Thạc Sĩ Vận dụng mô hình TPB để giải thích hành vi tiêu dùng các mặt hàng điện tử, điện máy của người tiêu d

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Vận dụng mô hình TPB để giải thích hành vi tiêu dùng các mặt hàng điện tử, điện máy của người tiêu dùng tại thị trường Nha Trang

    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN . I
    LỜI CAM ĐOAN II
    DANH MỤC CÁC BẢNG V
    DANH MỤC CÁC HÌNH . VI
    GIỚI THIỆU . 3
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU HÀNH VI
    TIÊU DÙNG 6
    1.1 Hành vi người tiêu dùng 6
    1.2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới hành vi mua sắm 7
    1.3. Các giai đoạn trong quá trình quyết định của người tiêu dùng . 11
    1.4. Các lý thuyết chung và mô hình nghiên cứu hành vi tiêu dùng 12
    1.4.1. Lý thuyết giá trị kì vọng (Expectancy – Value Theories) 12
    1.4.2. Mô hình lý thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) 13
    1.4.3. Mô hình thuyết hành động theo dự tính (Theory of Planned Behavior -TPB) và một số các nghiên cứu đã vận dụng TPB . 15
    1.4.3.1 Cơ sở lý thuyết TPB 15
    1.4.3.2. Một số nghiên cứu gần đây sử dụng mô hình TPB 19
    1.4.3.3. Đặc điểm tiêu dùng hàng điện tử-điện lạnh và mơ hình nghiên cứu đề
    xuất . 21
    1.4.3.4. Các giả thuyết nghiên cứu . 22
    CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
    2.1. Thiết kế nghiên cứu 23
    2.1.1. Nghiên cứu định tính 23
    2.1.2. Nghiên cứu định lượng . 23
    2.2. Quy trình nghiên cứu 26
    2.3. Xây dựng thang đo 26
    2.4. Đánh giá sơ bộ thang đo . 28
    2.5. Nghiên cứu chính thức . 29
    CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 30
    3.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu . 30
    3.2. Thực trạng tình hình kinh doanh các mặt hàng điện tử-điện lạnh trên thị
    trường Nha Trang. 31
    3.3. Một số thông tin chung về mẫu. 31
    3.4. Kết quả nghiên cứu xây dựng thang đo và hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu 34
    3.4.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach alpha) 34
    3.4.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố (EFA) 36
    3.4.3. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu 42
    3.5. Kiểm định Phương sai ANOVA 44
    3.5.1. Thống kê mô tả thang đo liker 5 điểm với các thang đo “Ý định” 44
    3.5.3. Thống kê mô tả thang đo liker 7 điểm với các thang đo “Kiểm soát hành
    vi tiêu dùng” 49
    3.5.4. Thống kê mô tả thang đo liker 7 điểm với các thang đo “Ảnh hưởng xã
    hội” 53
    3.5.5. Thống kê mô tả thang đo liker 7 điểm với các thang đo “Ảnh hưởng gia
    đình” 54
    3.5.6. Thống kê mô tả thang đo liker 7 điểm với các thang đo “Thói quen” . 55
    3.6.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC 56
    3.6.1. Đo lường các khái niệm 56
    3.6.2. Thủ tục phân tích . 56
    3.6.3. Kết quả . 56
    3.6.4. Bàn luận hàm ý và kết luận về mô hình 63
    KẾT LUẬN . 66
    1. Các kết quả chính 66
    2. Hạn chế của đề tài . 67
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

    Tóm tắt nghiên cứu
    Nghiên cứu vận dụng mô hình TPB để giải thích hành vi tiêu dùng hành điện
    tử-điện lạnh tại thị trường Nha Trang.
    Nghiên cứu muốn tìm hiểu các yếu tố tác động trực tiếp hay gián tiếp lên tần số
    tiêu dùng hàng điện tử-điện lạnh trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến cho nhà quản lý.
    Mẫu nghiên cứu bao gồm 180 mẫu được điều tra từ người tiêu dùng trên địa bàn thành
    phố Nha Trang.
