Tiểu Luận Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn để dạy bài 19 Cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn ( 1418- 1427 ) Lịch sử lớ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I: Đặt vấn đề:
    Lịch sử xã hội loài người , là một quá trình phát triển từ thấp lên cao trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là quá trình con người tìm tòi, khám phá tự nhiên và khám phá bản thân mình. Thế giới mà con người sống hoạt động không chỉ là thế giới tự nhiên mà còn là cộng đồng xã hội. Mỗi một khám phá về tự nhiên hay xã hội đều bổ khuyết cho con người phát triển một cách phong phú, toàn diện đầy đủ hơn. Lịch sử xã hội loài người là một tổng thể thống nhất , bao gồm tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Do đó, việc nghiên cứu trình bày lịch sử loài người không thể thực hiện một cách phiến diện. Chức năng của bộ môn Lịch sử là củng cố những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của xã hội loài người, việc nắm vững những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của xã hội loài người , việc nắm vững những sự kiện và quá trình lịch sử đòi hỏi phải liên quan đến nhiều nghành khoa học như xã hội - nhân văn và khoa học tự nhiên.
    Dạy học Lịch sử ở trường THCS là quá trình bày và cung cấp cho học sinh tiến trình ra đời và phát triển của xã hội loài người trên mọi mặt đời sống xã hội bằng các bài chính trị , chiến tranh cách mạng, về kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật. Người giáo viên trước khi chuẩn bị bài cho một tiết lên lớp không thể không lưu ý tới các dạng bài với những đặc rưng của nó để xác định nội dung và phương pháp phù hợp, trong đó sự hiểu biết vận dụng kiến thức liên nghành là yếu tố quan trọng đảm bảo thành công cho bài giảng.
    Trong hệ thống phương pháp dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng,chúng ta cần sử dụng rất nhiều nguyên tắc trong quá trình dạy học như dạy học nêu vấn đề , dạy học liên môn. Dạy học liên môn bằng cách sử dụng nội dung và phương pháp của các bộ môn khác như Văn học, Địa lí, Nghệ thuật, Kiến trúc, Hội hoạ, Điêu khắc, Nhiếp ảnh, âm nhạc, Giáo dục công dân vào môn Lịch sử. Việc sử dụng kiến thức của các bộ môn này vào giảng dạy Lịch sử là hết sức cần thiết.
    Trong thực tế, việc vận dung nguyên tắc dạy học liên môn đối với môn Lịch sử ở trường THCS đã được một số giáo viên tiến hành làm, song hiệu quả chưa cao, quá trình thức hiện còn trùng lặp, gây mất thời gian học tập, gây tình trạng nặng nề , quá tải cho học sinh. Một số giáo viên lại “ quên ” mất việc vân dụng nguyên tắc này, khiến giờ học kém phần hấp dẫn
    Từ những năm 60 của thế kỷ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp bằng việc xây dựng chương trình dạy học. Tuỳ theo các kế hoạch cụ thể mà có thể tích hợp các môn học lại với nhau như Lí -Sinh- Hoá, Văn -Sử -Địa, Giáo dục công dân.
    Với thực trạng hiện nay, tôi nhận thấy, dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, nó giúp cho chúng ta nhận thức được sự phát triển của xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực cuộc sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của lịch sử, khắc phục được tính rời rạc, tản mạn trong kiến thức của học sinh. Nắm được mối quan hệ kiến thức giữa các môn học, tính hệ thống của các tri thức lịch sử sẽ giúp các em có khả năng phân tích các sự kiện, tìm ra bản chất, quy luật phát triển của lịch sử.
    Dạy học liên môn có ý nghĩa to lớn đối với quá trình dạy học Lịch sử, vì vậy Tôi mạnh giạn vận dụng nguyên tắc này để dạy bài “cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)- Lịch Sử 7. Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn để dạy bài 19 “ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 -1427), chúng ta sẽ nắn bắt được phương pháp dạy học liên môn cho các bài lịch sử khác. Từ việc vân dụng nguyên tắc dạy học liên môn để dạy bài “Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, giáo viên sẽ tránh được sự trùng lặp, mất thời gian trong tiết học, tránh được tình trạng quá tải nặng nề cho học sinh. Nguyên tắc dạy học liên môn được áp dụng trong bài đã thực sự tăng thêm phần hấp dẫn cho tiết học, phát huy được tính tích cực của học sinh. Cũng từ đây học sinh hiểu rằng: môn Lịch sử không chỉ là môn học riêng lẻ mà có sự gắn kết chặt chẽ với các môn học khác, các bộ môn khác sẽ bổ trợ kiến thức cho mụn Lịch sử và ngược lại nhiều môn học khác rất cần có môn Lịch sử.
    Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn để dạy bài “Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ( 1418- 1427 ), học sinh càng hiểu rõ hơn , cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền núi Thanh Hoá dần phát triển trong cả nước. Nắm được những nét chủ yếu về hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm cuối 1424 đến cuối 1427. Thấy được sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn với các chiến thắng lừng lẫy như ở Nghệ An, Tân Bình Thuận Hoá, Tốt Động , Chúc Động và chiến thắng Chi lăng, Xương Giang. Cũng từ việc vân dụng nguyên tắc liên môn trong bài giảng , giáo viên đã giáo dục học sinh lòng yêu nước, tinh thần bất khuất kiên cường và lòng tự hào dân tộc, biết ơn những người có công với đất nước như Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Cũng từ đây học sinh thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực trong đời sống xã hội, nắm bắt một cách toàn diện về cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Từ việc vận dụng nguyên tắc này vào bài dạy, giáo viên sẽ khắc phục được tình trạng nắm kiến thức một cách lẻ tẻ, rời rạc của học sinh và điều cơ bản nhất là nâng cao được chất lượng giờ học. Cũng từ bài học này, học sinh thêm yêu thích môn Lịch sử, không còn xem đây là môn phụ, môn học không quan trọng như cách nghĩ của các em và các bậc phụ huynh từ trước tới nay.
     
Đang tải...