Chuyên Đề Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích biến động giá trị sản xuất tỉnh Thái Nguyên giai đoạn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1990 - 2005 VÀ DỰ BÁO ĐỀN NĂM 2010
    LỜI MỞ ĐẦU


    Trải qua những thăng trầm của lịch sử, nhân loại đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển nhưng chỉ đến thời kỳ công nghiệp hoá thì mới phát triển với tốc độ chóng mặt. Ở những nước đã công nghiệp hoá, các nhu cầu cơ bản của con người đã được đáp ứng và đang cố gắng quan tâm đến những nhu cầu khác. Vì thế, nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ tối quan trọng đối với sự phát triển của một đất nước. Mục tiêu của Việt Nam trong thời kỳ đầu cũng là công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đảng và nhà nước ta đã xác định chú trọng phát triển công nghiệp cho đến năm 2020 về cơ bản nước ta đã trở thành một nước công nghiệp. Yêu cầu này đòi hỏi sự cố gắng rất lớn của chính quyền các cấp, từ trung ương đến địa phương. Muốn trở lên giàu mạnh, không phụ thuộc vào các nước khác thì không có con đường nào khác là công nghiệp hoá, hiện đại hoá.


    Thái Nguyên với vai trò là trung tâm công nghiệp ở các tỉnh miền núi phía bắc đã và đang góp phần vào mục tiêu chung của cả nước. Được sự quan tâm và chỉ đạo của chính quyền các cấp trong những năm qua giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên luôn đạt mức tăng trưởng cao nhưng vẫn chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng của Vùng. Để đánh giá một cách cơ bản và toàn diện sự phát triển công nghiệp trong những năm đổi mới và dự đoán trong thời gian tới cần nghiên cứu đề tài:
    Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích biến động giá trị sản xuất tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1990-2005 và dự báo đến năm 2010


    Thông qua đề tài sẽ phần nào thấy được sự phát triển công nghiệp Thái Nguyên trong thời gian qua và có những kiến nghị nhỏ trong thời gian tới đóng góp vào sự phát triển của Thái Nguyên
    Hy vọng trong thời gian tới Thái Nguyên sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ, là đầu tàu trong phát triển kinh tế các tỉnh miền núi phía bắc. Xứng đáng với truyền thống anh hùng, xứng đáng là “thủ đô gió ngàn”

    Đề tài được chia thành ba chương không kể lời nói đầu và kết luận:
    Chương I: Những vấn đề lý luận chung về giá trị sản xuất công nghiệp
    Chương II: Một số phương pháp Thống kê nghiên cứu biến động của giá trị sản xuất
    Chương III: Vận dụng một số phương pháp thống kê nghiên cứu biến động giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1990-2005 và dự đoán đến năm 2010


    Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đề tài không thể không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong sự đóng góp của cô giáo để đề tài em được hoàn thiện hơn
    Em xin cảm ơn: TS. Trần Thị Kim Thu và tập thể cán bộ Cục Thống Kê Thái Nguyên đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.


    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1


    CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN DỀ LÝ LUẬN CHUNG CỦA SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 3
    I. Khái quát chung về công nghiệp 3
    1. Đặc điểm của sản xuất công nghiệp 3
    1.1. Phân loại. 5
    1.2. Vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 8
    1.3. Tình hình phát triển công nghiệp Việt Nam 9
    2. Phương pháp tính giá trị sản xuất công nghiệp 11
    2.1. Phạm vi, nguyên tắc và phương pháp tính 11
    2.2. Nội dung giá trị sản xuất công nghiệp 13
    2.3. Ý nghĩa của chỉ tiêu GO trong hoạt động sản xuất công nghiệp 15
    3.Tính hình phát triển công nghiệp Thái Nguyên 15
    3.1. Định hướng của đảng bộ 15
    3.2. Sơ lược về tình hình phát triển tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1990-2005 17


    CHƯƠNG II: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 19
    I. Lựa chọn phương pháp Thống Kê nghiên cứu biến động giá trị sản xuất 19
    1. Lý luận chung về phân tích Thống kê 19
    1.1. Khái niệm. 19
    1.2. Những vấn đề chủ yếu của phân tích và lựa chọn thống kê 20
    2. Lựa chọn các phương pháp phân tích Thống Kê 21
    2.1. Nguyên tắc lựa chọn. 21
    2.2. Lựa chọn một số phương pháp phân tích 21
    II. Đặc điểm vận dụng các phương pháp. 22
    1. Phương pháp dãy số thời gian. 22
    1.1. Khái niệm chung về phương pháp dãy số thời gian. 22
    1.2. Các chỉ tiêu trong dãy số thời gian 24
    1.3. Một số phương pháp biểu hiện xu hướng biến động ngắn hạn 29
    2. Phương pháp hồi quy tương quan. 31
    2.1. Khái niệm chung về phương pháp hồi quy tương quan 31
    2.2. Liên hệ tương quan tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng 33
    2.3. Liên hệ tương quan phi tuyến giữa hai tiêu thức số lượng 36
    2.4. Liên hệ tương quan giữa nhiều tiêu thức số lượng( hồi quy tương quan bội) 38
    3. Phương pháp chỉ số 40
    3.1. Khái niệm chung về phương pháp chỉ số 40
    3.2. Phương pháp tính chỉ số 43
    3.3. Hệ thống chỉ số 44


    CHƯƠNG III: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1990 – 2005 VÀ DỰ ĐOÁN ĐẾN NĂM 2010 49
    1. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên 49
    1.1. Những thuận lợi 49
    1.2. Những khó khăn. 51
    2. Phân tích biến động tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên năm 1990-2005 53
    2.1. Phân tích đặc điểm biến động giá trị sản xuất 53
    2.2. Phân tích xu thế biến động giá trị sản xuất công nghiệp Thái Nguyên 59
    3. Phân tích cơ cấu tổng giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1990-2005 61
    3.1. Theo thành phần kinh tế 61
    3.2. Phân theo ngành công nghiệp 69
    4. Dự đoán giá trị sản xuất đến năm 2010 73
    4.1. Ngoại suy theo lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân 73
    4.2. Ngoại suy theo hàm xu thế 74
    KẾT LUẬN 75
     
Đang tải...