Luận Văn Vận dụng mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay, tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư với quy mô vốn đầu tư để gi

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Phát triển kinh tế bền vững là đích hướng tới của mọi quốc gia trên thế giới hiện nay, dù các quốc gia đó theo những thể chế xã hội khác nhau. Nhưng để phát triển bền vững được, các quốc gia cần phải xây dựng cho mình một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, một nền tảng kinh tế vững chắc. Điều này chỉ có thể thực hiện thông qua đầu tư phát triển vì đầu tư phát triển là phương thức trực tiếp làm gia tăng tài sản của nền kinh tế, tăng tiềm lực cho mỗi quốc gia.
    Việt Nam từ khi giành độc lập đến nay, luôn kiên định mục tiêu phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phấn đấu từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp, nhanh chóng giảm bớt khoảng cách so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập WTO sẽ có nhiều cơ hội mà nếu nắm bắt được sẽ đưa đất nước “cất cánh” rất nhanh. Muốn vậy cần phải có một tiềm lực kinh tế vững mạnh. Nhận thức được tầm quan trọng của đầu tư đến phát triển kinh tế, Chính phủ luôn ưu tiên cho các hoạt động đầu tư phát triển. Nhưng để thực hiện được một dự án đầu tư thì không thể không kể đến yếu tố nguồn vốn và các yếu tố khác trực tiếp tác động tới quy mô vốn bởi vốn là yếu tố cần thiết đầu tiên khi thực thi dự án. Nếu kiểm soát vốn tốt thì những trở ngại khác sẽ dần được khắc phục.
    Để làm rõ hơn về vấn đề này, nhóm kinh tế đầu tư chúng tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: “Mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay, tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư với quy mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư ở Việt Nam”. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức của các thành viên trong nhóm là có hạn nên bài nghiên cứu của chúng tôi còn có những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đọc và các thầy cô giáo hướng dẫn để bài viết được hoàn thiện hơn.
    Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!