    Nghiên cứu được tiến hành theo hai bước: nghiên cứu sơ bộ và chính thức.
    Nghiên cứu sơ bộ định tính được tiến hành thông qua việc phỏng vấn trực tiếp
    với khách hàng và phương pháp tham khảo ý kiến của các trưởng phòng ban những
    người tham gia trực tiếp vào kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp và các nhân viên
    thị trường hằng ngày tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
    Nghiên cứu chính thức định lượng được tiến hành thông qua việc phát phiếu
    điều tra khách hàng theo mẫu soạn sẵn
    ý với sự hổ trợ của phần mềm
    SPSS 15.0 và phần mềm AMOS 7.0 để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
    Đầu tiên là việc đánh giá độ tin cậy của từng thang đo thông qua hệ số
    Cronbach alpha sau đó tiến hành phân tích nhân tố đồng thời kiểm định sự khác biệt
    với các biến nhân khẩu học, để khẳng định giá trị của các thang đo, đảm bảo tính đơn
    nghĩa, độ hội tụ và độ phân biệt của các thang đo phân tích nhân tố khẳng CFA đã
    được thực hiện và cuối cùng là mô hình cấu trúc được thực hiện để đánh giá quan hệ
    cấu trúc và kiểm định giả thuyết.
    Kết quả các thang đo sau khi hiệu chỉnh nói chung đều đạt độ tin cậy và giá trị
    phân biệt, sau khi phân tích nhân tố từ 06 thang đo (1) Thái độ (2) Ảnh hưởng gia
    đình (3) Ảnh hưởng xã hội (4) Thói quen (5) Kiểm soát hành vi tiêu dùng (6) Ý định
    tiêu dùng vẫn còn đủ 6 thang đo. Các câu hỏi trong 6 thang đo thể hiện sự phân biệt
    khá cao.
    Kết quả phân tích mô hình cấu trúc cho thấy ý định tiêu dùng chịu tác động bởi
    các nhân tố thái độ, ảnh hưởng gia đình, ảnh hưởng xã hội và có tác động dương lên ý
    định tiêu dùng, Ý định có tác động dương lên tần số tiêu dùng
    - 2 -Bên cạnh đó chúng ta cũng nhận thấy một số hạn chế của đề tài nghiên cứu là
    tính đại diện không cao do địa bàn nghiên cứu còn hẹp chỉ ở Nha Trang số lượng mẫu
    không đủ lớn để khái quát cho tổng thể. Mô hình cấu trúc mới chỉ bao gồm một số
    biến tiền tố. Tuy nhiên nghiên cứu cũng góp phần đáng kể cho cơ sở lý thuyết và có
    một số gợi mở cho các nghiên cứu trong tương lai.

    GIỚI THIỆU
    1. Sự cần thiết của đề tài
    Mục tiêu của tiếp thị là đáp ứng và thoả mãn các nhu cầu và ước muốn của
    khách hàng mục tiêu phạm trù “Hành vi khách hàng” nghiên cứu cách thức các cá
    nhân, các nhóm, các tổ chức lựa chọn, mẫu và sử dụng hàng hoá, dịch vụ, ý tưởng
    để thoả mãn nhu cầu của mình. Tìm hiểu được hành vi (động thái) của khách hàng
    không phải là một mà đó là cả một nghệ thuật (giáo trình tiếp thị). Bởi lẽ hành vi
    của khách hàng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
    Trong cơ chế thị trường ngày nay việc kinh doanh của các doanh nghiệp
    càng trở nên khó khăn, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đặc biệt sự cạnh tranh gay
    gắt hơn khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO.
    Với các sản phẩm phong phú về chủng loại, đa dạng về mầu sắc. Kinh tế ngày
    càng phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao. Vì vậy các doanh nghiệp phải
    hiểu biết về thị hiếu, hành vi của khách hàng, cũng như thái độ của người tiêu
    dùng về những sản phẩm mà Doanh nhiệp cung cấp. Có như vậy Doanh nghiệp
    mới có hướng đi hợp lý và có những chính sách tối ưu cho sự phát triển của Doanh
    nghiệp mình.
