Luận Văn vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích thực trạng đầu tư nước ngoài vào Việt nam

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích thực trạng đầu tư nước ngoài vào Việt nam

    Mở đầu

    Cùng với các hoạt động kinh tế đối ngoại khác, đầu tư nước ngoài ngày càng có vai tṛ quan trọng trong nền kinh tế nước ta, là một trong các nhân tố giúp nước ta nhanh chóng thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệo hoá - hiện đại hoá đất nước, đồng thời nó cũng góp phần thúc đẩy quá tŕnh hội nhập với nền kinh tế thế giới của nước ta diễn ra một cách khẩn trương hơn.
    Trong hơn mười năm thực hiện Luật đầu tư nước ngoài, kết quả đem lại là rất lớn và đă có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này. Để có thể đánh giá được toàn diện kết quả của đầu tư nước ngoài cần phải có hệ thống thông tin đầy đủ chính xác và được phân tích sâu sắc toàn diện trên mọi khía cạnh. Nội dung luận văn xin góp một phần nhỏ vào việc giải quyết vấn đề đó
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn này gồm ba chương chính :
    Chương I : một số vấn đề lư luận chung về các phương pháp thống kê.
    Chương II :thực trạng đầu tư nước ngoài vào Việt nam thời gian qua.
    Chương III : vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích thực trạng đầu tư nước ngoài vào Việt nam.
    Hoàn thành luận văn này ngoài sự cố gắng cảu bản thân, em đă nhận dược sự giúp đỡ rất tận t́nh của TS. Trần Kim Thu và Vụ Xây dựng – Giao thông – Bưu điện Tổng cục Thống Kê. Em chân thành sự giúp đỡ quư báu đó.



    CHƯƠNG I
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LƯ LUẬN CHUNG VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ.

    Thống kê học là môn khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp thu thập, xử lư và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để t́m hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện, địa điểm, thời gian cụ thể. Các hiện tượng kinh tế - xă hội luôn có hai mặt chất và lượng không tách rời nhau. Mặt chất Èn sâu bên trong, c̣n mặt lượng là những biểu hiện bên ngoài, bề mặt của hiện tượng, nhưng mặt chất là cốt lơi, bản chất của hiện tượng. Nhiệm vụ của phân tích thống kê là phải thông qua con số (mặt lượng của sự vật) để t́m ra cốt lơi bên trong (mặt chất của hiện tượng) bằng các phương pháp khoa học. Trong chương một của chuyên đề này xin giới thiệu một số phương pháp thống kê thông dụng hay được sử dụng trong phân tích thống kê.
    I. PHÂN TỔ THỐNG KÊ.
    Phân tổ thống kê có rất nhiều ư nghĩa trong nghiên cứu thống kê, nó là phương pháp cơ bản, tiền đề để tiến hành phân tích và vận dụng các phương pháp thống kê khác.
    1.Phân tổ thống kê.
    a.Khái niệm, vai tṛ của phân tổ thống kê.
    Khái niệm phân tổ thống kê :là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau.
    Khi phân tổ thống kê, các đơn vị được tập hợp lại thành một số tổ, trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị chỉ giống nhau theo tiêu thức ngiên cứu (tiêu thức phân tổ) giữa các tổ có sự khác nhau theo tiêu thức phân tổ. Chẳng hạn khi phân tổ dân cư theo tiêu thức tŕnh độ văn hoá th́ những nhóm dân cư trong cùng một tổ sẽ có tŕnh độ văn hoá bằng nhau nhưng sẽ khác nhau theo các tiêu thức khác như giới tính, ngề ngiệp .
    Từ khái niệm trên ta có thể rót ra một số vai tṛ cơ bản của phân tổ thống kê sau :
    -Phân chia các loại h́nh kinh tế - xă hội của hiện tượng nghiên cứu. Dựa vào lư luận kinh tế xă hội, phân tổ thống kê phân biệt các bộ phận khác nhau về tính chất và tồn tại khách quan trong nội bộ hiện tượng.
    -Biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu. Muốn biểu hiện được kết cấu của hiện tượg ngiên cứu phân tổ thống kê phải xác định chính xác các bộ phận khác nhau trong tổng thể, sau đó tính toán tỷ trọng.
    Trong quá tŕnh phân tổ thống kê, một nhiệm vụ quan trọng là phải xác định số tổ và khoảng cách giữa các tổ.
    b.Phân tổ thống kê - các loại h́nh phân tổ.
