Tiểu Luận Vận dụng lý luận tích luỹ tư bản vào thực tiễn việt nam

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vận dụng lý luận tích luỹ tư bản vào thực tiễn việt nam



    LỜI NÓI ĐẦU


    Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy rằng để phát triển kinh tế, ngoài việc lựa chọn đường lối phát triển còn phải có các yếu tố vật chất để thực hiện được đường lối đó. Đối với các nước đã phát triển mạnh mẽ như Mỹ, Anh, Pháp chúng ta đều thấy rằng họ có một tiềm lực kinh tế (đặc biệt là tiềm lực về vốn ) rất mạnh. Còn đối với những nước đang phát triển như nước ta với diểm khởi đầu rất thấp, nguồn vốn tự có rất ít, mà một trong những đặc trưng của các nước đang phát triển là tỷ lệ tích luỹ thấp, chỉ dưới 10% thu nhập, mà tích luỹ thấp sẽ dẫn đến trình độ kĩ thuật và năng suất lao động thấp. Do đó đòi hỏi các nước đang phát triển phải tìm biện pháp để phá vỡ vòng luẩn quẩn này. Muốn vậy, phải lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp. Song trong các mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại, các nhà kinh tế đặc biệt nhấn mạnh vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế. Samuelson cho rằng một trong những đặc trưng quan trọng của kinh tế hiện đại là "kĩ thuật công nghiệp tiên tiến hiện đại dựa vào việc sử dụng vốn lớn". Do đó vốn là cơ sở để phát huy tác dụnh của các yếu tố khác. Vốn là cơ sở để tạo ra việc làm, để có công nghệ tiên tiến, tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất theo chiều sâu và cuối cùng cơ cấu sử dụng vốn sẽ là điều quan trọng tác động vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.

    Với Việt nam, các chuyên gia kinh tế đều có nhận xét chung là, chúng ta đã có bước khởi đầu tốt đẹp trong giai đoạn phát triển mới. Nhưng để đạt được tốc độ tăng trưởng cao và liên tục trong thời gian tới còn nhiều khó khăn. Mà một trong những khó khăn đó là thiếu vốn.

    Trên đây chúng ta đã thấy vốn quan trọng như thế nào đối với việc phát triển kinh tế. Vì vậy điều chúng ta cần giải quyết là làm sao để tăng nguồn vốn của mình bằng cách tích luỹ, huy động vốn từ trong và ngoài nước. Song trong những cách để có được nguồn vốn, thì tích luỹ và huy động vốn từ trong nước là quan trọng nhất. Và có như thế chúng ta mới không bị phụ thuộc vào bên ngoài, vì sự phát triển từ nội lực bao giờ cũng là sự phát triển bền vững nhất.

    Nhận thức được vai trò của việc tích luỹ vốn mà em lựa chọn làm đề tài này. Trong bài viết em sẽ trình bày những lý luận chung về tích luỹ và ứng dụng những lý luận đó vào thực tiễn Việt nam. Đây là lần đầu tiên em làm đề tài này nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình nghiên cưú. Em mong nhận được sự đánh giá, hướng dẫn của cô để lần sau em có thể thực hiện tốt hơn.


    CHƯƠNG I: LÝ LUẬN TÍCH LUỸ TƯ BẢN 2

    I. Bản chất và nguồn gốc của tích luỹ tư bản: 2

    II. Những nhân tố quyết định quy mô của tích luỹ tư bản 3

    III. Mối quan hệ Tích luỹ-Tích tụ- Tập trung tư bản. 6

    CHƯƠNG II: VẬN DỤNG LÝ LUẬN TÍCH LUỸ TƯ BẢN

    VÀO THỰC TIỄN VIỆT NAM 7

    I. Vai trò tích luỹ vốn ở Việt nam 7

    1. Tích tụ và tập trung vốn trong nước 7

    2. Vai trò của tích luỹ vốn 9

    II. Thực trạng và giải pháp quá trình tích luỹ vốn của Việt Nam 14

    1. Thực trạng quá trình tích luỹ vốn của Việt Nam 14

    2. Những giải pháp tăng cường tích luỹ vốn ở Việt nam 16

    KẾT LUẬN 19

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
     
Đang tải...