Luận Văn Vận dụng một số phương pháp Thống kê để nghiên cứu tình hình vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng ở Thủ đô Hà Nộ

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Vận dụng một số phương pháp Thống kê để nghiên cứu tình hình vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng ở Thủ đô Hà Nội giai đoạn 1995-2002


    Lời nói đầu
    Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, trong việc đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế – xă hội của đất nước, trong đó Hà Nội được xác định là một trong những trọng điểm kinh tế của cả nước. Xác định được tầm quan trọng của ḿnh, trong những năm qua Thành phố Hà Nội cùng cả nước đă ra sức phát triển kinh tế Thủ đô bằng nhiều hoạt động đổi mới, cải cách trong nhiều lĩnh vực.
    Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xă hội việc trước mắt phải có được một hệ thống Cơ sở hạ tầng hiện đại và phát triển đồng bộ. Trước thực trạng quá cũ nát và lạc hậu của hệ thống Cơ sở hạ tầng của ḿnh, trong những năm qua Thành phố Hà Nội đă dành một phần vốn rất lớn từ Ngân sách cho việc Đầu tư phát triển Cơ sở hạ tầng Thủ đô. Đó được coi nh­ là bước đi đầu tiên trong quá tŕnh phát triển kinh tế-xă hội Thủ đô trong tương lai.
    Để có thể phục vụ tốt cho công tác quản lư về vốn đầu tư của thủ đô trong lĩnh vực này, đồng thời có căn cứ để đánh giá, phân tích kết quả của đồng vốn bỏ ra, giúp cho các nhà quản lư Thủ đô có kế hoạch trong việc đầu tư phát triển Cơ sở hạ tầng Thủ đô được tốt, th́ việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng vốn đầu tư cho lĩnh vực này là rất cần thiết.
    Xuất phát từ thực tiễn nói trên, với mong muốn góp một phần công sức nhỏ nhoi của ḿnh sự nghiệp phát triển kinh tế – xă hội của cả nước nói chung và của Thủ đô Hà Nội nói riêng trong thời ḱ đẩy mạnh quá tŕnh CNH-HĐH đất nước. Phấn đấu đưa Hà Nội đến năm 2010 trở thành Thủ đô “hiện đại-văn minh”, xứng đáng là trái tim của cả nước. Do vậy, tôi đă mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
    Vận dông một số phương pháp Thống kê để nghiên cứu t́nh h́nh vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng ở Thủ đô Hà Nội giai đoạn 1995-2002.”
    Luận văn này ngoài phần mở đầu và phần kết luận c̣n bao gồm:
    Chương I: Lư luận chung về đầu tư và về hạ tầng cơ sở.
    Chương II: Thực trạng hệ thống Cơ sở hạ tầng của Thủ đô Hà Nội hiện nay.
    Chương III: Vận dụng một số phương pháp thống kê để nghiên cứu t́nh h́nh vốn đầu tư cho Cơ sở hạ tầng Thủ đô Hà Nội giai đoạn 1995-2002.
    Với tŕnh độ và năng lực c̣n có hạn thêm nữa là kinh nghiệm thực tế c̣n Ưt, do vậy trong việc nghiên cứu đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ư của các Thầy, cô và bạn đọc gần xa.


    Chương IMột số khái niệm chung về đầu tư và về cơ sở hạ tầngI. Lư luận chung về đầu tư.Thuật ngữ “Đầu tư” đă xuất hiện từ rất lâu và rất gần gũi với chúng ta, nó xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhưng để hiểu rơ được nó th́ lại rất phức tạp, với khối lượng kiến thức rất lớn.
    Liên quan đến Đầu tư, cần làm rơ khái niệm và vai tṛ của: Hoạt động đầu tư nói chung, hoạt động đầu tư phát triển và hoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản.
    1. Khái niệm và vai tṛ của Đầu tư.
    Khái niệm:
    Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đă bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
    Các nguồn lực đó có thể là: tiền, là tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ mà thông thường chúng ta gọi đó là Vốn đầu tư.
    Hiểu theo cách chung nhất: Vốn đầu tư là tích tiền tích luỹ của xă hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác được sử dụng vào trong quá tŕnh tái sản xuất xă hội, nhằm duy tŕ tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xă hội.
    Nguồn gốc h́nh thành Vốn đầu tư chính là nguồn lực dùng để tái đầu tư sản xuất và nguồn tích luỹ (xuất phát từ tiết kiệm). Tuy nhiên, tất cả các nguồn đó chỉ được gọi là vốn đầu tư khi chúng được dùng để chuẩn bị cho quá tŕnh tái sản xuất, tức là chúng đă đi ra khỏi lĩnh vực tiết kiệm. V́ vậy, để thúc đẩy đầu tư cần thiết phải có chính sách, có môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.