    Nhìn chung trong cuộc sống hiện đạin ngày nay nhu cầu của người tiêu dùng
    thay vì ăn no mặc ấm là ăn ngon mặc đẹp. Vì vậy các sản phẩm trên thị trường không
    chỉ đa dạng về chủng loại mà còn phải phong phú đặc biệt là những mặt hàng không
    thể thiếu hàng ngày với cuộc sống hiện tại như ngày nay đó là các mặt hàng điện tử,
    điện lạnh.
    Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử, điện lạnh tại Việt
    Nam nói chung và tại thành phố Nha Trang nói riêng việc điều tra, khảo sát và tìm
    hiểu hành vi người tiêu dùng để từ đó xem xét tìm hiểu những nhân tố nào tác động
    tiêu cực những nhân tố nào tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng hàng điện tử, điện
    lạnh là rất quan trọng.
    Hiện nay trên thị trường Thành phố Nha Trang sản phẩm điện tử, điện lạnh
    đựơc cung cấp chủ yếu bởi các doanh nghiệp như: Siêu Thị Điện Máy Đại Thanh,
    - 4 -Tường Nghiêm, Chánh Bổn, Dũng Tuyên, . và rất nhiều các doanh nghiệp khác
    với các sản phẩm khác nhau như: Ti vi, tủ lạnh, máy lạnh với các thương hiệu khác
    nhau. Trong bối cảnh ngày càng cạnh tranh hết sức khốc liệt này để duy trì, phát
    triển của các Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu hành vi người tiêu dùng thì mới có
    thể xây dựng được những kế hoạch Marketing có căn cứ nhằm thoả mãn tối đa nhu
    cầu đó. Với đề taì “Vận dụng mô hình TPB để giải thích hành vi tiêu dùng các mặt
    hàng điện tử, điện máy của người tiêu dùng tại thị trường Nha Trang” nhằm tìm
    hiểu và khám phá những nhân tố tác động tới hành vi mua hàng của họ để doanh
    nghiệp có cách nhìn và định hướng hợp lý trong chiến lược kinh doanh, quảng bá
    sản phẩm hợp lý để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
    2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu .
    Vận dụng lý thuyết TPB để giải thích ý định tiêu dùng các mặt hàng điện tử,
    điện lạnh với tư cách là biến động cơ dưới sự tác động của các nhân tố:
    - Thái độ của người tiêu dùng
    - Kiểm soát hành vi tiêu dùng
    - Thói quen tiêu dùng
    - Aûnh hưởng của xã hội tới hành vi tiêu dùng
    - Aûnh hưởng của gia đình tới hành vi tiêu dùng
    - Ý định hành vi tiêu dùng
    Trong quá trình nghiên cứu cần trả lời được các câu hỏi
    - Tiêu dùng hàng điện tử-điện lạnh tại Thành Phố Nha Trang chịu ảnh
    hưởng bởi những nhân tố nào?
    - Các nhà kinh doanh cần phải làm gì để thu hút người tiêu dùng về phía
    mình?
    2.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
    2.2.1. Phạm vi nghiên cứu
    - 5 -Đề tài sử dụng giải thích hành vi tiêu dùng của các khách hàng ở Nha Trang
    về mặt hàng điện tử-điện lạnh. Nhân tố nào tác động nhiều nhân tố nào tác động
    ít tới hành vi tiêu dùng
    2.2.2. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu như: Các khách sạn, những gia đình đang sử dụng và
    có ý sử dụng các mặt hàng điện tử, điện lạnh
    3. Ý nghĩa thực tiễn.
    - Giúp các Doanh nghiệp nắm bắt được các yếu tố tâm lý, các biến động cơ
    tác động đến hành vi của người tiêu dùng để có những chiến lược hợp lý trong
    kinh doanh nhằm chiếm được thị phần và lôi cuốn khách hàng về phía mình.

