Luận Văn Vận dụng mô hình toán kinh tế phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xây Dựng Lũng Lô

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vận dụng mô hình toán kinh tế phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xây Dựng Lũng Lô
    MỤC LỤC​​​LỜI MỞ ĐẦU 1​​​CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
    VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
    CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ 4
    ​​​1.1. Giới thiệu về Công ty Xây Dựng Lũng Lô. 4​​​1.1.1. Sự ra đời, quá trình hình thành và phát triển. 4​​​1.1.2. Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề Kinh doanh của
    Công ty Xây dựng Lũng Lô. 6
    ​​​1.2. Tình hình sản xuất Kinh doanh của Công ty. 7​​​1.2.1. Đặc điểm hoạt động Sản xuất Kinh doanh. 7​​​1.2.2. Tình hình Sản xuất Kinh doanh của Công ty. 9​​​1.2.2.1. Thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty.9​​​1.2.2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008. 10​​​1.2.2.3. Những mặt hạn chế. 15​​​CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN 18​​​2.1. Khái quát chung về hàm sản xuất và hàm chi phí18​​​2.1.1. Lý luận chung về hàm sản xuất với hai yếu tố đầu vào. 18​​​2.1.2. Khái quát đối với doanh nghiệp có nhiều yếu tố đầu vào. 19​​​2.1.3. Mô hình phân tích chi phí21​​​2.2. Một số chỉ tiêu phân tích. 22​​​2.3. Lựa chọn mô hình. 24​​​2.3.1. Hàm sản xuất dạng Cobb- Douglas. 24​​​2.3.1.1. Giới thiệu dạng hàm 24​​​2.3.1.2. Phương pháp kiểm định phương sai thay đổi( kiểm định White)27​​​2.3.1.3. Phương pháp phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến. 27​​​2.3.1.4. Phương pháp kiểm định hiệu quả theo quy mô. 27​​​2.3.1.5 Kiểm định tự tương quan. 28​​​2.3.1.6. Kiểm định tính chuẩn của phần dư. 28​​​2.3.2. Mô hình tuyến tính. 29​​​2.4. Phương pháp luận. 29​​​2.4.1. Phân tích hồi quy tương quan. 29​​​2.4.2. Một số quá trình ngẫu nhiên. 30​​​2.4.3. Quá trình tự hồi quy AR 32​​​2.4.4. Quá trình trung bình trượt MA 33​​​2.4.5. Quá trình trung bình trượt, đồng liên kết, tự hồi quy ARIMA 33​​​2.4.6. Phương pháp Box- Jenkins. 33​​​2.5. Lựa chọn biến. 34​​​CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT 35​​​3.1. Phân tích từng biến. 35​​​3.1.1. Thống kê mô tả. 35​​​3.1.2. Đồ thị các biến. 38​​​3.1.3. Kiểm định tính dừng từng biến. 40​​​3.2. Phân tích sự phụ thuộc của sản lượng theo từng yếu tố. 46​​​3.2.1. Sự phụ thuộc Sản lượng theo Vốn. 46​​​3.2.2. Sự phụ thuộc của Sản lượng theo Lao động. 48​​​3.3. Mô hình phân tích. 49​​​3.2.1. Lựa chọn Mô hình. 49​​​3.2.2. Mô hình phân tích. 52​​​3.4. Kế hoạch trong năm 2009. 55​​​3.3.1. Mục tiêu. 55​​​3.3.1.1. Mục tiêu tổng quát55​​​3.3.1.2. Chỉ tiêu cụ thể. 55​​​3.3.2. Các giải pháp chủ yêu. 56​​​3.5. Chính sách của nhà nước và một số kiến nghị đối với nhà nước. 57​​​3.6. Một số kiến nghị và giải pháp cho Công ty. 58​​​KẾT LUẬN 59​​​