    Sự cần thiết của Đầu tư.
    Không có một quốc gia nào, không một tổ chức nào ra đời mà không quan tâm đến hoạt động đầu tư, sự khác nhau chỉ là mức độ đầu tư.
    Mục tiêu cuối cùng của Nhà nước là đem lại sự Êm no cho người dân, đem lại sự hoà b́nh cho đất nước. Mà muốn có được mục tiêu đó th́ trước tiên cần phải đầu tư để có thể tạo ra một hệ thống hạ tầng cơ sở vững mạnh, hiện đại để mở đường cho một nền sản xuất hiện đại, từ đó mọi người có công ăn việc làm, có thu nhập và từ đó nâng cao được mức sống. Hơn thế nữa, để giữ vững được an ninh – quốc pḥng th́ Nhà nước cần phải duy tŕ một hệ thống quân sự với những trang thiệt bị hiện đại, muốn vậy phải có một nền công nghiệp quốc pḥng tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu bảo vệ tổ quốc.
    Đối với các tổ chức, các đơn vị kinh tế khi ra đời và để duy tŕ sự hoạt động của ḿnh, v́ mục tiêu cuối cùng là thu được lợi nhuận th́ cần phải đầu tư cho các trang thiết bị sản xuất cho đầu vào và để duy tŕ bộ máy điều khiển và quản lư các trang thiết bị đó.
    Có thể nói, đầu tư là vấn đề sống c̣n và quyết định trực tiếp đến chiến lược phát triển kinh tế – xă hội. V́ vậy, cần phải có sự nghiên cứu sâu, toàn diện để làm sao hoạt động đầu tư có hiệu quả cao nhất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xă hội nhanh nhất.
    2. Đặc điểm và vai tṛ của Đầu tư phát triển.
    Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển và các h́nh thức đầu tư trong lĩnh vực Hạ tầng cơ sở Thủ đô.
    Đầu tư phát triển khác với đầu tư nói chung ở chỗ, đă là đầu tư phát triển th́ phải tạo ra nguồn lực cho xă hội lớn hơn lúc ban đầu. Xét đầu tư phát triển là xét trên lĩnh vực vĩ mô. Từ đây, hoạt động đầu tư phát triển có các đặc điểm khác biệt với các loại h́nh đầu tư khác như sau:
    + Hoạt động đầu tư phát triển đ̣i hỏi một số vốn lớn và lằm khê đọng trong suốt quá tŕnh đầu tư. Đây là cái giá phải trả khá lớn của Đầu tư phát triển. Điều này thể hiẹn rất rơ trong lĩnh vực đầu tư cho hạ tầng cơ sở như hệ thống đường xá cầu cống, hệ thống cấp thoát nước số vốn đầu tư một công tŕnh này có thể lên tới hàng trăm, hàng ngh́n tỷ đồng.
    + Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng thường đ̣i hỏi nhiều thời gian với nhiều biến động xảy ra. Thời gian thực hiện một công cuộc đầu tư có thể là năm năm, mười năm hay lâu hơn nữa, trong khoảng thời gian này những yếu tố kinh tế – xă hội – chính trị trực tiếp hay gián tiếp tác động đến. Mà bản thân những yếu tố này lại chứa đựng trong nó những yếu tố khác thường xuyên biến động.
    + Thời gian cần hoạt động cho các dự án đầu tư đ̣i hỏi để có thể thu hồi đủ vốn đă bỏ ra đối với các cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ sản xuất – kinh doanh thường là lớn và do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt (tích cực và tiêu cực) của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xă hội, chính trị, kinh tế Bởi v́ với số vốn đầu tư là lớn, thời gian thực hiện lâu dài th́ rất khó có thể thu hồi vốn nhanh được. Chẳng hạn như việc đầu tư xây dựng một đường quốc lộ th́ việc thu hồi vốn có thể thông qua thu lệ phí đường với nhiều năm liên tục mới có thể hoàn đủ vốn ban đầu.
    + Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài nhiều năm, có khi hàng trăm năm, hàng ngh́n năm thậm chí tồn tại vĩnh viễn. Hơn nữa các thành quả này là các công tŕnh xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng. Do đó, các điều kiện về địa lư, địa h́nh nơi đầu tư sẽ ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến quá tŕnh thực hiện đầu tư cũng như tác dụng sau này của các kết quả đầu tư. Việc xây dựng các công tŕnh ở nơi địa chất không ổn định sẽ không đảm bảo an toàn trong quá tŕnh hoạt động sau này, thậm chí cả trong quá tŕnh xây dựng công tŕnh.
    Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư đều đem lại hiệu quả kinh tế – xă hội cao cần phải làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư. Cần có sự xem xét kỹ lưỡng, có sự phân tích sâu và đảm bảo tính khách quan các yếu tố về kinh tế – xă hội – chính trị, đưa ra được những dự đoán chính xác t́nh h́nh kinh tế – xă hội trong những năm tới và sự tác động của những yếu tố này sẽ như thế nào. Sự chuẩn bị này được thể hiện trong việc soạn thảo các dự án đầu tư (lập dự án đầu tư) có nghĩa là phải thực hiện đầu tư theo dự án đă được soạn thảo với chất lượng tốt .
    Từ những đặc điểm nghiên cứu ở trên của hoạt động đầu tư phát triển. Vậy làm thế nào để giảm bớt rủi ro và gánh nặng cho Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở thủ đô (HTCS) là một câu hỏi lớn cho các nhà quản lư và hoạch định chính sách ở Thủ đô hiện nay.
    Hoạt động đầu tư được tiến hành với nhiều h́nh thức khác nhau, song đầu tư trong lĩnh vực Cơ sở hạ tầng Thủ đô được thực hiện dưới h́nh thức đầu tư trực tiếp, chủ thể tham gia có thể là sở tại hoặc nước ngoài và đầu tư gián tiếp.
    Trong điều kiện nước ta hiện nay, hệ thống hạ tầng cơ sở của Thủ đô c̣n rất lạc hậu, manh mún, cần phải đầu tư xây dựng và hiện đại hoá, nhưng nguồn vốn chủ yếu từ xưa tới nay chủ yếu là vốn ngân sách, v́ vậy rất khó có thể đáp ứng được yêu cầu này. Do vậy h́nh thức BOT ra đời là giải pháp tốt nhất đặc biệt là trong lĩnh vực Giao thông đô thị, là lĩnh vực đ̣i hỏi nguồn vốn đầu tư vô cùng lớn. Ngoài ra c̣n có các h́nh thức khác như BT, BTO, tuỳ từng điều kiện cụ thể và trong từng lĩnh vực mà chúng ta có thể lựa chọn h́nh thức đầu tư sao cho đạt hiệu quả cao mà vẫn đảm bảo tốt quốc pḥng và an ninh.
    Vai tṛ của Đầu tư phát triển đối với Hạ tầng cơ sở của Thủ đô Hà Nội.
    Đầu tư phát triển có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của nền kinh tế, mặc dù có thể nó chưa phát huy ngay được tác dụng trực tiếp nhưng khi xem xét tiềm lực kinh tế của một nước không thể bỏ qua vốn đầu tư cho phát triển. Trong đó có vốn đàu tư cho phát triển Cơ sở hạ tầng. Đầu tư phát triển có ảnh hưởng lớn đến rất nhiều lĩnh vực, ở đây chủ yếu đề cập đến một số ảnh hưởng của Đầu tư phát triển đến Hạ tầng cơ sở Thủ đô Hà nội.
    Thứ nhất, Đầu tư phát triển ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế Thủ đô:
    Đầu tư phát triển CSHT là loại h́nh đầu tư tài sản vật chất và sức lao động để tạo những tài sản mới cho nền kinh tế. Vai tṛ của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng được xem xét dưới góc độ vai tṛ của đầu tư phát triển nói chung. Tất nhiên sự tác động của đầu tư phát triển CSHT đô thị tới nền kinh tế c̣n phụ thuộc vào quy mô, tỷ trọng vốn đầu tư phát triển cho lĩnh vực này trong tổng vốn đầu tư xă hội nói chung.
    Trước hết, đầu tư phát triển CSHT vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu:
    Đối với tổng cầu: theo lư thuyết kinh tế vĩ mô, tổng cầu là toàn bộ số lượng hàng hoá và dịch vụ mà các hộ gia đ́nh, các hăng kinh doanh và Chính phủ dự kiến chi tiêu, tương ứng với mức thu nhập của họ. Mà chi đầu tư phát triển (nằm trong chi tiêu của chính phủ). CSHT đô thị nằm trong tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ của Chính phủ và các hăng kinh doanh nên nó trực tiếp tác động đến tổng cầu của nền kinh tế. Như vậy, đầu tư phát triển CSHT đô thị là biện pháp kích cầu có hiệu quả, nó tạo ra nhu cầu lớn về hàng hóa nguyên, nhiên vật liệu xây dựng các công tŕnh CSHT, kích thích sản xuất của các nhà máy, các hăng kinh doanh, làm tăng tích luỹ cho cả nền kinh tế và cho chính bản thân nền kinh tế Thủ đô.
