộ môn khác trong quá trình giảng dạy Lịch sử sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bài học. Ngoài ra, thực tế dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay vẫn phân biệt môn chính, môn phụ, giữa những môn tự nhiên và môn xã hội, coi lịch sử là môn phụ. Trước tình hình đó, việc việc vận dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học là một điều cần thiết nhằm giúp học sinh nhận thức được rằng các môn học trong trường phổ thông có mối liên hệ mật thiết với nhau, môn nào cũng có vai trò của mình, từ đó cởi bỏ tâm lí coi nhẹ môn lịch sử. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nguyên tắc dạy học liên môn trong dạy học nói chung và trong dạy học lịch sử nói riêng là vấn đề được nhiều nhà giáo dục trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu: 2.1. Tài liệu nước ngoài Trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?” (NXB Giáo dục-Hà Nội, 1973), N.G. Đairi đã nhấn mạnh: “Phải sử dụng không ngừng và có hệ thống tất cả mọi nguồn tư liệu muôn hình muôn vẻ”[12-76]. Cuốn “Phương pháp và kĩ thuật lên lớp ở trường phổ thông” (tập 1,NXB Giáo dục, 1975) của tác giả N.M.Iacoplep cũng đề cập đến mối liên hệ giữa các bộ môn “hệ thống công tác liên hệ hữu cơ giữa các giáo viên các bộ môn khác nhau- tức là mối liên hệ giữa các bộ môn” [14-35] có vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy. Tác giả M.Alechxeep trong cuốn “Phát triển tư duy của học sinh” (NXB Giáo dục- Hà Nội, 1976) cho rằng: “Việc sử dụng rộng rãi các môn học như vậy để bồi dưỡng cho học sinh các thủ thuật và phương pháp tư duy logic, sẽ góp phần thực hiện một trong những yêu cầu quan trọng nhất của lí luận dạy học là xác lập các mối liên hệ chặt chẽ giữa các bộ môn trong dạy học” [9-100]. Cuốn “Các phương pháp dạy học hiệu quả”( NXB Giáo dục- Hà Nội, 2005) của tác giả Robert J.Marzano, cho rằng nhân tố quan trọng nhất tác động đến việc học của học sinh là các thầy cô giáo. Trên cơ sở đó, đề ra phương pháp dạy học, chỉ ra cho giáo viên những cách làm cụ thể để thực hiện công tác giảng dạy một cách hiệu quả nhất. Trong đó, tác giả đề cập đến việc vận dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học, cần phải “sử dụng những kiến thức và hiểu biết từ nhiều môn học để đưa ra một giải pháp mới cho vấn đề đã biết”[17]. 2.2. Tài liệu trong nước . Nhìn chung, các công trình trên đều đề cập đến vấn đề vận dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học ở những mức độ và hình thức khác nhau.Tuy nhiên chưa có một đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu. Vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề “vận dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học “Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ” làm đề tài nghiên cứu của mình, dựa trên sự vận dụng những thành tựu khoa học đã có từ những công trình nghiên cứu trên. 3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Quá trình dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12, THPT, theo nguyên tắc liên môn. - Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: Tìm hiểu nguyên tắc liên môn trong dạy học lịch sử. Khảo sát, điều tra thực trạng dạy học lịch sử ở trường phổ thông về các phương pháp dạy học, hiệu quả dạy học. Đề xuất phương pháp và vận dụng nguyên tắc liên môn vào dạy học bài “Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ”. - Phạm vi nghiên cứu: Đưa ra phương pháp và sử dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học lịch sử. Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên chúng tôi chỉ đi sâu phân tích bài “Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ”,chỉ giới hạn trong giờ học nội khóa, thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Ân Thi (Hưng Yên). 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận: Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng về nhận thức, về giáo dục và lịch sử. * Phương pháp nghiên cứu: Ngoài hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác như: điều tra thực tiễn, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp so sánh, khái quát, tổng hợp 5. Đóng góp của đề tài Đề tài góp phần làm phong phú hơn lý luận về nguyên tắc dạy học theo nguyên tắc liên môn. Đề xuất các biện pháp để sử dụng hiệu quả nguyên tắc này, nhằm nâng cao hiệu quả bài học. 6. Bố cục Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của đề tài được chia thành 2 chương. Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học lịch sử ở trường THPT Chương 2: Vận dụng nguyên tắc liên môn khi dạy học về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, lớp 12, THPT, chương trình chuẩn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...