Luận Văn vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong thời đại mới

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong thời đại mới


    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, là cẩm nang giúp chúng ta tránh được những đánh giá phiến diện, sai lệch, giản đơn về sự vật, hiện tượng. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến còn là một trong những nội dung quan trọng của phép biện chứng duy vật mácxít. Nguyên lý này chỉ rõ tất cả các sự vật, hiện tượng đều nằm trong mối liên hệ. Vì vậy nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật có vai trò to lớn trong chỉ đạo hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người
    Phải quán triệt nguyên lý về mối liên hệ phổ biến cũng như quán triệt quan điểm toàn diện để giúp chúng ta tránh đánh giá phiến diện, siêu hình, một chiều, nếu không sẽ dẫn đến cái nhìn chủ quan trong nhận thức. Vì tính cấp thiết đó mà nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến.
    Ngày nay khi đất nước đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập quốc tế, trong bối cảnh có nhiều cơ hội và thách thức lớn. Thực tiễn đó đặt ra nhiều vấn đề mới đối với sự lãnh đạo của Đảng, trong đó vấn đề trọng tâm là đổi mới kinh tế, đây là nhiệm vụ then chốt để đảm bảo đưa nước ta sánh vai với các cường quốc trên thế giới.
    Trong đại hội IX Đảng đề ra mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001- 2010) là: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất tinh thần của nhân dân tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế được nâng cao”. Tiếp thu quan điểm của Đại hội IX, Đảng ủy Thanh Hóa đã không ngừng cố gắng để đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển nhằm đưa Thanh Hóa trở thành một trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội phía Bắc; phấn đấu lên đô thị loại II. Để thực hiện được điều này trong những năm tới thì một trong những vấn đề cần quan tâm giải quyết đó là phải có những phương hướng đúng trong quá trình đổi mới nền kinh tế của tỉnh.
    Những vấn đề nêu trên cũng là lí do tôi chọn đề tài: Vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong quá trình đổi mới kinh tế ở Thanh Hóa hiện nay” làm khóa luận triết học của mình. Về mặt lý luận việc nghiên cứu đề tài phần nào giúp ta hiểu sâu sắc hơn lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, nguyên lý mối liên hệ phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin nói riêng. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đổi mới kinh tế theo nguyên lý mối liên hệ phổ biến có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế, góp phần phát triển đất nước cũng như việc hoạch định những chính sách đối với các thành phần kinh tế ở tỉnh nhà
    2.Tình hình nghiên cứu của đề tài
    Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là vấn đề đã được nhiều nhà triết học từ trước đến nay quan tâm, nghiên cứu, chẳng hạn: “Lịch sử phép biện chứng” (6 tập) của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; “Giáo trình Mác – Lênin”(2009), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Giáo trình trung cấp lý luận chính trị “Những nguyên lý cơ bản của triết học Mác – Lênin”, Nxb, lý luận chính trị, học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, (2004). Đối với việc vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến vào trong sự đổi mới kinh tế ở Thanh Hóa thì đây là vấn đề hoàn toàn mới, đã có nhiều công trình đề cập đến vấn đề vận dụng nhưng dưới góc độ khác nhau như: Tạp chí Triết Học, số 7 (2010): “mấy vấn đề về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay”của Lương Đình Hải; Tạp chí Triết Học, số 3(2010) “công cuộc đổi mới ở Việt Nam, đặc trưng và triển vọng” Nguyễn Hữu Đễ. Tạp chí triết học, Số 7(2008) “Vấn đề phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay”, Nguyển Đức Luận
    Nhìn chung, qua tham khảo những tài liệu trên thì thấy rằng những công trình nghiên cứu lý luận đó đã đề cập nhiều vấn đề, trên nhiều phạm vi tiếp vận khác nhau. Những tài liệu này đề cập tới Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, và sự đổi mới trong kinh tế ở nước ta trong những năm qua. Tuy nhiên việc vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến với tính cách là phương pháp luận khoa học trong đổi mới kinh tế ở tỉnh Thanh Hóa thì chưa có những gì mà tỉnh Thanh Hóa đã vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến vào trong đổi mới kinh tế hiện nay.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
    3.1 Mục đích của đề tài
    Đề tài làm rõ những yêu cầu về sự vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật mácxít vào trong quá trình đổi mới kinh tế ở Thanh Hóa hiện nay đồng thời chỉ ra những nguyên nhân thành công, xu thế phát triển kinh tế trong giai đoạn mới và đưa ra những kiến nghị, giải pháp trên quan điểm phát triển toàn diện
    3.2 Nhiệm vụ của đề tài
    Để thực hiện được mục đích trên, khóa luận thực hiện những nhiệm vụ sau:
    - Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đối với quá trình đổi mới kinh tế ở Thanh Hóa
    - Thực trạng của quá trình đổi mới kinh tế ở Thanh Hóa đồng thời đưa ra một số giải pháp để nâng cao, phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong đổi mới kinh tế ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu sự vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong sự đổi mới kinh tế của tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở những số liệu từ năm 2005 – 2010 trên địa bàn huyện, thị xã và thành phố
    vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong thời đại mới



    5. Phương pháp nghiên cứu

    - Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là lý luận về nguyên lý mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, của chủ tịch Hồ Chí Minh để vận dụng vào vấn đề đổi mới kinh tế ở Thanh Hóa.
    - Đề tài đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phương pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử và lôgic, thống kê, so sánh .
    6. Đóng góp của đề tài
    Đề tài đã đề xuất giải pháp để phát triển kinh tế ở Thanh Hóa trong những năm tới, đồng thời đề là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập cho độc giả nhất là sinh viên chuyên nghành triết học.
    7. Kết cấu đề tài
    Đề tài nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu với 2 chương, 4 tiết:
     
Đang tải...