Tiểu Luận Vận dụng mô hình kim cương của M. Porter để phân tích lợi thế cạnh tranh của ngành xuất khẩu gạo Thá

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    I. Khái quát chung 5
    1. Cơ sở lý thuyết 5
    2. Tổng quát về Thái Lan 6
    3. Đôi nét về tình hình sản xuất chế biến và xuất khẩu gạo của Thái Lan . 7
    II. Các nhóm yếu tố trong mô hình kim cương của M.Porter 7
    1. Điều kiện yếu tố sản xuất . 7
    2. Nhu cầu trong nước 11
    3. Các ngành hỗ trợ và liên quan 12
    4. Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh . 14
    5. Vai trò của Chính phủ . 16
    6. Cơ hội 18
    III. Mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình kim cương 18
    1. Mối quan hệ giữa chiến lược, cơ cấu và môi trường
    cạnh tranh ngành với điều kiện các yếu tố sản xuất 19
    2. Mối quan hệ giữa chiến lược, cơ cấu và môi trường
    cạnh tranh ngành với điều kiện cầu . 19
    3. Mối quan hệ giữa chiến lược, cơ cấu và môi trường
    cạnh tranh ngành với các ngành hỗ trợ và có liên quan . 20
    4. Mối quan hệ giữa điều kiện các yếu tố sản xuất
    với điều kiện cầu . 20
    5. Mối quan hệ giữa điều kiện yếu tố sản xuất với các
    ngành hỗ trợ và có liên quan . 21
    6. Mối quan hệ giữa điều kiện cầu
    với các ngành hỗ trợ và có liên quan . 21
    7. Mối quan hệ giữa chính phủ và cơ hội với các yếu tố còn lại 22
    IV. Bài học cho Việt Nam . 23

    MỞ ĐẦU

    Hiện nay, tính cạnh tranh của một quốc gia, một ngành kinh tế, hay một sản phẩm là một vấn đề quan tâm hàng đầu của Chính phủ và các ngành công nghiệp khi bước vào tiến trình hội nhập kinh tế khu vực thế giới.Vấn đề này đã được rất nhiều các nhà khoa học nghiên cứu, sơ khai trong các lý thuyết cổ điển và dần hoàn thiện trong các lý thuyết mới. Một trong số đó phải kể tới Michael Porter – cha đẻ của lợi thế cạnh tranh, với lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia ( National Competitive Advantage).Đây được xem là lý thuyết tiếp cận thương mại quốc tế toàn diện, đầy đủ nhất, kết hợp được các cách giải thích khác nhau trong các lý thuyết thương mại quốc tế trước đó và đồng thời đưa ra một khái niệm khá quan trọng : lợi thế cạnh tranh quốc gia. Cũng chính vì điểm tiến bộ đó, rất nhiều quốc gia, nhiều ngành kinh tế, nhiều sản phẩm đã vận dụng lý thuyết này để tạo tính cạnh tranh cho mình. Sự cạnh tranh của mặt hàng gạo Thái Lan là một ví dụ điển hình với việc trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới từ năm 1962, khi Myanmar đánh mất vị trí số một trên thị trường lương thực toàn cầu.
    Việc nghiên cứu sự vận dụng mô hình kim cương cho mặt hàng gạo Thái là việc làm cần thiết để rút ra bài học quý báu cho Việt Nam, nước có mặt hàng gạo không quá khác biệt về chủng loại và chất lượng so với gạo Thái và cũng là nước xuất khẩu gạo thứ hai sau Thái Lan trên thế giới. Đặc biệt là hiện nay, các chuyên gia Thái Lan và châu Âu nhận định rằng với chính sách bảo hộ giá gạo của Chính phủ Thái Lan sẽ khiến Thái Lan mất vị trí số 1 trong bản đồ xuất khẩu gạo thế giới vào tay Việt Nam.
    Quá trình nghiên cứu vấn đề được thực hiện qua việc thu thập, phân tích các tài liệu có liên quan đến điều kiện các yếu tố sản xuất; điều kiện về cầu; các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan; chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh ngành của mặt hàng gạo Thái , các bài báo, các tác phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và nước ngoài đã được công bố, các tài liệu, giáo trình môn chính sách thương mại quốc tế, các số liệu thống kê, các nguồn thông tin trên website, các phương tiện thông tin đại chúng

