Luận Văn Vận dụng mô hình lực hấp dẫn để phân tích, đánh giá và đề ra giải pháp cho tình hình thương mại của

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
    Hà Nội, tháng 5 năm 2013

    LUẬN VĂN CÓ ĐẦY ĐỦ TRONG FILE WORD

    MỤC LỤC




    DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

    LỜI MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ MÔ HÌNH LỰC HẤP DẪN 5

    1. Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh trong thương mại 5

    2. Mô hình Heckscher-Ohlin (H-O) 6

    3. Lý thuyết mới về thương mại . 7

    3.1. Lý thuyết về thương mại dựa trên hiệu quả kinh tế theo quy mô . 7

    3.2. Lý thuyết về thương mại nội ngành 8

    3.3. Lý thuyết thương mại dựa trên vòng đời sản phẩm . 9

    4. Mô hình lực hấp dẫn trong thương mại . 9

    5. Tổng quan về việc áp dụng mô hình lực hấp dẫn trong phân tích hoạt động
    thương mại . 11

    5.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài . 11

    5.2. Các nghiên cứu ở trong nước . 12

    CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG MÔ HÌNH LỰC HẤP DẪN PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM . 14

    1. Thực trạng hoạt động thương mại của Việt Nam . 14

    1.1. Từ năm 1976 đến năm 1985 . 14

    1.2. Từ năm 1986 đến năm 2007 . 16

    1.3. Từ năm 2007 đến nay . 21

    2. Mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của Việt
    Nam . 25

    2.1. Tổng quan số liệu sử dụng để phân tích 25

    2.2. Xây dựng mô hình 28

    2.3. Các vấn đề khi ước lượng mô hình . 31

    2.4. Kết quả ước lượng 32

    2.5. Tiềm năng thương mại . 35


    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG
    THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM 41

    1. Xu thế phát triển hoạt động thương mại của Việt Nam . 41

    2. Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động thương mại của Việt Nam . 43

    KẾT LUẬN 46

    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 47

    LỜI MỞ ĐẦU





    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Sau khi chiến tranh với Mỹ kết thúc năm 1975, Việt Nam bắt tay vào xây dựng nền kinh tế theo mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Trong khoảng 10 năm (từ 1976- 1985), Việt Nam áp dụng chính sách thương mại là khuyến khích sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu, dẫn đến kết quả là kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thường thấp, chỉ bằng 20 - 40% kim ngạch nhập khẩu (Nguồn: Niên giám thống kê, Tổng cục Thống kê Việt Nam). Tuy nhiên, sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân nên hầu hết các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống đều phải nhập khẩu khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Năm 1986, Việt Nam bắt tay vào công cuộc cải tổ nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị thường, khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân phát triển và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, tăng cường thiết lập các mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương, khai thác nguồn hàng, mở rộng tìm kiếm thị trường.

    Trong những năm trở lại đây, trong khi các thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam đang có xu hướng bão hòa và ngày càng khó tính, thị trường châu Phi, Tây Á và Nam Á được đánh giá vẫn còn nhiều cơ hội và triển vọng đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Đặc biệt khi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế có tác động lớn đến xuất khẩu thì việc chuyển dịch thị trường càng trở nên quan trọng. Trong 5 năm gần đây, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh việc xuất khẩu sang thị trường Tây Á và châu Phi sau những tín hiệu tích cực từ những thị trường này.

    Hiện nay, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã bước đầu giành được uy tín tại thị trường các nước khu vực châu Phi, Tây Á như thủy sản, cà phê, hạt tiêu, dệt may . Các chuyên gia thương mại cho biết: điều này được minh chứng rõ nét qua kim ngạch xuất khẩu sang thị trường khu vực không ngừng gia tăng, kim ngạch từng mặt hàng năm sau thường cao hơn năm trước.
    Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, ước tính 6 tháng đầu năm 2012, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam với các nước khu vực châu Phi, Tây Á, Nam Á đạt khoảng 8 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước khu vực ước đạt khoảng 4,5 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2011.
    Câu hỏi được đặt ra ở đây là những yếu tố nào ảnh hưởng đến xu hướng chọn đối tác cho các hoạt động thương mại nhằm khai thác tốt nhất lợi thế so sánh của mỗi nước. Nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình lực hấp dẫn (gravity model) để chỉ ra rằng các yếu tố như tổng thu nhập quốc nội (GDP), số lượng dân cư, khoảng cách về địa lý và khoảng cách về văn hóa là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động thương mại giữa các nước. Ví dụ, nghiên cứu của Blomqvist (2004) về hoạt động thương mại của Singapore, Montanari (2005) về hoạt động thương mại giữa EU với Balkans, Anaman và Al-Kharusi (2003) về tác động của dân số tới hoạt động thương mại của Brunei với EU, Thornton và Goglio (2002) về tác động của qui mô nền kinh tế, khoảng cách địa lý, và ngôn ngữ trong thương mại song phương trong nội bộ ASEAN Tuy nhiên, ở Việt Nam, theo quan sát của chúng tôi, cho đến thời điểm này chỉ có hai nghiên cứu của Nguyễn Bắc Xuân (2010) về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam với các nước khác từ năm 1991 đến 2006 bằng phương pháp tiếp cận lực hấp dẫn, và nghiên cứu của Đỗ Thái Trí (2006) về thương mại giữa Việt Nam và 23 nước châu Âu từ năm 1993 đến 2004 bằng mô hình lực hấp dẫn. Vì vậy, cần thiết phải có thêm nhiều công trình nghiên cứu mở rộng về mảng đề tài này, để hiểu rõ hơn xu hướng chuyển dịch hoạt động thương mại của Việt Nam đặc biệt là với khu vực châu Phi và Tây Á trong những năm gần đây. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể giúp các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn rõ nét hơn về xu hướng phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Qua đó, đề tài cũng đề xuất một số chính sách phù hợp nhằm khai thác hiệu quả nhất hoạt động thương mại với các đối tác tiềm năng.
     

    Các file đính kèm:

    • 42.doc
      Kích thước:
      1.4 MB
      Xem:
      1
    • 42.pdf
      Kích thước:
      919.7 KB
      Xem:
      1
Đang tải...