    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH
    NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG
    1.1 Hành vi người tiêu dùng
    Thuật ngữ hành vi tiêu dùng để chỉ hành vi mà người tiêu dùng thể hi ện
    trong việc tìm kiếm mua, sử dụng, đánh giá và loại bỏ các sản phẩm dịch vụ m à
    người tiêu dùng mong muốn sẽ thoá mãn nhu cầu của họ.
    Người tiêu dùng là những người mua hoặc sử dụng các sản phẩm hàng hoá
    và dịch vụ cung ứng trên thị trường. Người tiêu dùng nói chung được phân chia
    thành hai nhóm cơ bản: Người tiêu dùng cá nhân và người tiêu dùng tổ chức.
    Người tiêu dùng cá nhân là những người mua hàng hoá, dịch vụ để sử dụng cho cá
    nhân họ, cho gia đình, cho người thân, bạn bè. Những người tiêu dùng này được
    gọi là “người tiêu dùng cuối cùng”. Người tiêu dùng tổ chức bao gồm cá c tổ chức
    kinh doanh (doanh nghiệp), đơn vị hành chính sự nghiệp ., họ là nhữngngười mua
    sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho hoạt động của cơ quan, tổ chức. Trong nghiên cứu
    hành vi người tiêu dùng, chủ yếu thường tập trung vào người tiêu dùng các nhân ,
    bởi vì tiêu dùng cuối cùng là yếu tố bao trùm lên tất cả các dạng khác nhau của
    hành vi người tiêu dùng và liên quan đến mọi người với vai trò là người mua,
    người tiêu dùng hoặc cả hai.
    Mỗi người tiêu dùng có những ảnh hưởng, suy nghĩ khác nhau trong việc ra
    quyết định tiêu dùng sản phẩm. Nhữ ng quyết định này chịu ảnh hưởng bởi nhiều
    nhân tố khác nhau và cũng chính những quyết định của người tiêu dùng cũng ảnh
    hưởng đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy để thành công
    trong quá trình sản xuất kinh doanh, tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị
    trường thì doanh nghiệp phải có quá trình nghiên cứu thị trường, phải tìm hiểu
    thêm người tiêu dùng họ cần gì, nghĩ gì và muốn sử dụng gì .
    Nghiên cứu tiêu dùng và hành vi người tiêu dùng là một lĩnh vực nghiên
    cứu khá mới mẻ vừa có tính học thuậ t vừa có tính ứng dụng trong thực tiễn cao nó
    được ra đời từ nửa cuối thập niên 1960. Xuất phát từ những quan điểm của nhà
    quản lý của các nhà quản trị marketing muốn biết các nguyên nhân cụ thể của
    - 7 -hành vi người tiêu dùng, cũng như người tiêu dùng làm như thế nào để tiếp nhận,
    lưu giữ và sử dụng các thông tin liên quan đến việc tiêu dùng để từ đó người ta có
    thể thiết kế được các chiến lược marketing nhằm tác động đến các quyết định tiêu
    dùng. Là một lĩnh vực mới nên nghiên cứu hành vi người tiêu dùng dựa trên việc
    sử dụng và “vay mượn” rất nhiều thuật ngữ, khái niệm và mô hình nghiên cứu
    của nhiều môn khoa học khác như tâm lý học, xã hội học Do đó hành vi người
    tiêu dùng được coi như một môn khoa học liên ngành. Cũng như bất kì ng hành
    khoa học nào các lý thuyết hành vi người tiêu dùng phải được kiểm chứng và xác
    nhận hay loại bỏ trước khi các kết luận được khái quát thành các nguyên tắc cơ
    bản có thể ứng dụng vào hoạt động marketing trong thực tiễn. Ngay từ khi mới ra
    đời, nghiên cứu hành vi tiêu dùng đã phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng trở
    thành bộ phận cốt lõi của hầu hết các chương trình nghiên cứu marketing.
    1.2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới hành vi mua sắm.
    Trong những thời gian đầu tiên, những người làm marketing có thể hiểu
    được người tiêu dùng thông qua những kinh nghiệm bán hàng của họ hàng ngày.