    * Phân tổ theo một tiêu thức : là xây dựng tần số phân bố của tổng thể nghiên cứu theo một tiêu thức. Đây là cách phân tổ đơn giảm nhất và cũng thương được áp dụng nhất.
    *Tuy nhiên khi nghiên cứu mối liên hệ của nhiều tiêu thức th́ không thể sử dụng h́nh thức phân tổ trên, mà phải sử dụng một trong hai loại sau:
    - Phân tổ kết hợp : đầu tiên ta phân tổ theo tiêu thức nguyên nhân, sau đó mỗi tổ lại được phân tổ theo tiêu thức nguyên nhân thứ hai. đây là h́nh thức phân tổ phổ biến khi nghiên cức mối liên hệ giữa nhiều tiêu thức.
    -Phân tổ nhiều chiều : trong phân tổ nhiều chiều, các tiêu thức nguyên nhân đồng thời là tiêu thức hân tổ, v́ vậy người ta phải đưa các tiêu thức phân tổ về dạng một têu thức tổng hợp rồi căn cứ vào tiêu thức tổng hợp này để tiến hành phân tổ theo một tiêu thức.
    Các bước tiến hành :
    - Các lượng biến của tiêu thức được kư hiệu X[SUB]ij[/SUB] (i=1,n ;j =1.k) trong đó i là thứ tự của lượng biến, j là thứ tự của tiêu thức.
    - Tiêu thức tổng hợp : nhằm đưa các lượng biến vốn khác nhau về dạng tỷ lệ bằng cách lấy các lượng biến chia cho sè trung b́nh của các lượng biến đó P[SUB]ij[/SUB] = x[SUB]ij[/SUB]/[​IMG][SUB]j[/SUB]
    cộng các Pij có cùng thứ tự của tiêu thức ta được åPij hoặc lấy[​IMG]là tiêu thức phân tổ.
    Đây là một h́nh thức phân tổ phức tạp, đ̣i hỏi phải tiến hành nhiều bước và tương đối khó so với phân tổ kết hợp, song trong nhiều trường hợp ta buộc phải dùng chúng v́ chúng có vai tṛ to lớn sau :
    Nghiên cứu kết cấu của tổng thể theo một tiêu thức cơ bản có mối liên hệ với nhau.
    - Dùng phân tổ nhiều chiều để nghiên cức mối liên hệ giữa nhiều tiêu thứckhi dùmg phân tổ kết hợp không giải quyết được.
    -Dùng để xác định lại tài liệu đồng nhất của tài liêu ban đầu nhằm vận [​IMG]dụng các phương pháp thống kê toán.
    c.Vấn đề xác đinh số tổ và khoảng cách tổ.
    Việc phân chia tổng thể nghiên cứu thành bao nhiêu tổ và xác định số tổ cần thiết là một việc khó, đ̣i hỏi người thực hiện phải có tŕnh độ và kinh nghiệm. Thông thường việc xác định số tổ cần thiết tuỳ thuộc vào tiêu thức nghiên cứu.
    -Khi phân tổ theo tiêu thức thuộc tính : các tổ được h́nh thành do các loại h́nh khác nhau. Một số trường hợp phân tổ dễ dàng v́ các loại h́nh Ưt th́ tương ứng với mỗi loại h́nh là một tổ, chẳng hạn như phân tổ nhân khẩu theo giới tính . Trong trường hợp phức tạp th́ không nhất thiết với mỗi loại h́nh là một tổ chẳng hạn như phân tổ hàng hoá theo giá trị sử dụng, phân ngành kinh tế quốc dân .
    -Khi phân tổ theo tiêu thức số lượng : tuỳ thuộc lượng biến của tiêu thức nhiều hay Ưt mà phân nhiều tổ hay Ưt tổ. Trường hợp lượng biến của tiêu thức biến thiên Ưt nh­ bậc thợ, số người trong một hộ gia đ́nh th́ tương ứng với lượng biến là một tổ. Trong trường hợp lượng biến của tiêu thức biến thiên nhiều th́ phải chú ư đến quan hệ lượng chất để phân tổ cho hợp lư. Cụ thể phải xem lượng biến tích luỹ đến một mức nào đó th́ chất thay đổi dẫn đến h́nh thành một tổ mới.
    Mỗi tổ sẽ bao gồm một phạm vi lượng biến có hai giới hạn : giới hạn dưới là lượng biến nhỏ nhất để h́nh thành tổ đó, giới hạn trên là lượng biến mà nếu quá nó th́ chất đổi và h́nh thành một tổ mới. Chênh lệch giữa giới hạn trên và giới hạn dưới gọi là khoảng cách tổ ( h), khoảng cách tổ không nhất thiết phải bằng nhau. Nếu phân tổ có khoảng cách tổ bằng nhau th́ trị số khoảng cách tổ được xác định bằng công thức.
    h= [​IMG]
    X[SUB]max[/SUB] : lượng biến lớn nhất.
