Thạc Sĩ Vận dụng lý luận Mác - Lênin về sở hữu tư liệu sản xuất ở nước ta

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Vận dụng lý luận Mác - Lênin về sở hữu tư liệu sản xuất ở nước ta

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sở hữu tư liệu sản xuất là một nhân tố cơ bản cấu thành hệ thống quan hệ sản xuất trong từng chế độ kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, một trong những nội dung cơ bản cần phải giải quyết là phải tiến hành cải tạo các quan hệ sản xuất mà điểm xuất phát là cải biến quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sang quan hệ sở hữu công cộng để đáp ứng yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất.
    Ở nước ta, trước thời kỳ đổi mới, quá trình chuyển sở hữu tư nhân sang sở hữu nhà nước được thực hiện thông qua quốc hữu hoá các tư liệu sản xuất của giai cấp tư sản dưới hai hình thức không bồi thường và có bồi thường; chuyển sở hữu tư nhân của những người sản xuất nhỏ sang sở hữu tập thể thông qua phong trào hợp tác hoá để tập thể hoá tư liệu sản xuất. Việc làm đó đããđưa quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất vượt quá xa so với khả năng quản l› và trình độ phát triển lực lượng sản xuất.
    Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, thực hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữu, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và văn kiện các kỳ Đại hội Đảng từ Đại hội VII đến nay đều khẳng định thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể phải ngày cảng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Điều đó có nghĩa là song song với phát triển kinh tế tư nhân phải từng bước chuyển sở hữu tư nhân sang sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất.
    Thực hiện chủ trương đó, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về kinh tế thị trường ở nước ta nói chung và sở hữu tư liệu sản xuất nói riêng đã được triển khai mạnh mẽ. Tuy vậy, đến nay trên một số lĩnh vực việc nghiên cứu lý luận vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chẳng hạn, kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước đã được nhiều công trình nghiên cứu, nhưng vấn đề chuyển từ sở hữu tư nhân sang sở hữu công cộng còn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ; quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chuyển sở hữu thuần túy của nhà nước sang sở hữu của các cổ đông đã làm cho nhiều người lầm tưởng đó là quá trình tư nhân hóa tư liệu sản xuất. Trong khi đó, trên thực tế quá trình cổ phần hóa đang được đẩy mạnh, quá trình chuyển sở hữu tư nhân sang sở hữu công cộng đã và đang diễn ra thường xuyên và phổ biến dưới nhiều hình thức khác nhau. Thực trạng đó phải được lý giải về mặt lý luận để làm cơ sở cho việc chỉ đạo hoạt động thực tiễn chuyển sở hữu tư nhân sang sở hữu công cộng trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đó là lý do để tác giả lựa chọn “Vận dụng lý luận Mác - Lênin về sở hữu tư liệu sản xuất ở nước ta” làm đề tài luận văn tốt nghiệp sau quá trình học tập hệ cao học chuyên ngành Kinh tế chính trị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết ở nước ta hiện nay.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Ở Việt Nam, trong hơn hai thập niên vừa qua, liên quan đến vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất đã có nhiều công trình nghiên cứu, cụ thể là:
    - Luận văn thạc sĩ triết học của Vũ Hồng Sơn với đề tài: Đa dạng hoá sở hữu ở nước ta hiện nay, xu hướng và vận dụng. Bảo vệ năm 1993, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    - Luận án phó tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Đình Kháng với đề tài: Sở hữu tư liệu sản xuất trong nền kinh tế nhiều thành phần. Bảo vệ năm 1993 tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    - Luận án phó tiến sĩ kinh tế của Đỗ Trọng Bá với đề tài: Vấn về sở hữu trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam. Bảo vệ năm 1994, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    - Luận án phó tiến sĩ triết học của Lương Minh Cừ với đề tài: Quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về vấn đề sở hữu trong chủ nghĩa xã hội. Bảo vệ năm 1996 tại Viện Triết học.
    Năm 1998, Viện Thông tin khoa học xã hội xuất bản cuốn Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế trị trường, cũng năm này Nxb Chính trị quốc gia xuất bản cuốn Xu hướng biến động của nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam do PGS.PTS Nguyễn Tĩnh Gia chủ biên.
