Tiểu Luận Vận dụng mô hình kim cương của M. Porter để phân tích lợi thế cạnh tranh của Hàn Quốc

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 2
    NỘI DUNG 3
    I. Lý thuyết chung 3
    1. Lợi thế cạnh tranh quốc gia (National Competitive Advantage) 3
    2. Mô hình kim cương. 4
    3. Vai trò của đổi mới, cải tiến theo M. Porter 7
    II. Ứng dụng mô hình kim cương vào Hàn Quốc 9
    1. Điều kiện các yếu tố sản xuất 9
    2. Điều kiện nhu cầu trong nước 11
    3. Các ngành hỗ trợ và liên quan 13
    a. Các ngành công nghiệp hỗ trợ 13
    b. Các ngành liên quan 13
    4. Cơ cấu, chiến lược và môi trường cạnh tranh 15
    a. Cơ cấu 15
    b. Chiến lược 15
    c. Môi trường Cạnh tranh 15
    5. Chính sách hợp tác, nghiên cứu và phát triển - Research and development (R&D) của Hàn Quốc. 17
    6. Vai trò của đổi mới ở Hàn Quốc 20
    KẾT LUẬN 27
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
    LỜI MỞ ĐẦULà một quốc gia thuộc Đông Nam Á, nằm ở nửa phía nam bán đảo Triều Tiên – Hàn Quốc là một cái tên vẫn thường được nhắc đến cùng với Hồng Kông, Singapore và Đài Loan, tạo thành bốn con rồng châu Á. Đó là những nền kinh tế nổi bật đã duy trì một tốc độ tăng trưởng cao và công nghiệp hóa nhanh giữa thập niên 1960 và thập niên 1990. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn Quốc như là "Huyền thoại sông Hàn", đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục. Vậy điều gì đã làm nên huyền thoại đó?
    Theo quan điểm kinh tế, sự thịnh vượng của một quốc gia được tạo ra chứ không phải kế thừa. Điều đó hoàn toàn đúng đối với Hàn Quốc. Nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh và lớn mạnh được như vậy là vì Hàn Quốc đã biết tận dụng những lợi thế của mình kết hợp với những chính sách, đường lối đúng đắn. Đây cũng chính là những nội dung cơ bản trong lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia và mô hình kim cương của Michael Porter.
    Với mục đích tìm hiểu nguyên nhân thành công trong việc phát triển kinh tế của Hàn Quốc cũng như nghiên cứu thực tiễn áp dụng mô hình kim cương tại các quốc gia, nhóm em đã lựa chọn đề tài “Vận dụng mô hình kim cương để phân tích lợi thế cạnh tranh của Hàn Quốc” cho bài tiểu luận của mình.
    Trong quá trình làm bài không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em mong thầy sẽ có những góp ý, bổ sung để bài làm được hoàn thiện hơn.
    NỘI DUNGI. Lý thuyết chung1. Lợi thế cạnh tranh quốc gia (National Competitive Advantage)Tại sao có một số quốc gia lại có được vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất một số sản phẩm, hay nói khác đi tại sao lại có những quốc gia có lợi thế cạnh tranh về một số sản phẩm?. Đó là câu hỏi được Michael Porter đặt ra ngay trang đầu tiên trong cuốn “ Lợi thế cạnh tranh quốc gia” (1990).
    Lý thuyết này được xây dựng dựa trên cơ sở lập luận rằng khả năng cạnh tranh của một ngành công nghiệp được thể hiện tập trung ở khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành đó. Điều này được khái quát cho một thực thể lớn hơn- một quốc gia. Lý thuyết của M.Porter đã kết hợp được các cách giải thích khác nhau trong các lý thuyết thương mại quốc tế trước đó và đồng thời đưa ra một khái niệm khá quan trọng là lợi thế cạnh tranh quốc gia.
    Sự thịnh vượng của một quốc gia được tạo ra chứ không phải kế thừa. Nó không phát triển từ sự sẵn có tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, lãi suất, hay giá trị tiền tệ của một quốc gia giống như điều mà kinh tế học cổ điển khẳng định.
