Báo Cáo Vận dụng lý thuyết về hình thái kinh tế - xã hội vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở việt nam

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài Vận dụng lý thuyết về hình thái kinh tế - xã hội vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở việt nam


    LỜI MỞ ĐẦU

    Như chúng ta đã biết học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của Mác ra đời trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng về xã hội. Học thuyết của mac về hình thái kinh tế - xã hội lần đầu tiên cung cấp những tiêu chuẩn thực sự duy vật, khoa học cho việc phân kỳ lịch sử, giúp con người hiểu được logic khách quan của quá trình tiến hoá xã hội hay nói cách khác học thuyết chính là cơ sở để phân chia sự khác nhau giữa các thời kỳ lịch sử, tìm ra những nguyên nhân của sự xuất hiện và biến đổi của các hiện tượng xã hội, giúp chúng ta có phương pháp khoa học để nghiên cứu sự phát triển của lịch sử. Vận dụng đúng luật sẽ giúp chúng ta nghiên cứu được một hình thái kinh tế - xã hội cụ thể trên cơ sở đó tìm ra được mô hình kinh tế - xã hội của xã hội đó.

    Tuy nhiên trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, kẻ thù tư tưởng của chủ nghĩa Mác lại mở đợt tấn công mới vào học thuyết Mác nói chung và lý luận hình thái kinh tế - xã hội nói riêng. Mặt khác, trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến nhanh chóng, phức tạp như hiện nay, ở nước ta lại thỉnh thoảng bùng lên ý kiến đòi xem lại con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn. Hay lại có ý kiến cho rằng cụ Hồ "nhập" chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam quá sớm vì thế chủ nghĩa xã hội bị "đẻ non" dẫn tới tình trạng yếu ớt, còi cọc. Đó chính là lý do làm cho Việt Nam chậm tiến, lạc hậu, ì ạch mãi mà không "cất cánh lên được". Sở dĩ có sự phát sinh những tư tưởng chống đối đó là do sau khi dành được được độc lập, Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, xác định đó là mục tiêu cần đạt được trong quá trình xây dựng đất nước. Tuy nhiên trong quá trình cải tạo do chủ quan duy ý chí, nóng vội nên chúng ta đã mắc phải nhiều sai lầm làm cho kẻ thù có điều kiện đả kích, chống phá. Nước ta đang trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, do đó việc nghiên cứu không chỉ dừng lại ở mức độ bình thường mà cần phải nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện để có hiểu hết được ý nghĩa của lý luận, có như thế thì mới vận dụng được một cách sáng tạo vào tình hình cụ thể của đất nước. Nghiên cứu lý luận sẽ giúp chúng ta nhận thức một cách khách quan hơn về sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Bác Hồ và Đảng ta - sự lựa chọn đó là một tất yếu lịch sử bởi vì lịch sử đòi hỏi phải như thế chứ không thể khác được. Trong khuôn khổ của một bài tiểu luận, tôi chỉ xin đề cập một cách khái quát nhất, tổng quan nhất về lý luận hình thái kinh tế - xã hội của Mác với việc vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.


    A.LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA MÁC

    1. Phạm trù hình thái kinh tế- xã hội

    2. Kết cáu hình thái kinh tế-xã hội

    2.1 Lực lượng sản xuất

    2.2 Quan hệ sản xuất

    2.3 Kiến trúc thượng tầng

    2.4 Mối quan hệ biện chứng giữa các bộ phận của hình thái kinh tế- xã hội

    3. Sự phát triển của các hình thái kinh tế- xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên

    B. VẬN DỤNG LÝ THUYẾT VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

    1. Đi lên chủ nghĩa xã hội con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam

    2. Nguyên lý về hình thái kinh tế- xã hội chi phối định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

    2.1 Sự nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội trong tình hình mới

    2.2 Học thuyết về hình thái kinh tế- xã hội là cơ sở cho lý luận của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước - điều kiện xây dựng lực lượng sản xuất cần thiết

    2.3 Tính tất yếu phải phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng đúng đắn về mặt quan hệ sản xuất trong thời kỳ mới

    2.4 Một số yếu tố đặt ra đôi với Đảng ta trong tình hình mới

    KẾT LUẬN
     
Đang tải...