Thạc Sĩ Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực để rèn luyện kỹ năng giải các bài toán cực trị hình học

Thảo luận trong 'Khoa Học Xã Hội' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 4/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Abstract: Trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phương pháp dạy học tích
    cực và kỹ năng giải toán. Nghiên cứu một số biện pháp sư phạm nhằm rèn luyện kỹ
    năng giải các bài toán cực trị hình học thuộc chương trình lớp 8, 9 theo hướng tích cực
    hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá
    tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
    Keywords: Phương pháp giảng dạy; Toán học; Dạy học tích cực; Trung học cơ sở
    Content
    Mở đầu
    1. Lí do chọn đề tài
    Trên thế giới, từ thế kỉ XX đã xuất hiện nhiều phương pháp dạy học tích cực. Cụm từ
    "phương pháp dạy học tích cực" được sử dụng để chỉ những phương pháp dạy học theo hướng
    phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Bằng kinh nghiệm, vốn tri thức sẵn có
    của mình, người học tích cực, chủ động vận dụng để giải quyết tình huống mới, qua đó hình
    thành tri thức mới.
    Trong phạm vi đề tài này, tác giả dùng cụm từ "Phương pháp dạy học tích cực" để chỉ
    những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học nhằm
    hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, hay nói cách
    khác là vận dụng một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của
    người học.
    Trong toán học, hình học vốn đã hấp dẫn học sinh bởi tính trực quan của nó. Chúng ta
    không thể phủ nhận được ý nghĩa và tác dụng to lớn của hình học trong việc rèn luyện tư duy
    toán học, một phẩm chất rất cần thiết cho hoạt động sáng tạo của con người. Tuy nhiên, học
    toán mà đặc biệt là môn hình học, mỗi học s inh đều cảm thấy có những khó khăn riêng của
    mình. Nguyên nhân của những khó khăn đó là:
    - Học sinh chưa nắm vững các khái niệm cơ bản, các định lý, tính chất của các hình đã
    học. Một số học sinh không biết cách vận dụng các kiến thức ấy như thế nào vào việc giải bài
    tập.
    - Sách giáo khoa cung cấp cho học sinh một hệ thống đầy đủ các kiến thức cơ bản
    nhưng chưa thể truyền tải các kiến thức đó đến các em một cách sâu đậm nếu không có bàn
    tay chế biến của người giáo viên. Hơn nữa, khi học sinh phải tiếp xúc với c ác bài toán, các
    chuyên đề toán nâng cao, mà người giáo viên chưa kịp trang bị đủ các kỹ năng cần thiết để
    giải toán thì sẽ rất dễ dẫn đến tâm lí chán nản, buông xuôi ở nhiều học sinh.
    - Đối với bộ môn hình học, ngoài các bài toán về chứng minh hình học, các bài toán
    dựng hình, bài toán quỹ tích còn có "Các bài toán cực trị hình học" (hay còn gọi là các bài
    toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất trong hình học phẳng) . Đây là những dạng toán khó,
    hấp dẫn, thường gặp trong các câu hỏi khó của các đề thi tốt nghiệp, các đề thi chọn lọc học
    sinh giỏi toán thuộc chương trình lớp 8, 9, thi tuyển sinh vào lớp 10 ở các trường chuyên,
    trường năng khiếu.
    Xuất phát từ những vấn đề, trên và giúp học sinh có những định hướng chung ban đầu
    khi gặp những bài tập về cực trị hình học, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài "Vận dụng một số
    phương pháp dạy học tích cực để rèn luyện kỹ năng giải các bài toán cực trị hình học
    thuộc chương trình lớp 8, 9 trung học cơ sở".
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Nghiên cứu một số phương pháp dạy học nhằm hướng tới hoạt động hóa, tích cực
    hóa hoạt động nhận thức của người học, hay nói cách khác là phát huy tính tích cực nhận thức
    của người học. (Ví dụ: Phương pháp vấn đáp, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề,
    phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp dạy học khám phá . )
    - Đề xuất một số kịch bản dạy học về việc vận dụng một số phương pháp dạy học tích
    cực nhằm rèn luyện kỹ năng giải toán cực trị hình học thuộc chương trình líp 8, 9 ở trường
    THCS.
    3. Phạm vi nghiên cứu
    Các bài toán cực trị hình học thuộc chương trình lớp 8, 9 THCS.
    4. Mẫu khảo sát
    Học sinh khối 8, 9 (8A1, 8A2, 9A1, 9A2) - Trường THCS Nguyễn Trãi - Ba Đình - Hà
    Nội.
    5. Vấn đề nghiên cứu
    - Thế nào là phương pháp dạy học tích cực ?
    - Các kỹ năng giải các bài toán cực trị hình học thuộc chương trình 8, 9 ?
    - Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực như thế nào để rèn luyện kỹ năng giải các
    bài toán cực trị hình học thuộc chương trình lớp 8, 9 THCS.
    6. Giả thuyết nghiên cứu
    Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực để rèn luyện kỹ năng giải các bài toán cực
    trị hình học thuộc chương trình lớp 8, 9 trung học cơ sở sẽ tích cực hoá hoạt động nhận
    thức của học sinh góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Nghiên cứu lí luận
    - Nghiên cứu các tài liệu lý luận (triết học, giáo dục học, tâm lý học và lý luận dạy
    học bộ môn Toán).
    - Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, bài viết, sách giáo viên, sách nâng cao
    lớp 8, 9 có liên quan đến các bài toán cực trị hình học.
    - Nghiên cứu cỏc công trình khoa học có các vấn đề liên quan trực tiếp đến đề tài.
    7.2. Điều tra xã hội học
    - Dự giờ, quan sát việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh ở các lớp trong
    chuyên đề "cực trị hình học".
    - Sử dụng phiếu trắc nghiệm và phỏng vấn trực tiếp học sinh, đồng nghiệp và cỏc phụ
    huynh học sinh.
    7.3. Thực nghiệm sư phạm
    - Tiến hành thực nghệm sư phạm với lớp học thực nghiệm và lớp học đối chứng trên cùng
    một lớp đối tượng.
    - Thực nghiệm đối chứng.
    - Đánh giá của giáo viên và học sinh sau khi dạy và học xong chuyên đề "cực trị hình học".
    8. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trỡnh bày
    trong 3 chương:
    Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phương phỏp dạy học tớch cực và kỹ năng
    giải toỏn.
    Chương 2: Một số biện pháp sư phạm nhằm rèn luyện kỹ năng giải các bài toán cực trị hình
    học thuộc chương trình lớp 8, 9 theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh.
    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
     
Đang tải...