    LỜI MỞ ĐẦU


    Hai mươi lăm năm cuối thế kỉ, Thế giới đã có những biến chuyển trên mọi lĩnh vực trong đó có Kinh tế. Đặc biệt với Việt nam, sau khi chiến tranh kết thúc, đó chính là thời điểm để nước ta bước vào công cuộc xây dựng lại đất nước. Sau ổn định chính trị, Kinh tế chính là vấn đề hàng đầu, Việt Nam từ một nước có nền kinh tế chậm phát triển ở những năm sau chiến tranh, nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước nên đã dần dần được phục hồi và phát triển, nến kinh tế chuyển từ bao cấp sang nền Kinh tế thị trường.
    Với sự thay đổi và các chính sách thích hợp mà nước ta đã trở thành nước có nền kinh tế đang phát triển, thu hút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam, nhiều nước trên thế giới trước kia còn cấm vận Việt Nam về kinh tế bây giờ đã mở cửa chào mừng Việt Nam. Ngày 7/11/2006 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng là Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO), đánh dấu bước chuyển mình mới của kinh tế Việt Nam với nhiều cơ hội và thách thức mới. Hiện nay, Việt Nam đang trong qúa trình hội nhập quốc tế, theo xu thế đó nền kinh tế đất nước đang dần có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ và Nhà nước cũng thay đổi nhiều chính sách để phù hợp với sự phát triển của đất nước và bắt kịp các nước trên thế giới. Nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập Nhà nước đã có nhiều chính sách để thu hút đầu tư phát triển như: Khuyến khích tư nhân tham gia vào hoạt động kinh tế, mở cửa thị trường nội địa cho các nhà đầu tư nước ngoài, bắt tay là bạn với tất cả các nước trên thế giới, bãi bỏ hàng rào thuê quan với các hàng nhập khẩu Bên cạnh đó để đứng vững trong cạnh tranh, các doanh nghiệp phải đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và đạt mức sản lượng tối ưu nhất.
    Trong năm 2008 vừa qua và năm 2009 đã qua đi được một vài tháng, với sự suy thoái chung của Kinh tế Thế giới mà Việt Nam cũng không năm ngoài, đã có những khó khăn nhất định đối với đất nước nói chung và với mỗi Doanh nghiệp nói riêng. Trước tình hình đó, Nhà nước và Chính phủ đã có những chính sách, biện pháp và đồng nghĩa với điều đó là sự thay đổi trong điều kiện kinh doanh đối với mỗi Doanh nghiệp.
    Sản lượng luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm, chú trọng. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh luôn đặt ra các câu hỏi: Làm thế nào để đạt được mức sản lượng tối ưu, phù hợp với yêu cầu cần có của Doanh nghiệp? và sản lượng thì phụ thuộc vào những yếu tố đầu vào nào, kết hợp các yếu tố đầu vào như thế nào thì đật hiệu quả nhất là vấn đề nhất thiết cần quan tâm để giải quyết được vấn đề trên!
    Tính cấp thiết của đề tài
    Tất cả các doanh nghiệp dù là của Nhà nước hay tư nhân thì đều có một mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt đến mục đích này, các Doanh nghiệp phải giải quyết bài toán các yếu tố đầu vào, đạt được mức sản lượng tối ưu dựa trên nguồn lực Công ty.
    Ngày nay, các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng được đánh giá là ngành kinh tế kỹ thuật hết sức quan trọng của đất nước. Nó góp phần tạo tiền đề vật chất – kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và những tài sản cố định mới tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển.
    Vì vậy, sản lượng mà ngành xây dựng tạo ra có vai trò quan trọng không chỉ đối với bản thân Công ty mà còn đối với cả đất nước. Sản lượng đóng vai trò quan trọng và nó phản ánh hoạt động sản xuất của Công ty đang ở tình trạng nào, các kết hợp đầu vào đã hiệu quả chưa.
    Vấn đề đặt ra là Công ty phải làm gì để đạt mức sản lượng tối ưu. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên và qua thời gian thực tập tại Công ty Xây dựng Lũng Lô, chuyên đề thực tập với đề tài: “Vận dụng mô hình toán kinh tế phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xây Dựng Lũng Lô” nhằm đi sâu tìm hiểu vấn đề sản xuất của Công ty. Từ đó vận dụng vào thực tế, đưa ra những dự báo và giải pháp.

    Phương hướng giải quyết
    Đề tài sử dụng bộ số liệu của Công ty Xây dựng Lũng Lô từ năm 2005 đến 2008. Để hoàn thành đề tài, chuyên đề đã sử dụng phân tích kinh tế, phân tích thống kê và mô hình kinh tế lượng. Phần mềm được sử dụng trong phân tích là Eviews.

    Kết cấu đề tài
    Chuyên đề gồm 3 phần:
    CHƯƠNG 1: Giới thiệu chung về Công ty và tình hình sảnxuất kinh doanh của Công ty Xây Dựng Lũng Lô
    CHƯƠNG 2: Phương pháp luận
    CHƯƠNG 3: Khái quát
     
Đang tải...