    I. Khái quát chung
    1. Cơ sở lý thuyết
    Lợi thế cạnh tranh được hiểu là những nguồn lực, lợi thế của ngành, quốc gia mà nhờ có chúng các doanh nghiệp kinh doanh trên thương trường quốc tế tạo ra một số ưu thế vượt trội hơn, ưu việt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Lợi thế cạnh tranh giúp cho nhiều doanh nghiệp có được “Quyền lực thị trường” để thành công trong kinh doanh và trong cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh quốc gia thường bị hiểu nhầm với lợi thế so sánh. Thực chất lợi thế so sánh chỉ là những điều kiện đặc thù tạo ra ưu thế một khía cạnh nào đó của một quốc gia hoặc ngành kinh doanh của quốc gia đó, như những điều kiện tự nhiên, tài nguyên hay con người. Nguồn nhân công rẻ, tài nguyên dồi dào thường được coi là lợi thế so sánh của các nước đang phát triển. Tuy nhiên đây mới chỉ là cơ sở cho một lợi thế cạnh tranh tốt chứ chưa đủ là một lợi thế cạnh tranh đảm bảo cho sự thành công trên thị trường quốc tế. Lợi thế cạnh tranh phải là khả năng cung cấp giá trị gia tăng cho các đối tượng có liên quan như: khách hàng, nhà đầu tư hoặc các đối tác kinh doanh và tạo giá trị gia tăng cao cho doanh nghiệp.
    Lý thuyết cạnh tranh quốc gia giải thích tại sao một số quốc gia lại có được vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất một số sản phẩm( có lợi thế cạnh tranh một số sản phẩm). Lý thuyết này được xây dựng dựa trên cơ sở lập luận rằng khả năng cạnh tranh của một nền công nghiệp được thể hiện tập trung ở khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành.Theo ông, khi thế giới cạnh tranh mang tính chất toàn cầu hóa thì nền tảng cạnh tranh sẽ chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh mà tự nhiên ban cho sang những lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và duy trì vị thế cạnh tranh lâu dài của các doanh nghiệp trên thương trường quốc tế. Theo lý thuyết này lợi thế cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở sự liên kết của bốn nhóm yếu tố , tao thành mô hình kim cương ( diamond) theo như sơ đồ sau:


    Trong đó, bốn yếu tố tác động qua lại lẫn nhau và hình thành nên khả năng cạnh tranh quốc gia bao gồm: điều kiện các yếu tố sản xuất; điều kiện về cầu; các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan; chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh ngành. Ngoài ra còn có hai yểu tố khác có thể tác động tới bốn yếu tố cơ bản trên, đó là : chính sách của Chính phủ và cơ hội. Michael Porter cho rằng thành công hay hay thất bại của một quốc gia trong một ngành công nghiệp cạnh tranh quốc tế phụ thuộc vào sự hiện diện và mức độ tinh vi của các nhân tố quyết định trong “mô hình kim cương” và một quốc gia chỉ thành công khi nó khai thác được những thuận lợi và nâng cấp được lợi thế để vượt qua những bất lợi về các nhân tố. Lợi thế cạnh tranh lâu dài chỉ có thể đạt được nhờ đổi mới và nâng cấp liên tục lợi thế cạnh tranh.

    2. Tổng qua về Thái Lan

    Vương quốc Thái Lan (tiếng Thái: ราชอาณาจักรไทย Racha-anachakra Thai), thường gọi là Thái Lan, là mộtquốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía Bắc giáp Lào và Myanma, phía Đông giáp Lào và Campuchia, phía Nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía Tây giáp Myanma và biển Andaman. Thái Lan là một quốc gia quân chủ lập hiến đứng đầu là vua. Thái Lan có diện tích 513.000 km2 (198.000 dặm vuông) lớn thứ 50 trên thế giới và dân số khoảng 64 triệu người đông thứ 21 trên thế giới. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thái.Từ năm 1985 đến 1995, kinh tế Thái Lan phát triển nhanh và trở thành nước công nghiệp mới trong đó du lịch có những điểm đến nổi tiếng như Pattaya, Băng Cốc và Phuket và xuất khẩu đóng góp quan trọng vào nền kinh tế.

    3. Đôi nét về tình hình sản xuất chế biến và xuất khẩu gạo của Thái Lan

    - Về sản xuất: Thái Lan có 3,7 triệu hộ gia đình, chiếm 66% của 5,6 triệu hộ nông dân trồng lúa trong cả nước; với diện tích trồng lúa khoảng 62-66 triệu rai, đạt sản lượng là 24 – 27,2 triệu tấn thóc/năm, chiếm 4% sản lượng thế giới. 80% diện tích trồng lúa nằm ở khu vực có mưa.
    - Về chế biến: Thái Lan có khoảng 40.000 nhà máy xay sát thuộc cỡ vừa và nhỏ nằm rải rác ở các vùng nông thôn.
    - Về thị trường trong nước: Mỗi năm Thái Lan tiêu dùng nội địa khoảng 13,6-14,2 triệu tấn thóc, trong đó 10-10,3 triệu tấn dùng trong tiêu dùng trực tiếp, 1-1,1 triệu tấn làm giống và chế biến thức ăn gia súc, còn lại để chế biến khác.
    - Thị trường nước ngoài: Thái Lan có thu nhập từ việc xuất khẩu gạo là 70-80 tỷ Baht ( tương đương 1,583 triệu USD), đứng thứ nhất trên thế giới, chiếm 27% thị phần gạo trên thế giới. Mỗi năm Thái Lan xuất khẩu 5,6-7,5 triệu tấn gạo, trong đó gạo có chất lượng tốt chiếm 56,7%, chất lượng trung bình chiếm 6,6%, gạo chất lượng thấp 18,5%, gạo sấy 28,1%. Dự kiến năm 2004 Thái Lan sẽ xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn gạo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...