    Tác phẩm Những nhận thức kinh tế chính trị trong giai đoạn đổi mới ở Việt Nam của hai tác giả PGS.PTS Nguyễn Đình Kháng và PTS Vũ Văn Phúc xuất bản năm 1999.
    Năm 2004, Nxb Chính trị quốc gia xuất bản cuốn Một số vấn đề về sở hữu ở nước ta hiện nay do GS.TS Nguyễn Văn Thạo và TS Nguyễn Hữu Đạt đồng chủ biên. Cùng năm này, Nxb Khoa học xã hội cũng giới thiệu cuốn Sở hữu: Lý luận và vận dụng ở Việt nam của tác giả Nguyễn Văn Thức.
    Năm 2006, Nxb lý luận chính trị cho ra mắt bạn đọc cuốn Sở hữu nhà nước và doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam của hai tác giả PGS.TS Nguyễn Cúc và PGS.TS Kim Văn Chính.
    Nhìn chung, các công trình nghiên cứu và diễn đàn trên đã làm rõ vị trí, vai trò của từng hình thức sở hữu trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Song, việc nghiên cứu sự biến đổi sở hữu tư nhân sang sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất dưới các hình thức còn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Do đó chưa làm rõ nội dung và yêu cầu xã hội hóa sở hữu tư liệu sản xuất ở nước ta để xác định phương hương và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với những nhận xét đó, luận văn mong muốn góp phần vào việc giải quyết những vấn đề đang đặt ra trên đây.
    3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
    3.1. Mục đích
    Khái quát hoá những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về vị trí, vai trò của sở hữu tư liệu sản xuất và sự biến đổi của quan hệ sở hữu tư nhân sang sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng những luận điểm đó vào thực tiễn nước ta thời kỳ trước và sau đổi mới, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm củng cố và phát triển sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất phù hợp với yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
    3.2. Nhiệm vụ
    - Làm rõ những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vị trí, vai trò của sở hữu tư liệu sản xuất và sự biến đổi quan hệ sở hữu tư nhân sang sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về sở hữu tư liệu sản xuất ở nước ta giai đoạn trước và sau đổi mới.
    - Đề xuất các giải pháp nhằm củng cố và phát triển sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
    3.3. Phạm vi nghiên cứu
    3.3.1. Về nội dung
    Lý luận Mác – Lênin về sở hữu tư liệu sản xuất rất rộng lớn và trừu tượng, bao hàm nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, song luận văn chỉ tập trung vào những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về sự biến đổi quan hệ sở hữu tư nhân sang sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
    Tư liệu sản xuất bao gồm nhiều loại, nhưng luận văn chỉ phân tích làm rõ sự biến đổi quan hệ sở hữu về những tư liệu sản xuất do lao động của con người tạo ra thông qua sự chuyển hoá từ vốn tiền tệ thành tư liệu sản xuất và ngược lại.
    3.3.2. Về thời gian
    Nghiên cứu sự vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về sở hữu tư liệu sản xuất ở nước ta từ khi đất nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cho đến nay.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Cơ sở lý luận
    - Những nguyên lý kinh tế, những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề sở hữu nói chung và sở hữu tư liệu sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
    - Những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết vấn đề sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
    - Kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Vận dụng thế giới quan và phương pháp luận của Triết học Mác - Lênin, thông qua phương pháp trừu tượng hóa nhằm làm rõ các quan hệ lợi ích kinh tế từ sở hữu và sự cần thiết biến đổi quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất để thực hiện lợi ích kinh tế.
    Trong quá trình thực hiện đề tài, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp cụ thể như điều tra khảo sát, thu thập và xử lý tư liệu để làm cơ sở cho việc phân tích và tổng hợp, rút ra những kết luận cần thiết.
    5. Những đóng góp về khoa học của luận văn
    - Làm rõ những cơ sở lý luận về sự biến đổi quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất ở nước ta trong quá trình đổi mới.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng biến đổi quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất trong thời gian qua.
    - Đề xuất các giải pháp nhằm củng cố và phát triển sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    - Góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng ta.
    - Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy và hoạch định chính sách về xã hội hóa sở hữu tư liệu sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết.