    Nhưng do sự phát triển của các công ty cũng như sự phát triển ngày càng lớn mạnh
    của thị trường đã làm cho nhiều nhà quản trị marketing khô ng còn điều kiện tiếp
    xúc trực tiếp với khách hàng nữa. Ngày càng nhiều những nhà quản trị đã phải đưa
    vào việc nghiên cứu khách hàng để trả lời những câu hỏi chủ chốt về mọi thị
    trường.
    Khi nghiên cứu về khách hàng (người tiêu dùng) cần trả lời những câu hỏi
    chủ chốt sau về thị trường
    Những ai tạo nên thị trường đó? Khách hàng
    Thị trường đó mua những gì? Đối tượng
    Tại sao thị trường đó mua? Mục tiêu
    Những ai tham gia vào việc mua sắm? Tổ chức
    Thị trường đó mua sắm như thế nào? Hoạt động
    Khi nào thị trường đó mua sắm? Đợt mua hàng
    Thị trường đó mua hàng ở đâu? Cửa hàng bán lẻ

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Philip Kotler & Armstrong (2004) Những nguyên lý tiếp thị. NXB Thống Kê.
    2. Nguyễn Trọng Hoài (2007) Bài giảng Phương pháp nghiên cứu, Đại học Kinh tế
    TP.HCM.
    3. Philip Kotler (2003) Quản trị Marketing. NXB Thống Kê.
    4. Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
    SPSS. NXB Thống Kê.
    5. Dương Trí Thảo cùng cấc cộng sự (2006), Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thủy sản:
    Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực tiễn, Tập hợp các bài dịch về lý thuyết và
    các nghiên cứu thực tiễn hành vi tiêu dùng thực phẩm và thủy sản ở các nước
    Châu Âu, Dự án SRV2701, Đại học Thủy Sản Nha Trang.
    6. Dương Trí Thảo (2008) nghiên cứu hành vi tiêu dùng tại Thành Phố Nha Trang đề
    tài nghiên cứu cấp bộ.
    7. Trần Xuân Kim-Nguyễn Văn Thi (2007) Nghiên cứu tiếp thị. NXB Lao Động -Xã
    Hội.
    8. Trần Xuân Kim-Nguyễn Văn Thi (2007) Nghiên cứu tiếp thị. NXB Lao Động -Xã Hội.
    9. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2001), “Sự ra đời và phát triển của
    Marketing và một số hàm ý cho nghiên cứu marketing tại Việt Nam”, viện nghiên
    cứu kinh tế TP HCM.
    10. Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang (2008) Nghiên cứu khoa học
    Marketing. NXB Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh.
    Tiếng Anh
    11. Ajzen, I, (1991). The theory of planned behavior, Organizational Behavior and
    Human Decision Process.
    12. Ajzen, I, Fishbein, M, (1975). Belief, Attitude, Intention, and Behavior, Addison Wesley Publishing Company, Inc.
    - 69 -13. Philip Kotler, Gary Amrstrong (1999), Principles of Marketing, Prentice- Hall Upper
    Saddle River, New Jersey, USA, pp.238; 258-260.
    15. Conner, M, Norman, P., Bell, R, (2002). Theory of planned behavior and healthy
    eating, Health Psychology
    16. Conner, M, McMillan, B, (1999). Interaction effects in theory of planned behavior:
    studying cannabis use. British Journal of Social Psychology.
    17. Fishbein, A, Ajzen, I, (1975). Belief, attitude, intention, and behavior: A
    introduction to theory and rerearch, Reading, MA: Addison -Wesley.
    18. Honkanen, P, Olsen, S.O, Verplanken, B, (2005). Intention to consume seafood-the
    importance of habit, Appetite.
    19. Oliver, R. L, (1997), Satisfaction: A Behavioral Perspective on the Consumer,
    New York NY: McGraw – Hill.
    20. Mahon, D, Cowan, C, McCarthy, M, (2006). The role of attitudes, subjective
    norms, perceived control and habit in the consumption of ready meals and takeawa y in
    Great Bishtain, Food Quality and Preference.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...