    Chương I
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

    I.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃI SUẤT, TSLN VÀ QUY MÔ VỐN ĐẦU TƯ
    A.LÃI SUẤT
    1. Khái nệm chung về lãi suất
    Có nhiều quan điểm khác nhau về lãi suất vốn vay, dưới đây là một số quan điểm hay sử dụng:
    Theo K.Marx: Lãi suất là một phần giá trị thặng dư mà nhà tư bản sản xuất phải trả cho nhà tư bản tiền tệ vì đã sử dụng vốn trong một thời gian nhất định.
    Theo quan điểm của các nhà kinh tế học lượng cầu về tài sản: Các nhà kinh tế học về lượng cầu về tài sản chia thế giới tài sản thành hai phần.Phần thứ nhất là tiền mặt, phần thứ hai là những tài sản không phải tiền măt như trái phiếu, cổ phiếu và các hình thức đầu tư tài sản khác Theo quan điểm này lãi suất là chi phí cơ hội cho việc nắm giữ tài sản tài chính tiền mặt, phiếu, hệ vay mượn hoặc cho thuê các dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ cổ phiếu hay các hình thức tài sản khác.
    Theo quan điểm của ngân hàng thế giới (WB): lãi suất là tỷ lệ phần trăm của tỷ lệ tiền lãi so với tiền vốn.
    Vậy theo nghĩa chung nhất lãi suất là giá cả của tín dụng – giá cả của quan
    hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng thức tài sản khác nhau. Khi đến hạn, người ta sẽ phải trả cho người cho vay một khoản tiền dôi ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền lãi. Tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên số tiền vốn gọi là lãi suất.
    2. Vai trò của lãi suất
    Dưới góc độ kinh tế vĩ mô, lãi suất lại là một công cụ điều tiết cho vay kinh tế rất nhạy bén và hiệu quả. Thông qua việc thay đổi mức và cơ cấu lãi suất trong từng thời kỳ nhất định, chính phủ có thể tác động đến quy mô và tỷ trọng các loại vốn đầu tư, do vậy mà có thể tác động đến quá trình điều chỉnh cơ cấu; đến tốc độ tăng trưởng, sản lượng, tỷ lệ thất nghiệp và tình trạng lạm phát trong nước. Hơn thế nữa, trong những điều kiện nhất định của nền kinh tế mở, chính sách lãi suất còn được sử dụng như là một công cụ góp phần điều tiết đối với các luồng vốn đi vào hay đi ra đối với một nước, tác động đến tỷ giá và điều tiết sự ổn định tỷ giá. Điều này không những tác động đến đầu tư phát triển kinh tế mà còn tác động trực tiếp đến cán cân thanh toán và các quan hệ thương mại quốc tế của nước đó đối với nước ngoài.
    Dưới góc độ kinh tế vi mô: lãi suất là cơ sở để cho các cá nhân cũng như các doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh tế của mình như: chi tiêu hay để dành gửi tiết kiệm; đầu tư số vốn tích luỹ được vào danh mục đầu tư này hay danh mục đầu tư khác
    Vậy với mức lãi suất cho vay hợp lý, sẽ kích thích các nhà đầu tư vay vốn mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh cho xã hội, tăng thu nhập quốc dân, hạn chế thất nghiệp tăng mức sống của người đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.Và khi nền kinh tế phát triển, thu nhập quốc dân tăng, sẽ tác động trở lại kích thích đầu tư phát triển.
    Chính vì những điều như vậy mà ở các nước kinh tế thị trương phát triển và theo đuổi chính sách tự do hóa tài chính (financial liberalization), lãi suất được hình thành trên cơ sở thị trường, tức là giữa cung và cầu về vốn trên thị trương quyết định.
    3. Các lãi suất cơ bản
    Mặc dù lãi suất là giá cả của tín dụng nói chung, song chúng ta lại biết rằng
    tín dụng có thể được thực hiện bằng các hình thức và phương pháp khác nhau, vì vậy mà lãi suất cũng được phân biệt thành các loại khác nhau. Dưới đây là một số loại lãi suất cơ bản.
    3.1 Lãi suất đơn
    Lãi suất đơn là lãi suất được tính đối với những khoản tín dụng thực hiện dưới hình thức vay đơn. Loại tín dụng kiểu này người vay tiền sẽ trả một lần cho người cho vay vào ngày đến hạn trả nợ cả vốn và một khoản tiền phụ thêm chính là tiền lãi.
    Việc tính lãi suất loại này chỉ đơn giản là lấy số tiền lãi chia cho tổng số vốn vay theo thời gian của khoản tín dụng đó.
    3.2 Lãi suất tích họp
    Lãi suất tích họp là lãi suất có tính đến yếu tố “ lãi mẹ đẻ lãi con”. Lãi suất tích họp được coi là công bằng và chính xác hơn trong việc đo lường lãi suất đối với các món vay dài hạn.
    Trên thực tế lãi suất tích họp vẫn được tính toán dựa trên cơ sở lãi suất đơn, nhưng do từ năm thứ 2 của thời hạn tín dụng do vốn tín dụng thực tế đã được tích luỹ thêm và lãi suất đơn tính cho các năm sau sẽ lớn hơn năm đầu và “tích họp” lại chúng ta sẽ có một mức lãi suất cho suốt thời kỳ khác với mức lãi suất đơn ban đầu.
    3.3 Lãi suất hoàn vốn
    Đối với các khoản tín dụng mà việc trả vốn và lãi theo định kỳ hoặc trả một khoản cố định theo định kỳ, chẳng hạn trả cố định hoặc trái phiếu coupon thì người ta áp dụng một loại lãi suất gọi là lãi suất hoàn vốn. Đây là lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của tiền thanh toán nhận được từ một khoản tín dụng với giá trị hôm nay của tín dụng đó. Một trái phiếu cũng là một khoản tín dụng, vì vậy lãi suất hoàn vốn của nó là một tỷ lệ nào đó làm cho giá trị hiện tại của trái phiếu trên thị trường.
    Như vậy, đo lường lãi suất hoàn vốn là một phép tính ngược từ việc chúng ta cân bằng giá trị hiện tại của số vốn đã đầu tư (cho vay) với giá trị hôm nay của số vốn đó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...