    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2
    3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu. 3
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. 5
    4.1. Cơ sở lý luận. 5
    4.2. Phương pháp nghiên cứu. 5
    5. Những đóng góp về khoa học của luận văn. 5
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 5
    7. Kết cấu của luận văn. 6
    Chương 1. 7
    NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN 7
    VỀ SỞ HỮU TƯ LIỆU SẢN XUẤT. 7
    1.1. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ SỞ HỮU VÀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA SỞ HỮU TƯ LIỆU SẢN XUẤT. 7
    1.1.1. Khái quát một số luận điểm chủ yếu về sở hữu theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. 7
    1.1.2. Vị trí của sở hữu tư liệu sản xuất trong các cuộc cách mạng xã hội 11
    1.1.3. Vị trí của sở hữu tư liệu sản xuất trong hệ thống các quan hệ sản xuất 13
    1.1.3.1. Sở hữu - cơ sở của các quan hệ tổ chức quản lý và phân phối 13
    1.1.3.2. Sở hữu - cơ sở của chế độ chính trị - xã hội 14
    1.2. LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ SỰ BIẾN ĐỔI QUAN HỆ SỞ HỮU TƯ LIỆU SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 17
    1.2.1. Những luận điểm chủ yếu về sự biến đổi sở hữu tư nhân của những người sản xuất nhỏ sang sở hữu tư bản tư nhân 17
    1.2.2. Những luận điểm chủ yếu về sự biến đổi sở hữu tư bản tư nhân thuần túy sang sở hữu tư bản độc quyền và sở hữu tư bản độc quyền sang sở hữu tư bản độc quyền nhà nước. 20
    1.3. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ GIẢI QUYẾT QUAN HỆ SỞ HỮU TƯ LIỆU SẢN XUẤT TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. 25
    1.3.1. Những luận điểm chủ yếu của chủ nghĩa Mác - Ăngghen về giải quyết vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất trong quá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. 25
    1.3.2. Những luận điểm chủ yếu về giải quyết vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất thông qua chính sách kinh tế mới của Lênin 28
    Chương 2. 36
    THỰC TRẠNG VẬN DỤNG LÝ LUẬN MÁC - LÊNIN VỀ 36
    SỞ HỮU TƯ LIỆU SẢN XUẤT Ở NƯỚC TA 36
    2.1. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG LÝ LUẬN MÁC - LÊNIN VÀO VIỆC BIẾN ĐỔI QUAN HỆ SỞ HỮU TƯ LIỆU SẢN XUẤT TRONG THỜI KỲ XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG 36
    2.1.1. Chuyển sở hữu tư nhân tư bản thành sở hữu toàn dân. 36
    2.1.2. Chuyển sở hữu của những người sản xuất nhỏ thành sở hữu tập thể. 43
    2.2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG LÝ LUẬN MÁC - LÊNIN VỀ SỞ HỮU TƯ LIỆU SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 53
    2.2.1. Đa dạng hóa các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 53
    2.2.2. Thông qua nhiều hình thức để chuyển sở hữu tư nhân thành sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất 59
    Chương 3. 75
    CÁC GIẢI PHÁP CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN SỞ HỮU CÔNG CỘNG VỀ TƯ LIỆU SẢN XUẤT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA 75
    3.1. HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH NHẰM KHUYẾN KHÍCH, TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO KINH TẾ HỘ, KINH TẾ HỢP TÁC VÀ HỢP TÁC XÃ PHÁT TRIỂN 75
    3.2. TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN NHẰM THỰC HIỆN XÃ HỘI HOÁ SỞ HỮU TƯ LIỆU SẢN XUẤT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT. 85
    3.3. ĐA DẠNG HOÁ CÁC LOẠI HÌNH KINH TẾ TƯ BẢN NHÀ NƯỚC, TẬP TRUNG ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN NHỮNG LOẠI HÌNH PHÙ HỢP VỚI THỰC TIỄN VIỆT NAM . 93
    3.4. XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ PHÂN PHỐI BẢO ĐẢM HÀI HOÀ CÁC LỢI ÍCH: LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG, LỢI ÍCH CỦA DOANH NGHIỆP, LỢI ÍCH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỂ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SỞ HỮU CÔNG CỘNG 98
    KẾT LUẬN 103
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
     
Đang tải...