Báo Cáo Vận dụng lý thuyết ngoại ứng để phân tích tổn thất phúc lợi xã hội do VEDAN gây ra, từ đó nêu biện p

Thảo luận trong 'Kinh Tế Phát Triển' bắt đầu bởi Ác Niệm, 25/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I, GIỚI THIỆU CHUNG

    Thiệt hại do ô nhiễm môi trường vô cùng đa dạng. Thiệt hại hữu hình xâm phạm tức thời đến lợi ích kinh tế, ảnh hưởng sức khỏe dưới dạng tồn trữ chất độc hại trong cơ thể dễ nhận diện; nhưng còn có những thiệt hại tiềm ẩn di hại lâu dài như tổn thương tinh thần, suy tàn dần hệ sinh thái, gây biến động sinh hoạt cộng đồng thì một người dân bình thường khó có thể tìm ra “chứng cứ” để đòi bồi thường, và không biết phải đòi bồi thường bao nhiêu. Đó chính là cái thiệt thòi mà người dân sống trong môi trường bị ô nhiễm đang phải gánh chịu.Có rất nhiều doanh nghiệp đã vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt mà bỏ qua trách nhiệm với xã hội, thờ ơ trước sức khỏe của con người. Họ làm điều này bằng rất nhiều cách khác nhau. Tất cả các hành vi đó đều vi phạm pháp luật, trái với đạo đức và đi ngược với chủ trương xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước, đi ngược với xu thế phát triển chung của thế giới. Một trong những vụ việc nổi cộm gần đây là việc công ty TNHH Bột ngọt Vedan VN đã che giấu hành vi xả thẳng nước thải từ hoạt động sản xuất của mình xuống dòng sông Thị Vải.

    Các nhà khoa học gọi đó là sự thất bại của thị trường, do những hành vi tư lợi dẫn đến những kết quả không có hiệu quả. Ngoại ứng tiêu cực cũng được gọi là “cái xấu công cộng” đặc biệt là khi ngoại ứng là tương đối lớn so với cầu. Vậy trước những ảnh hưởng xấu của Công Ty Vedan, chính phủ đã có những giải pháp có hiệu quả nào?

    Vận dụng lý luận về ngoại ứng để phân tích tổn thất phúc lợi xã hội do VEDAN gây ra và đưa ra giải pháp can thiệp của chính phủ nhằm xử lý ngoại ứng này chính là đề tài mà nhóm chúng em muốn nghiên cứu.


    ************
    IV. KẾT LUẬN
    Đến nay vụ việc Vedan đã đi đến hồi cuối với một kết thúc mà phần thắng nghiêng về lẽ phải, sự đúng đắn và pháp luật được thực thi. Vedan phải chấp nhận đền bù toàn bộ thiệt hại tương đương 119,5 tỷ đồng số liệu do Viện Môi Tài nguyên-Môi trường đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại cho nông dân ba tỉnh Tp.HCM, Bà rịa-Vũng tàu và Đồng nai cùng với việc khắc phục toàn bộ những sự cố đã xảy ra, đầu tư những trang thiết bị hợp chuẩn để bảo vệ và gìn giữ môi trường. Nhưng vẫn còn rất nhiều câu hỏi được đặt ra đối với các cấp, các ngành: tại sao chỉ khi vụ Vedan xả chất thải ra sông Thị Vải là vụ gây ô nhiễm môi trường được Cục Cảnh sát môi trường - Bộ Công an phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường vụ việc mới được phát hiện ngày 13/9/2008? Công tác quản lý môi trường của các địa phương đâu?
    Qua sự việc trên ta nhận thấy rõ rằng cần có một cơ chế quản lý chặt chẽ hơn khi cấp phép hoạt động cho những công ty nước ngoài khi đầu tư ở Việt Nam. Chúng ta cần biết rõ họ kinh doanh, hoạt động sản xuất lĩnh vực gì, có gây tác hại gì cho Việt Nam không . Để biết được điều đó, cần có ban chuyên môn thẩm định hồ sơ và chức năng hoạt động khi họ đăng ký làm ăn tại Việt Nam. Song song với nó là cơ chế quản lý, giám sát hoạt động của những công ty đó thật chặt chẽ, bám sát. Chính việc thiếu sự thẩm tra hồ sơ, chức năng hoạt động của những công ty như Vedan, cùng sự buông lỏng quản lý, giám sát đã gây ra "hiện tượng Vedan". Những thiệt hại mà Vedan gây ra thực sự là lời cảnh báo cho các doanh nghiệp nước ngoài về ý thức bảo vệ môi trường khi đầu tư vào Việt Nam.
    pháp luật nước ta nghiêm minh nên sẽ đưa ra những răn đe và sự trừng phạt thích đáng, phù hợp với những vụ việc như vậy. Đây cũng là điều rất quan trọng để phục vụ cho chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển. Để nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định , bền vững, phát triển kinh tế mà không làm ảnh hưởng tới sự phát triển sau này thì cần có sự can thiệp đúng lúc của Chính phủ trong việc ngăn ngừa, xử lý các doanh nghiệp, công ty vì lợi ích trước mắt mà làm ảnh hưởng tới thế hệ sau này.
    Qua vụ việc Vedan chúng ta đã học được một bài học đắt giá ,tuy Vedan đã chấp nhận đền bù cho người dân sống ở khu vực sông Thị Vải với mức đền bù được coi là thỏa đáng nhưng “dòng sông chết” bao giờ mới sống lại ? Tất nhiên người nông dân sẽ được hưởng ít nhiều thành quả đấu tranh kiên định ấy. Nhưng đất nước Việt nam chung vẫn là kẻ thua cuộc trong cuộc chiến này, bởi luật pháp vẫn không được nghiêm túc thực thi và lẻ phải vẫn chưa được công khai minh định.
    Thực tế ngày càng có nhiều doanh nghiệp vi phạm Luật Bảo vệ môi trường hoặc kinh doanh thiếu đạo đức, chạy theo lợi nhuận, sản xuất rồi xả thải gây ô nhiễm môi trường, làm tổn hại đến sức khỏe cộng đồng. Để bảo vệ môi trường sống lẫn sức khỏe cộng đồng bởi những "doanh nghiệp đen", cả xã hội phải vào cuộc, kiên quyết lên án với những hành động đó. Hơn nữa, các cơ quan chức năng cần phải siết chặt khâu cấp phép đầu tư, công tác bảo vệ môi trường, xử lý thật nghiêm doanh nghiệp vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.




    Báo cáo chia làm 4 phần
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...