Tiểu Luận Vận dụng nguyên lý về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất - phân tích hoạt động

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vận dụng nguyên lý về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất - phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại việt nam


    LỜI MỞ ĐẦU

    Mỗi xã hội được đặc trưng bằng một phương thức sản xuất nhất định, đó là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng. Phương thức sản xuất có tiến bộ, có phù hợp thì xã hội mới phát triển phồn vinh, đất nước mới mạnh giàu, chính vì thế việc xây dựng lực lượng sản xuất và mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất luôn là vấn đề trung tâm xiên suốt trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội. Nó quyết định sự tồn vong, trình độ phát triển của mỗi xã hội.

    "Lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất. Nó thể hiện năng lực thực tiễn của con người của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động với kỹ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động. Trong quá trình sản xuất, sức lao động của con người và tư liệu sản xuất trước hết là công cụ lao động, kết hợp với nhau tạo thành lực lượng sản xuất."

    Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất, người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, với sức mạnh và kỹ năng lao động của mình, sử dụng tư liệu lao động, trước hết là công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Cùng với quá trình lao động sản xuất, sức mạnh và kỹ năng lao động của con người ngày càng được tăng lên đặc biệt là trí tuệ của con người không ngừng phát triển, hàm lượng trí tuệ của lao động ngày càng cao.

    Cùng với lao động, công cụ lao động cũng là một yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất, đóng vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất. Công cụ lao động do con người sáng tạo ra, là sức mạnh của tri thức đã được vật thể hoá, nó nhân sức mạnh của con người trong quá trình lao động sản xuất. Cùng với quá trình tích luỹ kinh nghiệm, với những phát minh và sáng chế kỹ thuật, công cụ lao động không ngừng được cải tiến và hoàn thiện. Chính sự cải tiến và hoàn thiện không ngừng của công cụ lao động đã làm biến đổi toàn bộ tư liệu sản xuất. Xét cho đến cùng đó là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi xã hội. Trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại kinh tế trong lịch sử.

    Ngày nay, khoa học đã phát triển đến mức trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất, trong đời sống và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Những phát minh khoa học đã trở thành điểm xuất phát ra đời những ngành sản xuất mới, nguyên vật liệu mới, năng lượng mới. Sự thâm nhập ngày càng sâu của khoa học vào trong sản xuất, trở thành một yếu tố không thể thiếu được của sản xuất đã làm cho lực lượng sản xuất có bước nhảy vọt, tạo thành cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đai. Có thể nói: khoa học và công nghệ hiện đại là đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại.

    Việt Nam chuẩn bị gia nhập vào WTO, con đường hội nhập kinh tế thế giới đầy cam go, thử thách nhưng cũng tràn đầy hi vọng về một nền kinh tế phát triển. Sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố bên ngoài đặt ra yều cầu không thể duy trì phương thức sản xuất cũ, thay vào đó cần phải từng bước phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất sao cho phù hợp với thời đại, đặc biệt cần phải duy trì tốt mối quan hệ tốt giữa chúng. Vậy cần phải phát huy vai trò của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất như thế nào cho phù hợp với thời cuộc ? Làm thế nào để củng cố và duy trì mối quan hệ giữa chúng? Đó là câu hỏi lớn đặt ra cho các ngành và cho toàn xã hội.

    Bài tiểu luận xin đặt ra và giải quyết một khía cạnh nhỏ của mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để phân tích hoạt động của doanh nghiệp thương mại Việt nam trước ngưỡng cửa hội nhập.

    VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
     
Đang tải...