    Khả năng cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào năng lực của các ngành trong việc đổi mới và nâng cấp của quốc gia đó. Các quốc gia tạo được lợi thế so với đối thủ cạnh tranh giỏi nhất trên thế giới là do áp lực và thách thức. Trong một thế giới mà sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt, các quốc gia đã trở nên quan trọng hơn chứ không kém quan trọng đi. Lợi thế cạnh tranh được tạo ra và duy trì thông qua một quá trình địa phương hóa cao độ. Tất cả những khác biệt về giá trị văn hóa, cơ cấu kinh tế, định chế và lịch sử của các nước đều đóng góp cho khả năng cạnh tranh. Đây là những khác biệt đáng kể trong các kiểu hình của khả năng cạnh tranh tại mọi quốc gia, không một quốc gia nào có thể hay sẽ có khả năng cạnh tranh tại mọi hay thậm chí phần lớn các ngành. Các nước thành công trong các ngành cụ thể bởi vì môi trường nội địa nước đó hướng về tương lai nhất, năng động nhất, thách thức nhất.
    2. Mô hình kim cươngMô hình kim cương là công cụ chính để nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh quốc gia. Mô hình này cho phép vượt qua những lợi thế so sánh truyền thống của một đất nước như: đất đai, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên hoặc kích thước dân số. Các tiêu chí này khá hời hợt trong cuộc đua lợi thế cạnh tranh thực sự.
    Theo lý thuyết của M.Porter, lợi thế cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở sự liên kết của bốn nhóm yếu tố. Mối liên kết của bốn nhóm này tạo thành mô hình kim cương(diamond). Các nhóm yếu tố đó bao gồm:
    (1) Điều kiện các yếu tố sản xuất (factor of production).
    (2) Điều kiện về cầu (demand conditions).
    (3) Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan (related and supporting industries).
    (4) Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh của ngành( stratrgies, structures and competition).
    Bốn nhân tố này tác động qua lại lẫn nhau, ảnh hưởng của nhân tố này phụ thuộc vào các nhân tố khác. Quốc gia có lợi thế cao nhất ở ngành mà bốn nhân tố ở trạng thái thuận lợi nhất.
    Ngoài ra, còn có hai yếu tố khác là chính sách của chính phủ và cơ hội. Đây là hai yếu tố có thể tác động đến bốn yếu tố cơ bản kể trên.

    KHỐI KIM CƯƠNG CỦA M.PORTER

    v Điều kiện các yếu tố sản xuất
    Việc đánh giá năng lực cạnh tranh theo yếu tố đầu vào được xây dựng từ năm nhóm đầu vào, đó là: nguồn nhân lực, nguồn tài nguyện thiên nhiên, nguồn tri thức, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng. Mỗi nhóm đầu vào lại bao gồm nhiều yếu tố cụ thể hơn.
    Việc duy trì lợi thế cạnh tranh phụ thuộc nhiều vào việc đầu vào đó là đầu vào cơ bản hay cao cấp, được sử dụng phổ biến hay mang tính chất chuyên ngành. Đầu vào cơ bản bao gồm nguồn tài nguyên, khí hậu, vị trí địa lí, lao động giản đơn và nguồn vốn tài chính. Đầu vào cao cấp bao gồm: hệ thống hạ tầng viễn thông hiện đại, lao động có tay nghề và trình độ cao. Tầm quan trọng của đầu vào cơ bản trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh ngày một giảm do nhu cầu sử dụng chúng giảm dần. Ngược lại các đầu vào cao cấp hiện đang là những đầu vào quan trọng nhất giúp các doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh trình độ cao, đó là lợi thế cạnh tranh dựa vào tính chất độc đáo sản phẩm và công nghệ. Tuy nhiên các đầu vào cao cấp của quốc gia lại được xây dựng từ các nhân tố đầu vào cơ bản.
    v Điều kiện về cầu
    Sự cấu thành của các nhu cầu tại thị trường địa phương mà nó phản ánh bởi các khía cạnh thị trường, tính chất tinh vi của người mua và nhu cầu cảu người mua tại thị trường địa phương tốt như thế nào đối với những người mua khác tại thị trường nước khác.