    X[SUB]min[/SUB] : lượng biến nhỏ nhất.
    n : số tổ định chia.
    Kết quả của quá tŕnh phân tổ thống kê thương được đưa ra dưới dạng một bảng thống kê. Vậy bảng thống kê là ǵ, có vai tṛ nh­ thế nào?
    2.Bảng thống kê.
    Bảng thống kê là một h́nh thức biểu hiện các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lư và rơ ràng nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.
    Bảng thống kê có nhiều tác dụng trong mọi công tác nghiên cứu kinh tế - xă hội. Các tài liệu trong bảng thống kê đă được xắp sếp một cách khoa học, giúp cho chóng ta dễ ràng so sánh đối chiếu, phân tích đối tượng theo các hướng khác nhau, nhằm nêu lên một cách sâu sắc bản chất của hiện tượng ngiên cứu.
    a.Cấu thành của bảng thống kê.
    Bất kỳ một bảng thống kê nào cũng phải có đủ hai thành phần : là h́nh thức bảng và nội dung bảng.
    -Về mặt h́nh thức: bảng thống kê bao gồm các hàng ngang và cột dọc, các tiêu đề và số liệu. Hàng và cột phản ánh quy mô của mỗi bảng, c̣n tiêu đề phản ánh nội dung của bảng và từng chi tiết trong bảng, số liệu được ghi vào trong các ô của bảng, mỗi con số phản ánh đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.
    -Về mặt nôi dung: bảng thống kê gồm phần chủ từ và phần giải thích. Phần chủ từ nêu lên tổng thể hiện tượng được tŕnh bày trong bảng, phần giải thích gồm các chỉ tiêu giải thích các đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu.
    Trong nghiên cứu thống kê, bảng thống kê được sử dụng rất rộng răi với nhiều loại bảng khác nhau. Tuy nhiên căn cứ vào một số tiêu thức quan trọng ta có thể phân chia các loại bảng này thành một số dạng sau:
    b.Các loại bảng thống kê.
    Căn cứ vào chủ đề của bảng có thể phân thành 3 loại bảng: bảng giản đơn, bảng phân tổ, bảng kết hợp.
    -Bảng giản đơn: là loại bảng mà phần chủ đề không phân tổ, chỉ xắp xếp các đơn vị tổng thể theo tên gọi.
    -Bảng phân tổ: là loại bảng trong đó đối tượng nghiên cứu ghi trong phần chủ đề được phân chia thành các tổ theo một tiêu thức nào đó.
    -Bảng kết hợp: là loại bảng trong đó đối tượng nghiên cứu ghi ở phần chủ đề được phân tổ theo 2 hoặc 3 tiêu thức kết hợp với nhau. Thường được dùng để biểu hiện kết qủa của việc phân tổ theo nhiều tiêu thức.
    Để dùng bảng thống kê đạt kết quả cao, giúp cho người theo dơi dễ nắm bắt, dễ hiểu nội dung của bảng. Quá tŕnh xây dựng bảng phải tuân theo một số nguyên tắc sau:
    c.Các nguyên tắc phải tuân theo khi xây dựng bảng thống kê.
    -Quy mô bảng không nên quá lớn( không quá nhiều tổ và chỉ
    tiêu ).
    -Các tiêu đề và đề mục cần ghi chính xác, rơ ràng, đầy đủ.
    - Các hàng ngang và cột dọc nên kư hiệu bằng chữ hoặc số.
    - Cách ghi chép chỉ tiêu cần được xắp xếp theo thứ tự hợp lư, các kư hiệu phải tuân theo nguyên tắc chung. Phải chỉ rơ đơn vị tính cụ thể cho từng chỉ tiêu.
    Trong nghiên cứu thống kê, để biểu hiện bằng h́nh ảnh mối liên hệ giữa các tiêu thức ta sử dụng phương pháp đồ thị thống kê. Phần tiếp theo xin tŕnh bày sơ lược về phương pháp đồ thị trong thống kê.
    3.Đồ thị thống kê.
    Đồ thị thống kê là các h́nh vẽ hoặc các đường nét h́nh học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê. Đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với các h́nh vẽ, đường nét và màu sắc để tŕnh bày các đặc điểm số liệu của hiện tượng.
