Luận Văn Vận dụng nguyên lý Atabay cho bài toán sáp nhập và mua lại ngân hàng ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vận dụng nguyên lý Atabay cho bài toán sáp nhập và mua lại ngân hàng ở Việt Nam

    Tóm tắt. Sáp nhập và mua lại ngân hàng (tạm gọi tắt là M&A(1) ngân hàng) là một trong những phương tiện chủ yếu tạo ra sự thay đổi của ngành công nghiệp ngân hàng trong nhiều thập kỷ qua. Hoạt động sáp nhập và mua lại đã cho phép các ngân hàng tăng cường khả năng cạnh tranh, tận dụng được lợi thế so sánh, tránh nguy cơ phá sản trong một môi trường ngày càng khắc nghiệt và năng động hơn. Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu khoa học ngày nay đã khẳng định rằng M&A có cả thành công và thất bại, trong đó tỷ lệ thất bại khá lớn và hoạt động này còn gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường kinh tế (xem Phụ lục 1). M&A không chỉ là lĩnh vực hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro mà đặc biệt đối với ngành ngân hàng, hoạt động này cần được kiểm soát cũng như điều tiết chặt chẽ của Nhà nước. Bài toán M&A nói chung và trong ngành ngân hàng nói riêng cần ít nhất một lời giải đáp phù hợp. Vì thế, nó dẫn dắt chúng ta đến với các nguyên lý hữu ích về hợp tác và đầu tư. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích lời giải bài toán M&A theo nguyên lý Atabay, từ đó áp dụng vào M&A ngân hàng để lựa chọn giải pháp phù hợp cho các ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTMVN) trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo mục tiêu củng cố địa vị trên thị trường tài chính, tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định và lâu dài.


    Nguyên lý Atabay(2) - áp dụng cho M&A
    Nguyên lý này cơ bản dựa trên một thực tế khi đào một cái giếng khơi để lấy nước. Cái giếng chỉ có thể đào sâu và an toàn ở một mảnh đất rộng, và cái giếng càng sâu thì nước càng nhiều và càng trong. Áp dụng vào kinh doanh thì “hợp tác” được ví như “mảnh đất”, “đầu tư” được ví như “cái giếng”, và “lợi nhuận” được ví như “nguồn nước” (Hình 1A+B).
    Nguyên lý Atabay cho thấy rằng hợp tác càng rộng, khả năng đầu tư càng cao và đầu tư càng cao thì lợi nhuận tiềm năng càng lớn. Với nguyên lý này, nhìn dưới góc độ sáp nhập và mua lại doanh nghiệp, chúng ta có thể phát triển mô hình Atabay theo các dạng như sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...