Tiểu Luận Vận dụng mô hình kim cương M.porter vào phân tích lợi thế cạnh tranh xuất khẩu của ngành công nghiệp

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    NỘI DUNG 2
    I. Lý thuyết chung 2
    1. Lý thuyết về mô hình kim cương 2
    2. Những yếu tố tạo nên sự cạnh tranh về xuất khẩu cho sản phẩm ô tô : 3
    3. Tổng quan về ngành công nghiệp ô tô thế giới. 4
    II. Áp dụng mô hình Kim Cương vào phân tích lợi thế cạnh tranh 6
    1. Điều kiện các yếu tố sản xuất 6
    2. Điều kiện cầu 9
    3. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan: 11
    4. Chiến lược, cơ cấu, môi trường cạnh tranh 12
    6. Phân tích vai trò của chính phủ 17
    7. Một vài số liệu về kết quả xuất khẩu đã đạt được 18
    KẾT LUẬN 20
    Tài liệu tham khảo 21
    LỜI MỞ ĐẦUCó thể nói từ những năm gần đây nền kinh tế thế giới đang trải qua rất nhiều sự biến động. Cùng với nhiều sự khủng hoảng liên tiếp, lớn nhất là khủng hoảng tín dụng Mỹ năm 2007, kéo theo sự sụp đổ của đế chế Lehman Brothers, cùng khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009. Bước sang năm 2010, tuy ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế đã tạm lắng nhưng vẫn còn tiểm ẩn nhiều biến động, điển hình là khủng hoảng nợ công của Hi Lạp, các nước Châu Âu như Tây Ban Nha, Ý và Bồ Đào Nha cũng đang đứng trước nguy cơ tương tự và bong bóng tài sản ở Trung Quốc. Mặc dù còn nhiều lo ngại, nhưng sự hồi phục kinh tế đang được hỗ trợ bởi chính sách tiền tệ và tài khoá thông thoáng hơn. Những nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Chiến lược “hiện thực hoá lợi nhuận” đã và đang được áp dụng sớm ở các nền kinh tế phát triển là một trong những rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó,mặc dù sự cạnh tranh quyết liệt từ Trung Quốc và các nước khác nhưng nền kinh tế Mỹ đang dần bước qua giai đoạn khó khăn. Các doanh nghiệp hàng đầu luôn biết nắm bắt thời cơ cũng như biết áp dụng lý thuyết về kinh tế trong lợi thế cạnh tranh quốc gia để sản xuất vượt qua sự khủng hoảng và phát triển mạnh mẽ. Để làm rõ được vì sao các doanh nghiệp Mỹ luôn đứng vững trong tốp đầu của thế giới và luôn là một trong những nước xuất khẩu nhiều nhất, trong bài tiểu luận chúng tôi xin phân tích một trường hợp cụ thể sau “ Việc vận dụng mô hình kim cương M.porter vào phân tích lợi thế cạnh tranh xuất khẩu của ngành công nghiệp ô tô nước Mỹ”.
    Với mục đích hiểu rõ hơn về những lợi thế của ngành công nghiệp Mỹ dựa trên những phân tích trên mô hình kim cương M.Porter. Từ đó tìm hiểu tại sao ngành công nghiệp ô tô của Mỹ lại phát triển và xuất khẩu rất lớn, trong khi đó ngành này ở Việt Nam còn đang trong giai đoạn sơ khai và chỉ có ô tô nhập khẩu hoặc nhập khẩu linh kiện phụ tùng về lắp ráp. Nhóm chúng tôi xin đưa ra nội dung như sau:
    NỘI DUNGI. Lý thuyết chung
    1. Lý thuyết về mô hình kim cương
    Michael Porter là giáo sư nổi tiếng của trường Đại học Harvard, tác giả bộ giáo trình kinh điển nhất của các trường đào tạo ngành quản trị trên thế giới: “Chiến lược cạnh tranh” (1980), “Lợi thế cạnh tranh” (1985), “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” (1990), và mới đây nhất là cuốn “Về cạnh tranh”.
    Trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh quốc gia”, Porter vận dụng những cơ sở lý luận cạnh tranh trong nước của mình vào lĩnh vực cạnh tranh quốc tế và đưa ra lý thuyết nổi tiếng là mô hình “Viên kim cương”. Mục đích của lý thuyết này là giải thích tại sao một số quốc gia lại có được vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất một số sản phẩm, hay nói khác đi tại sao lại có những quốc gia có lợi thế cạnh tranh về một số sản phẩm. Lợi thế cạnh tranh được hiểu là những nguồn lực, lợi thế của ngành, quốc gia mà nhờ có chúng các doanh nghiệp kinh doanh trên thương trường quốc tế tạo ra một số ưu thế vượt trội hơn, ưu việt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp Lý thuyết này được xây dựng dựa trên cơ sở lập luận rằng khả năng cạnh tranh của một quốc gia ngày nay phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và sự năng động của ngành của quốc gia đó. Khi thế giới cạnh tranh mang tính chất toàn cầu hóa thì nền tảng cạnh tranh sẽ chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh mà tự nhiên ban cho sang những lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và duy trì vị thế cạnh tranh lâu dài của các doanh nghiệp trên thương trường quốc tế.
    Theo lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở sự liên kết của 4 nhóm yếu tố. Mỗi liên kết của nhóm này tạo thành mô hình kim cương. Các nhóm yếu tố đó bao gồm: (1) Điều kiện các yếu tố sản xuất, (2) điều kiện về cầu, (3) Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan, (4) chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh của ngành. Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và hình thành nên khả năng cạnh tranh quốc gia. Ngoài ra, còn có 2 yếu tố khác là chính sách của Chính phủ và cơ hội. Đây là 2 yếu tố có thể tác động đến 4 yếu tố cơ bản kể trên.

    Khối kim cương của M.Porter
    2. Những yếu tố tạo nên sự cạnh tranh về xuất khẩu cho sản phẩm ô tô :Chất lượng: Chất lượng ô tô là yếu tố quan trọng nhất. Bởi lẽ đây là ngành đánh vào những người có thu nhập tương đối cao hoặc phục vụ cho công việc nên chất lượng được đánh giá là yếu tố quan trọng nhất.
    Giá cả: Một chiếc ô tô giá cả hợp lý và đánh đúng từng phân đoạn thị trường cần thiết cho các khách hàng mục tiêu khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt nhất.
    Chất lượng và dịch vụ hậu mãi: Việc sản xuất và xuất khẩu ô tô ra thị trường nước ngoài sẽ tạo ra khoảng cách về không gian giữa trụ sở nhà sản xuất chính và người tiêu dùng ngoài nước. Bởi vậy mà việc xây dựng hệ thống đại lý cũng như trung tâm bảo hảnh, sửa chữa và dịch vụ đi kèm trong quá trình sử dụng được người tiêu dùng ô tô đặt sự quan tâm hàng đầu.
    Tính đổi mới và thương hiệu: Thương hiệu tạo ra giá trị niềm tin cho người tiêu dùng, và tính đổi mới thu hút sự quan tâm của khách hàng.
    Sự linh hoạt: Sự linh hoạt trong việc đưa ra chiến lược kinh doanh tùy thuộc vào tình hình và nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn thế giới nơi có sản phẩm ô tô của doanh nghiệp bán ra. Điều này rất quan trọng bởi mỗi quốc gia, khu vực nơi sản phẩm thâm nhập sẽ có sự thay đổi liên tục về nhu cầu và thị hiếu tác động tới tâm lý người tiêu dùng.
    Có được những yếu tố bên trên sẽ là nguyên tố quan trọng cho sự thành công của ngành sản xuất ô tô hướng đến tiêu dùng trong nước và nhất là xuất khẩu.

    3. Tổng quan về ngành công nghiệp ô tô thế giới.
    Lịch sử ngành công nghiệp ô tô gắn liền với sự sản xuất và tiêu thụ hàng loạt và đã có chiều dài hơn 120 năm. Đầu thế kỷ 20, mô hình Ford trở thành hình mẫu cho nền kinh tế hiện đại: phân chia công việc (với sự chuyên môn hóa sản xuất, mô hình sản xuất dây chuyền phát triển bởi Taylor, sự tiêu chuẩn hóa và nâng cao sức mua của công nhân, nhằm thúc đẩy tiêu dùng và tăng nhu cầu. Vào những năm 1970, một mô hình cạnh tranh rộ lên ở Nhật: mô hình Toyota.
    Cho đến ngày nay, nền công nghiệp ô tô ở mỗi nước có một lịch sử hình thành và phát triển riêng.