    Với những đặc điểm đặc biệt này đồ thị thống kê có những vai tṛ quan trọng sau:
    - Biểu hiện kết hợp kết cấu của hiện tượng theo tiêu thức nào đó và sự biến đổi của kết cấu.
    - Biểu hiện sự phát triển của hiện tượng theo thời gian.
    - Biểu hiện mối liên hệ giữa các hiện tượng và quan hệ so sánh giữa các mức độ của hiện tượng.
    Đồ thị thống kê là phương pháp có sức hấp dẫn và sinh động, tính quần chúng cao làm cho người hiểu biết Ưt về thống kê vẫn lĩnh hội được vấn đề chủ yếu một cách dễ dàng.
    a.Phân loại đồ thị thống kê.
    Đồ thị thống kê gồm rất nhiều loại, thông thường người ta căn cứ vào các tiêu thức sau để phân loại:
    - Căn cứ vào nội dung phản ánh, người ta chia đồ thị thống kê thành các loại sau: đồ thị kết cấu, đồ thị phát triển, đồ thị liên hệ so sánh.
    - Căn cứ vào h́nh thức biểu hiện có thể phân chia thành các loại sau: biểu đồ h́nh cột, biểu đồ tượng h́nh, biểu đồ diện tích .
    Khi xây dựng một đồ thị thống kê phải chú ư sao cho người đọc dễ xem, dễ hiểu và đảm bảo tính chính xác. Muốn vậy khi xây dựng đồ thị thống kê phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
    b.Nguyên tắc xây dựng đồ thị thống kê .
    - Xác định quy mô đồ thị cho vừa phải đảm bảo quan hệ giữa đồ thị và các phần khác.
    - Lựa chọn các kư hiệu h́nh học hoặc h́nh vẽ cho phù hợp v́ mỗi h́nh có khả năng diễn tả một ư riêng.
    - Các thang đo tỷ lệ và độ rộng của đồ thị phải được xác định chính xác.
    II.HỒI QUY TƯƠNG QUAN.
    Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thế giới vật chất là một thể thống nhất, trong đó các hiện tượng có liên quan hữu cơ với nhau, tác động và ràng buộc lẫn nhau,các hiện tượng kinh tế - xă hội cũng phát sinh và phát triển theo nguyên lư đó.
    Do tính chất phức tạp của các hiện tượng kinh tế - xă hội, các mối liên hệ giữa các hiện tượng tồn tại rất phong phú và nhiều vẻ, tính chất và h́nh thức khác nhau. Ta có thể nghiên cứu mối liên hệ giữa hai hiện tượng hoặc giữa nhiều hiện tượng. Để nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xă hội, thống kê thường sử dụng các phương pháp nh­: Phân tổ thống kê, dẫy số thời gian, chỉ số và hồi quy tương quan cũng là một công cụ sắc bén hay được sử dụng.
    1. Thế nào là hồi quy tương quan.
    a.Khái niệm hồi quy tương quan.
    Hồi quy và tương quan là các phương pháp toán học, được vận dụng trong thống kê học để biểu hiện và phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng kinh tế - xă hội. Đây là hai phương pháp khác nhau nhưng quan hệ rất chặt chẽ với nhau.
    Phân tích tương quan là đo lường mức độ kết hợp giữa hai biến, chẳng hạn nh­ quan hệ giữa nghiện thuốc là và ung thư phổi. Phân tích hồi quy là ước lượng và dự báo một biến trên cơ sở biến đă cho. Hai phương pháp này có quan hệ rất chặt chẽ và bổ trợ cho nhau nên người ta thường sử dụng kèm chúng với nhau.
    Vận dụng phương pháp hồi quy tương quan vào phân tích các hiện tượng kinh tế - xă hội, ta phải giải quyết được hai vấn đề sau:
    b.Nhiệm vụ của phân tích hồi quy tương quan.
    Một là: Xác định tính chất và h́nh thức của mối liên hệ, có nghĩa là xem xét mối liên hệ giữa các tiêu thức nghiên cứu có thể biểu hiện dưới dạng mô h́nh nào (liên hệ tuyến tính, phi tuyến tính). Nhiệm vụ cụ thể là:
    - Dựa trên cơ sở phân tích lư luận giải thích sự tồn tại thực tế và bản chất của mối liện hệ bằng phân tích lư luận. Bước này được thực hiện nhằm tránh hiện tượng hồi quy tương quan giả (tức là hiện tượng không tồn tại liên hệ nhưng vẫn xây dựng mô h́nh hồi quy) và xác định tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả.
     
Đang tải...