    Đối với tổng cung: Tổng cung phụ thuộc vào các yếu tố lao động, tài nguyên, kỹ thuật và các chi phí đầu vào khác. Khi hệ thống CSHT Thủ đô hoàn thành, được đưa vào sử dụng, nó sẽ phát huy tác dụng làm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, trực tiếp tác động đến các chi phí đầu vào của quá tŕnh sản xuất, làm tăng sản lượng của nền kinh tế, kích thích sản xuất phát triển hơn nữa.
    Một số vấn đề quan trọng khác mà đầu tư phát triển CSHT Thủ đô tác động đến là: tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
    Các chuyên gia của ngân hàng thế giới (WB) đă tính được rằng, tăng 1% tổng quỹ cơ sở hạ tầng th́ sẽ tăng được 1% GDP. Đối với các đô thị, điều này càng trở lên có ư nghĩa hơn do các đô thị đều là những cơ sở kinh tế sinh động, đặc biệt là với Thủ đô Hà nội. Là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, là nơi mà các nguồn tài nguyên hiếm hoi được tập trung và kết hợp lại với nhau, nơi sản xuất và tiêu thụ phần lớn các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia. Sự tăng trưởng kinh tế của Thủ đô lại là động lực lớn thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của cả nước. Ở nước ta hiện nay, khu vực đô thị nói chung chiếm 0,64% diện tích của cả nước, nhưng chiếm tới 24% Dân số và đóng góp hơn 40% GDP của cả nước, riêng Hà nội chiếm 3,5% Dân số so với cả nước và đóng góp 7,5% GDP của cả nước. Do đó, đầu tư xây dựng hệ thống CSHT Thủ đô nói riêng và các đô thị nói chung là một trong những động lực chủ yếu làm tăng hiệu quả kinh tế Thủ đô và của các đô thị, góp phần thúc đẩy quá tŕnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
    Bên cạnh đó, đầu tư phát triển CSHT Thủ đô c̣n có tác dụng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ, theo kinh nghiệm các nước trên thế giới, đó là con đường tất yếu để đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Tất nhiên vai tṛ này chỉ thực sự phát huy tác dụng khi hệ thống CSHT Thủ đô được xây dựng đồng bộ, phát triển cân đối và phù hợp với điều kiện phát triển của từng đô thị.
    Thứ hai, vai tṛ của đầu tư CSHT Thủ đô đối với quá tŕnh đô thị hoá:
    Ngoài những vai tṛ chung tác động tới toàn bộ nền kinh tế quốc dân, c̣n đối với riêng nền kinh tế của Thủ đô th́ đầu tư phát triển CSHT đô thị c̣n có ư nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô. Đó là:
    Đầu tư phát triển CSHT góp phần tạo dựng cơ sở vật chất cho quá tŕnh đô thị hoá. Trong mấy năm gần đây ta thấy rằng tốc độ đô thị hoá ở Thủ đô diễn ra với tốc độ rất nhanh và vẫn c̣n tiếp tục trong những năm tiếp theo, đó cũng là một phần kết quả của việc đầu tư HTCS Thủ đô trong thời gian qua. Bản chất của đầu tư phát triển CSHT là đầu tư tài sản và sức lao động nhằm cải tạo hoặc xây dựng mới hệ thống HTCS của Thủ đô, quá tŕnh này đă tạo ra những nền tảng cơ sở vật chất cho chính Thủ đô. V́ vậy, các nhà hoạch định chính sách phát triển Thủ đô phải có chiến lược lựa chọn đầu tư phát triển CSHT cho Thủ đô nhằm đảm bảo thích ứng được với qúa tŕnh đô thị hoá và tăng trưởng kinh tế đô thị, tận dụng và khai thác được thế mạnh của Thủ đô. Ở Thủ đô Hà nội hiện nay vốn đầu tư chỉ đáp ứng được khoảng 40% so với nhu cầu cần thiết, do vậy chiến lược đầu tư hạ tầng đô thị phải đảm bảo thứ tự ưu tiên cho từng lĩnh vực để khai thác tối đa vốn đầu tư cho HTCS Thủ đô và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
     
Đang tải...