    Ngành công nghiệp ô tô thiết kế, phát triển, sản xuất, tiếp thị và bán tất cả các loại xe có động cơ.
    Trong năm 2010, hơn 77 triệu phương tiện giao thông các loại gồm xe du lịch và xe thương mại được tiêu thụ trên toàn thế giới, tăng 26% so với năm 2009, trong đó lượng ô tô tiêu thụ là hơn 60 triệu chiếc. Năm 2010, trong tổng số 77,857 triệu xe có động cơ mới được bán ra trên toàn thế giới có 19,822 triệu ở Châu Âu, 40,901 triệu ở Châu Á - Thái Bình Dương, 12,178 triệu ở Bắc Mỹ, 4,464 triệu ở Nam Mỹ và 0,493 triệu ở Châu Phi. Tất cả các thị trường đều phát triển rất mạnh, đặc biệt các thị trường ở Bắc Mỹ và Châu Á- Thái Bình Dương. Trong các thị trường tiêu thụ chính, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Brasil là những thị trường tăng trưởng nhanh nhất
    Theo một báo cáo từ tạp chí chuyên ngành ô tô của Mỹ Ward's Auto đưa ra tuần trước, số lượng xe ô tô toàn cầu đã vượt quá con số một tỷ chiếc trong năm 2010, tăng từ 980 triệu chiếc vào năm 2009.


    Quốc gia có mức tăng trưởng nhanh nhất là của Trung Quốc, có 14 triệu chiếc xe đã được bán trong năm 2010, chiếm 1/2 tăng trưởng toàn cầu. Điều này đã đưa Trung Quốc trở thành nước nhiều ô tô thứ hai trên thế giới, với 78 triệu xe.
    Mỹ tiếp tục giữ “danh hiệu” quốc gia nhiều xe hơi lớn nhất trên thế giới, với 239 triệu chiếc. Trên thực tế, Trung Quốc sẽ phải tăng số lượng ô tô lên gần 16 lần mới bằng với số lượng ô tô ở Mỹ. Dựa trên cơ sở bình quân đầu người, cứ 1,3 người Mỹ sẽ có chiếc xe hơi trong khi ở Trung Quốc cứ 6,75 người mới có một xe.
    Những nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới
    Bảng dưới đây bao gồm những nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, kèm theo xếp hạng của họ trong năm 2010 theo báo cáo của OICA.
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Xếp hạng
    [/TD]
    [TD]Tập đoàn
    [/TD]
    [TD]Quốc tịch
    [/TD]
    [TD]Thương hiệu
    [/TD]
    [TD]Số lượng xe sản xuất được trong năm 2010 (triệu chiếc)
    [/TD]
    [TD]Thị trường
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1
    [/TD]
    [TD]Toyota
    [/TD]
    [TD]Nhật Bản
    [/TD]
    [TD]Daihatsu, Lixus, Hino, Toyota, Scion,
    [/TD]
    [TD]8,557
    [/TD]
    [TD]Toàn cầu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2
    [/TD]
    [TD]GM
    [/TD]
    [TD]Hoa Kỳ
    [/TD]
    [TD]Buick, Cadtillac, Chevrolet, Daewoo, .
    [/TD]
    [TD]8,476
    [/TD]
    [TD]Toàn cầu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3
    [/TD]
    [TD]Volkswagen
    [/TD]
    [TD]Đức
    [/TD]
    [TD]Audi, Bentley, Lamboghini Porsche,
    [/TD]
    [TD]7,341
    [/TD]
    [TD]Toàn cầu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4
    [/TD]
    [TD]Huyndai
    [/TD]
    [TD]Hàn Quốc
    [/TD]
    [TD]Huyndai
    [/TD]
    [TD]5,764
    [/TD]
    [TD]Toàn cầu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5
    [/TD]
    [TD]Ford
    [/TD]
    [TD]Hoa Kỳ
    [/TD]
    [TD]Ford, Lincoln. Volvo, Troller
    [/TD]
    [TD]4,988
    [/TD]
    [TD]Toàn cầu
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Có thể thấy tổng sản lượng ô tô của 5 hãng xe lớn nhất thế giới chiếm hơn 58% sản lượng xe hơi sản xuất ra trong năm 2010. Ngoài ra có thể nhận thấy Hoa Kỳ có một nền công nghiệp xe hơi rất phát triển khi có mặt 2 đại diện trong Top 5 này.là GM và Ford.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...