Luận Văn Vận dụng Một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai thời kỳ

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU

    I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU

    1. Khái niệm
    Xuất khẩu hàng hoá được coi là một trong những hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương đã xuất hiện từ lâu đời và ngày càng phát triển. Hàng hoá được vận chuyển qua biên giới quốc gia trong đó một nước đóng vai trò xuất khẩu hàng hoá một nước đóng vai trò nhập khẩu hàng hoá. Như vậy, xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá của quốc gia này cho một quốc gia khác trên cơ sở thanh toán bằng tiền tệ, tiền tệ có thể là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai quốc gia và các bên chủ thể phải có quốc tịch ở hai nước khác nhau.
    Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực đời sống, trong các điều kiện kinh tế khác nhau, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến dịch vụ, tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và khoa học kỹ thuật công nghệ cao. Tất cả các hoạt động đó đều mang lại lợi ích kinh tế cho các quốc gia tham gia. Hoạt động xuất khẩu là một lĩnh vực quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại đối với bất kỳ một quốc gia nào. Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng ta tại Đại hội lần thứ VI của Đảng nhấn mạnh: “ Nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế trong chặng đường đầu tiên cũng như sự nghiệp phát triển khoa học-kỹ thuật và công nghiệp hoá XHCN ở nước ta tiến hành nhanh hay chậm, điều đó phụ thuộc một phần quan trọng vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại”. Xuất khẩu là một mũi nhọn quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại, là một trong ba chương trình kinh tế lớn do Đại hội Đảng lần thứ VI đề ra: “ Trong toàn bộ hoạt động kinh tế, một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược của toàn Đảng, toàn dân ta là ra sức tăng xuất khẩu”. Hoạt động xuất khẩu ngày càng phát triển và là nhân tố cơ bản thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, nhất là đối với các nước có nền kinh tế nhỏ và công nghệ lạc hậu như ở nước ta. Do đó mà ở nước ta hiện nay có một số hình thức xuất khẩu chủ yếu như sau:
    1.1 Xuất khẩu tự doanh
    Xuất khẩu tự doanh là hoạt động xuất khẩu độc lập của một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong và ngoài nước, tính toán đầy đủ chi phí đảm bảo kinh doanh xuất khẩu có lãi, đúng phương hướng, chính sách, pháp luật của quốc gia cũng như quốc tế.
    Trong xuất khẩu tự doanh, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước mọi kết quả sản xuất kinh. Do đó doanh nghiệp phải thận trọng trong từng chiến lược từ bước nghiên cứu thị trường đến việc ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng vì doanh nghiệp phải tự bỏ vốn của mình ra, chịu mọi chi phí và rủi ro có thể xảy ra.
    1.2 Xuất khẩu uỷ thác
    Xuất khẩu uỷ thác là hoạt động hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước có nhu cầu xuất khẩu một số loại hàng hoá nhưng không đủ điều kiện để xuất khẩu đã uỷ thác cho một doanh nghiệp có chức năng giao dịch ngoại thương tiến hành đàm phán với đối tác nước ngoài để làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá theo yêu cầu của bên uỷ thác và được hưởng một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác.
    Trong hoạt động xuất khẩu uỷ thác, doanh nghiệp nhận uỷ thác không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch (nếu có), không phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ do không phải tiêu thụ hàng mà chỉ phải đứng ra thay mặt bên uỷ thác tìm và giao dịch với bạn hàng nước ngoài, ký hợp đồng và làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá cũng như thay mặt bên uỷ thác khiếu nại, đòi bồi thường với bên nước ngoài khi có tổn thất.
    1.3 Xuất khẩu liên doanh
    Hoạt động xuất khẩu hàng hoá theo loại này dựa trên cơ sở liên kết kinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp nhằm phối hợp khả năng để cùng nhau giao dịch và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hướng có lợi nhất cho tất cả các bên, cùng chia lãi và cùng chịu lỗ.
    So với hình thức xuất khẩu tự doanh thì với hình thức này, doanh nghiệp ít phải chịu rủi ro hơn do mỗi doanh nghiệp liên doanh xuất khẩu chỉ góp một phần vốn nhất định, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên cũng phân theo số vốn góp.
    1.4 Xuất khẩu đổi hàng
    Xuất khẩu đổi hàng là hình thức xuất khẩu gắn liền với nhập khẩu, thanh toán theo hình thức này không phải dùng tiền mà chuyển bằng hàng hoá. Với hình thức xuất khẩu này thì hàng hoá nhập và hàng hoá xuất phải tương đương nhau về giá trị, phải cân bằng về giá cả, bạn hàng bán và mua là một.
    2. Bản chất
    Hoạt động xuất khẩu là một trong những hình thức biểu hiện của hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế. Nó được biểu hiện thông qua trao đổi hàng hoá dịch vụ của một nước này cho nước khác và dùng tiền tệ làm phương tiện trao đổi.
    Hoạt động xuất khẩu rất cần thiết vì nó mở rộng khả năng tiêu dùng của nước nhập khẩu và khai thác được lợi thế so sánh của nước xuất khẩu. Thương mại quốc tế cho phép đa dạng hoá các mặt hàng tiêu dùng với chất lượng và số lượng, mẫu mã cao hơn so với khả năng sản xuất trong nước khi thực hiện chế độ tự cung tự cấp, không giao lưu buôn bán với nước ngoài. Do đó, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng, thúc đẩy các nước mở rộng quan hệ trao đổi mua bán với nhau. Thế nhưng, xét một cách cụ thể thì nguyên nhân cơ bản và sâu xa của việc trao đổi mua bán hàng hoá là xuất phát từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên mà một nước có thể chuyên môn sản xuất một số mặt hàng có lợi thế hơn và xuất khẩu để đổi lấy hàng nhập khẩu từ nước khác nhằm mục đích lợi nhuận. Do đó hai bên cùng có lợi do có sự khác nhau về sở thích và lượng cầu đối với hàng hoá khi thực hiện trao đổi mua bán hàng hoá. Vì vậy, mặc dù với xuất phát điểm thấp và chi phí sản xuất hầu như lớn hơn tất cả các mặt hàng của các quốc gia, nước ta vẫn có thể duy trì quan hệ thương mại với các nước đó. Vì thế, trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu luôn là mục tiêu chiến lược để phát triển kinh tế được Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và đặt lên hàng đầu tại các hội nghị của Đảng và Nhà nước họp bàn.
    3. Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường
    Xuất khẩu đã được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy cho phát triển kinh tế. Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính và cho nhu cầu nhập khẩu, cũng như tạo cơ sở cho phát triển các cơ sở hạ tầng là một mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại. Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
    Hoạt động xuất khẩu có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, bởi lẽ mỗi quốc gia đều có một lợi thế so sánh riêng cho nên muốn kinh tế phát triển họ không thể không đem bán các sản phẩm có
     
Đang tải...