    Quy mô và mô hình tăng trưởng nhu cầu trong nước có tác dụng tăng cường lợi thế quốc gia. Quy mô thị trường lớn có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh trong những ngành có hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. Mặt khac, quy mô thị trường lớn cũng có thể làm giảm sức ép bán hàng ra thị trường quốc tế và do đó làm giảm tính năng động của doanh nghệp trong nước.
    Tốc độ tăng trưởng nhu cầu trong nước nhanh sẽ kích thích doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới nhanh hơn. Mặt khác nhu cầu bão hòa nhanh chóng cũng có thể tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước.
    v Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan
    Đối với mỗi doanh nghiệp, các ngành sản xuất hỗ trợ là những ngành sản xuất cung ứng đầu vào cho chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó các ngành sản xuất liên quan là những ngành doanh nghiệp phối hợp hoặc chia sẻ hoạt động thuộc chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nói chung một quốc gia có lợi thế cạnh tranh trong nhiều ngành hỗ trợ và nhiều ngành liên quan sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
    v Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh của ngành
    Khả năng cạnh tranh còn được quyết định bởi các yếu tố như mục tiêu, chiến lược và cách thức tổ chức doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh thường là kết quả của việc kết hợp tất cả các yếu tố trên với cơ sở của lợi thế cạnh tranh .
    Lợi thế cạnh tranh dựa vào tính chất độc đáo của sản phẩm, hàm lượng công nghệ hơn là lợi thế về tài nguyên và chi phí lao động thấp. Toàn bộ ngành công nghiệp sẽ tiến bộ nhanh hơn do những ý tưởng mới được phổ biến và ứng dụng nhanh hơn.
    v Vai trò của chính phủ và cơ hội
    Chính phủ có thể tác động tới tới lợi thế cạnh tranh quốc gia thông qua 4 nhóm nhân tố là các điều kiện nhân tố đầu vào, nhu cầu trong nước, các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan, chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh.
    Cơ hội là những sự kiện xảy ra ít liên quan đến tình trạng hiện tại của quốc gia và thường nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của các công ti.Các cơ hội rất quan trọng vì chúng tạo ra sự thay đổi bất ngờ cho phép dịch chuyển vị thế cạnh tranh.
    Điều kiện nhu cầu trong nước còn được thể hiện rõ nét qua tốc độ tăng GDP cả nước được thể hiện ở bảng dưới đây
    [TABLE="width: 728"]
    [TR]
    [TD]Năm
    [/TD]
    [TD]2000
    [/TD]
    [TD]2001
    [/TD]
    [TD]2002
    [/TD]
    [TD]2003
    [/TD]
    [TD]2004
    [/TD]
    [TD]2005
    [/TD]
    [TD]2006
    [/TD]
    [TD]2007
    [/TD]
    [TD]2008
    [/TD]
    [TD]2009
    [/TD]
    [TD]2010
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tỷ đôla
    [/TD]
    [TD]345,432
    [/TD]
    [TD]504,586
    [/TD]
    [TD]575,929
    [/TD]
    [TD]643,762
    [/TD]
    [TD]732,975
    [/TD]
    [TD]844,863
    [/TD]
    [TD]951,773
    [/TD]
    [TD]1,049 triệu
    [/TD]
    [TD]931,402
    [/TD]
    [TD]834,06
    [/TD]
    [TD]1,014 triệu
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    (Nguồn: Ngân hàng thế giới)
    Nhìn chung, GDP của Hàn Quốc luôn tăng đều qua các năm và đã vượt ngưỡng 1 triệu tỷ đôla vào năm 2007 và 2010. Điều này cho thấy một nền kinh tế phát triển rất vững mạnh, xứng tầm vị trí 12 trên Thế giới. Cùng với sự tăng trưởng của Tổng sản phẩm quốc nội thì sức mua của người dân cũng ngày càng được nâng cao, quy mô thị trường tiêu thụ trong nước lớn giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp điện tử hay sản xuất ôtô đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, tạo lợi thế cạnh tranh so với các nước khác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...