Tiểu Luận Vận dụng lý luận quan điểm toàn diện để phân tích tình hình kinh tế việt nam từ 1975 - 2000

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VẬN DỤNG LÝ LUẬN QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM TỪ 1975 - 2000

    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU 1

    I. Những lý luận về quan điểm toàn diện 2

    1. Cơ sở lý luận 2

    2. Yêu cầu của quan điểm toàn diện 3

    3. ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm toàn diện 3

    II. Vận dụng lý luận vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường định

    hướng XHCN ở Việt Nam 4

    1. Khái niệm nền kinh tế thị trường, ưu điểm và nhược điểm. Thị

    trường định hướng XHCN 4

    2. Thực trạng và quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định

    hướng XHCN ở Việt Nam 6

    3. Tính toàn diện trong xây dựng nền kinh tế thị trường 11

    KẾT LUẬN 14




    Lời nói đầu

    Năm 1975, giải phóng Miền Nam, đất nước ta hoàn toàn độc lập, hai miền Nam - Bắc thống nhất, cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới, cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội. nhiệm vụ đặt ra trước mắt là phải khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh và cải rạo nền kinh tế Miền Nam cho phù hợp với mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa ( XHCN).

    Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một trong những nội dung cơ bản của quá trình đổi mới quản lý kinh tế ở nước ta và đã được các Nghị quyết của Đại hội VI, đại hội VII. Đại hội VIII, chiến lược phát triển kinh tế xã hội 1991 - 2000, Đại hội IX và Nghị quyết trung ương Đảng khẳng định trong đó cơ chế thị trường và quản lý nhà nước là hai yếu tố cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

    Đảng và Nhà nước đã quyết tâm thực hiện quá trình đổi mới thông qua một chương trình đổi mới thể chế một cách sâu rộng triệt để và toàn diện nhằm thực hiện việc xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN. Đổi mới cơ chế quản lý với mục tiêu xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành toàn diện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.

    Do vậy việc nghiên cứu quan điểm toàn diện trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường XHCH là hết sức quan trọng và cấp bách. Trong 15 năm nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Thoát khỏi khủng hoảng, đạt tốc độ phát triển nhanh, đời sống của nhân dân được cải thiện, chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được giữ. Với nền kinh tế đa thành phần hội nhập với nền kinh tế thế giới. Và nhất là hiện nay toàn Đảng toàn dân đang tích cực tham gia góp ý kiến xã hội 10 năm phát triển 2001 - 2010 thì nghiên cứu quan điểm toàn diện càng trở nên quan trọng và cấp thiết.

    I. NHỮNG LÝ LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN

    1. Cơ sở lý luận

    Quan điểm toàn diện được xuất phát từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép quan hệ biện chứng đó là:

    Các sự vật hiện tượng không tồn tại cô lập, biệt lập mà thống nhất với nhau, ràng buộc lẫn nhau, qui định và chuyển hoá lẫn nhau.

    Không chỉ trong tự nhiên mà trong lĩnh vực đời sống xã hội và tinh thần, mọi sự vật - hiện tượng cũng luôn luôn liên hệ, tác động quan lại lẫn nhau. Sự liên hệ đó mang tính khách quan và là tính phổ biến của các hiện tượng - sự vật trong thế giới khách quan.

    Trong thế giới khách quan có vô vàn mối liên hệ, chúng rất đa dạng và giữ vai trò vị trí khác nhau trong sự tồn tại vận động và phát triển sự vật hiện tượng.

    + Có mối liên hệ bên trong ( sự liên hệ tác động lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận bên trong sự vật hiện tượng ), lại có mối liên hệ bên ngoài và nó cũng là mối liên hệ hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy không có sự kiện nào tồn tại trong trạng thái cô lập tách rời các sự kiện khác.

    + Có mối liên hệ chung trong toàn bộ thế giới cũng có mối liên hệ riêng trong từng lĩnh vực cụ thể.

    Từ nhận thức trên trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có các yếu tố thị trường, các công cụ quản lý kinh tế. Quan điểm toàn diện ở đây thể hiện ở chỗ muốn xây dựng nền kinh tế thị trường phải xây dựng các yếu tố thị trường mang tính đồng bộ, tính toàn diện, xây dựng các công cụ đồng thời cũng hoạt động chứ không thể xây dựng các công cụ riêng biệt đứng lẻ loi, riêng rẽ, sẽ rất khó có tác dụng trong việc xây dựng nền kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...