Tiểu Luận Vận dụng mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn vào quá trình đổi mới ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Vận dụng mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn vào quá trình đổi mới ở Việt Nam

    A.MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Nước ta đang trên con đường tiến lên công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy việc nắm vững các quan điểm thực tiễn, phát triển lí luận nhằm đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên giành thắng lợi luôn là vấn đề cần thiết cần sự quan tâm của cả xã hội.
    Trong xã hội , triết học là một bộ phận không thể tách rời với sự phát triển của bất cứ hình thái kinh tế nào. Những vấn đề triết học về lý luận nhận thức và thực tiễn, phương pháp biện chứng . luôn là cơ sở, là phương hướng, là tôn chỉ cho hoạt động thực tiễn, xây dựng và phát triển xã hội cho hoạt động. Chúng ta biết rằng, triết học là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác. Lênin đã chỉ rõ rằng chủ nghĩa duy vật biện chứng đó chính là triết học của chủ nghĩa Mác. Cho đến nay, chỉ có triết học Mác là mang tính ưu việt hơn cả. Trên cơ sở nền tảng triết học Mác - Lênin, Đảng và Nhà nước ta đã học tập và tiếp thu tư tưởng tiến bộ, đề ra những mục tiêu, phương hướng chỉ đạo chính xác, đúng đắn để xây dựng và phát triển xã hội, phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Mặc dù có những khiếm khuyết không thể tránh khỏi song chúng ta luôn đi đúng hướng trong cải tạo thực tiễn, phát triển kinh tế, từng bước đưa đất nước ta tiến kịp trình độ các nước trong khu vực và thế giới về mọi mặt. Chính những thành tựu của xây dựng chủ nghĩa xã hội và qua hai mươi năm đổi mới là minh chứng xác đáng cho vấn đề nêu trên. Hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn cùng với sự nắm bắt các quy luật khách quan trong vận hành nền kinh tế ở nước ta là một vấn đề còn nhiều xem xét và tranh cãi, nhất là trong quá trình đổi mới hiện nay.Vì vậy, em quyết định chọn nội dung “Vận dụng mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn vào quá trình đổi mới ở Việt Nam” làm đề tài tiểu luận của mình.

    2. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
    Qua việc vận dụng nghiên cứu mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới nhằm giúp Đảng và Nhà nước ta có nhận thức, vận dụng đúng đắn những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh vào quá trình đổi mới trên tất cả các lĩnh vực. Trên cơ sở đó rút ra kinh nghiệm tổng kết thực tiễn. Đổi mới trên cơ sở vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò sáng tạo chủ động của nhân dân xuất phát từ thực tiễn nhạy bén cái mới.
    3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
    Đây là một đề tài rộng được nhiều tác giả nghiên cứu. Tôi xin trình bày quá trình Đảng và Nhà Nước ta vận dụng mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn để đổi mới đất nước trên tất cả các lĩnh vực .Từ đó tìm ra những mặt tiêu cực, hạn chế còn tồn tại để trong quá trình đổi mới để đưa ra những giải pháp phù hợp.

    4.Phương pháp nghiên cứu.
    Tiểu luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương chính sách nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta. Cùng với phương pháp trên, tiểu luận còn sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp so sánh, thu thập tài liệu .

    5. Kết cấu của đề tài.
    Tiểu luận bao gồm: phần mở đầu; kết luận, danh mục ghi tài liệu tham khảo; phần phụ lục và phần nội dung gồm có 3 chương:
    Chương I: Cơ sở lí luận chung.
    Chương II: Vận dụng mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn để tìm hiểu quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam từ khi đổi mới đến nay.
    Chương III. Một số giải pháp nhằm vận dụng tốt hơn mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn trong việc phát triển kinh tế xã hội của nước ta.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...