Luận Văn Vận dụng nguyên lý về mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX để phân tích tình hình hoạt động Make

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vận dụng nguyên lý về mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX để phân tích tình hình hoạt động Maketting ở 2 doanh nghiệp kinh doanh về cafe ở Việt Nam Trung Nguyên và Buôn Mê Thuột





    Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ,việc đảm bảo lợi thế cạnh tranh ,duy trì và mở rộng thị phần luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý doanh nghiệp .Điều mong muốn này chỉ trở thành hiện thực khi nhà quản lý thực hiện được mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh khoa học và năng động kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh , kiểm soát hiệu quả rủi ro và có những biện pháp thích ứng với tín hiệu thị trường ,với những biến động của môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh cùng quá trình đổi mới và hội nhập hiện nay .
    Do đó không một doanh nghiệp nào khi bắt tay vào kinh doanh lại không tìm mọi cách gắn hoạt động kinh doanh của mình với thị trường thông qua hoạt động marketing.
    Tuy nhiên không phải bất kì một doanh nghiệp nào cũng thành công trong trong hoạt động marketing .Và câu hỏi “yếu tố nào quyết định đến sự thành công của hoạt động marketing”đã và đang là bài toán hóc búa cho những nhà quản lý doanh nghiệp ,đặc biệt là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay.
    Xuất phát từ lí do trên ,thông qua việc vận dụng nguyên lí về mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX để phân tích tình hình hoạt động Marketing ở 2 doanh nghiệp kinh doanh về cafe ở Việt Nam :Trung Nguyên và Buôn Mê Thuột.











    A - Lời Mở Đầu.
    B - Nội Dung.
    Phần 1 : Cơ sở lí luận .
    I. Khái niệm về Lực lượng sản xuất.
    II. Khái niệm về Quan hệ sản xuất .
    III. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
    Phần 2 : Vận dụng nguyên lí về mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX để phân tích tình hình hoạt động Marketing ở 2 doanh nghiệp kinh doanh về cafe ở Việt Nam :Trung Nguyên và Buôn Mê Thuột.
    I. Đặc điểm của sản phẩm cà phê.
    II. Hoạt động marketing của doanh nghiệp .
    III. Vận dụng mối quan hệ LLSX và QHSX.
    IV. Hạn chế

    Phần 3 : Giải pháp .
    C - Kết luận.
    D - Danh mục tài liệu tham khảo





    PHẦN 1 :CƠ SỞ LÍ LUẬN .
    I. Khái niệm về Lực lượng sản xuất.
    Lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất .
    II. Khái niệm về Quan hệ sản xuất .
    Quan hệ sản xuất là: mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất .
    III. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
    Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất sản xuất .Chúng không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng quy định vai trò quyết định của phương thức sản xuất đối với việc hình thành kết cấu xã hội .Trong đó thì lực lượng sản xuất là nội dung còn quan hệ sản xuất là hình thức .
    1. Lực lượng sản xuất quyết định đến tính chất và trình độ của quan hệ sản xuất .
    -Lực lượng sản xuất như thế nào tì sẽ sinh ra quan hệ sản xuất như thế ấy .
    -Lực lượng sản xuất thay đổi thì quan hệ sản xuất sớm muộn gì cũng thay đổi theo .
    2. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất theo 2 hướng :
    -Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển .Từ đó làm cho xã hội cũng phát triển theo .
    -Ngược lại nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất do đó sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội .
    PHẦN 2 :VẬN DỤNG NGUYÊN LÍ VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LLSX VÀ QHSX ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG MARKETING Ở 2 DOANH NGHIỆP KINH DOANH VỀ CAFE Ở VIỆT NAM :TRUNG NGUYÊN VÀ BUÔN MÊ THUỘT
    A. Đặc điểm của sản phẩm cafe ở nước ta
    1) Thuận lợi :
    Như chúng ta đã biết cà phê là 1 loại thức uống đã có từ lâu và rất phổ biến trên thế giới.Việc nhâm nhi một ly cà phê vào mỗi sáng hay trong lúc trong lúc bàn chuyện làm ăn , tán gẫu đã trở thành một nét văn hoá đặc trưng không chỉ của các nước phương tây nói chung mà ngày nay nó đã trở thành một thói quen của mọi người trên khắp thế giới .
    Có thể nói thị trường cà phê là một thị trường rất rộng lớn và đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp .
    Bên cạnh đó chúng ta lại có một nguồn nguyên liệu hết sức phong phú thuận lợi cho phát triển sản xuất .
    Với S gieo trồng cây cafe của cả nước là 123927 ha.
    Đây còn là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực của nước ta được xuất khẩu đi nước ngoài.
    Theo thời báo kinh tế Việt nam thì lượng cafe xuất khẩu 2004 ước tính đạt 650 tấn vào thị trường EU :65%, Mỹ :17%, Nhật: 6%, Singapỏe:3%,các thị trường khác: 9%
    2) Khó khăn:
    Tuy nhiên bên cạnh đó ngành cà phê của nước ta cũng gặp không ít khó khăn .Trước hết là do khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất cà phê ở nước ta còn yếu, còn quá non trẻvà thiếu kinh nghiệp trong cạnh tranh , trong xây dựng thương hiệu mang tính quốc tế. Như lời nhận xét của ông Rolf Sauerbier, Giám đốc tiếp thị của Công ty Craft Foods, một hãng cà phê của Đức: “Tuy chất lượng cà phê của Việt nam không thua kém gì cà phê Brazil nhưng vì không có thương hiệu nên không cạnh tranh được”. Chính vì vậy ,công ty này không mua cà phê của Việt Nam với giá cao hơn đựơc.
    Ngoài ra do mấy năm gần đây giá cà phê trên thế giới có sự sụt giảm nghiêm trọng đã gây nhiều ảnh hưởng tới ngành sản xuất cà phê của Việt nam .Trước tình hình đó ,Việt Nam đã phải giảm S trồng cà phê để chuyển sang trồng các loại cây trồng khác.
     
Đang tải...