Luận Văn Vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội vào quá trình đổi mới ở tỉnh tiền giang

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề Tài: VẬN DỤNG LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI VÀO QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI Ở TỈNH TIỀN GIANG




    LỜI CẢM ƠN


    Qua gần 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học cần Thơ, tôi đã có những kiến thức bổ ích để thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình.


    Đê hoàn thành luận văn này, tôi chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của thầy Đinh Ngọc Quyên, các thầy cô của khoa Khoa Học Chính Trị; thầy cô khoa Sư Phạm và tập thể lớp sư phạm Giáo dục công dân khóa 32 đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này. Đồng thời tôi cũng xin cám ơn Sở lao động thương binh và xã hội Tiền Giang; ủy ban nhân dân tỉnh; Phòng kế hoạch tài chính - Sở công thương, Tổng cục thống kê tinh Tiền Giang; thư viện tinh Tiền Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể thực hiện đề tài này.


    Do vốn kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót, rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
    MỤC LỤC Trang


    PHẦN MỞ ĐẦU 1


    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1


    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2


    3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 2


    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3


    5. Kết cấu của luận văn 3


    Chương I: Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội


    của chủ nghĩa Mác - Lênin 4


    1.1 Khái niệm và kết cấu hình thái kinh tế - xã hội 4


    1.1.1 Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội 4


    1.1.2 Những yếu tố hình thành và qui luật vận động,


    phát triển của hình thái kinh tế - xã hội 8


    1.1.2.1 Lực lượng sản xuất 8


    1.1.2.2 Quan hệ sản xuất 12


    1.1.2.3 Kiến trúc thượng tầng 15


    1.1.2.4 Qui luật vận động và phát triển của hình thái


    kinh tế-xã hội 16


    1.2 Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là


    một quá trình lịch sử - tự nhiên 20


    1.3 Ý nghĩa và giá trị bền vững của học thuyết


    Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội 24


    Chươngll: Vận dụng học thuyết hình thái


    kinh tế - xã hội vào quá trình đổi mới của tỉnh 35


    1. Đặc điểm về kinh tế - xã hội ở tỉnh Tiền Giang 35


    2. Sự vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội


    vào quá trình đổi mới ở Tiền Giang 45


    2.1 Vận dụng đường lối phát triển kinh tế nhiều


    thành phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa 45


    2.2 Vận dụng đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    nhằm tạo ra lực lượng sản xuất hiện đại 53


    2.3 Kết hợp giữa đổi mới kinh tế với đổi mới hệ


    thống chính trị trên địa bàn tỉnh Tiền Giang 62


    3. Những thành tựu và hạn chế trong việc vận dung


    lý luận hình thái kinh tế - xã hội 78


    3.1 Những thành tựu 76


    3.2 Những hạn chế 89


    KẾT LUẬN 94


    TÀI LỆU THAM KHẢO 97
    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài


    Phát kiến vĩ đại của C.Mác về triết học trong lĩnh vực xã hội là chủ nghĩa duy vật lịch sử mà nền tảng là học thuyết hình thái kinh tế - xã hội. Từ khi học thuyết hình thái kinh tế - xã hội ra đời, nhận thức xã hội được dựa trên một nền tảng thế giới quan mới - thế giới quan duy vật biện chứng và thế giới quan duy vật lịch sử. Nó không những khắc phục được các quan niệm duy tâm, siêu hình giải thích xã hội ở phương diện tư tưởng, ý chí, nguyện vọng của con người mà còn có khả năng nhìn vào chiều sâu lịch sử quá khứ, đồng thời cũng có cơ sở dự báo cho một xã hội tương lai.


    Tuy nhiên sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu, hệ thống Xã hội chủ nghĩa trên thế giới lâm vào thoái trào thì các trào lưu phê phán, xuyên tạc, bác bỏ Chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó họ tập trung vào học thuyết hình thái kinh tế - xã hội. Trước những sự kiện này, các nước Xã hội chủ nghĩa còn lại có sự hoang mang, dao động. Có những ý kiến tỏ ra không còn tin tưởng vào sự đúng đắn của học thuyết, đề xuất xây dựng xã hội phi mácxít thay cho Chủ nghĩa xã hội mácxít và cho rằng làm Cách mạng Xã hội chủ nghĩa là sai lầm.


    Đen nay, Việt Nam ta vẫn vững bước đi lên con đường Xã hội Chủ nghĩa, có những chuyển biến mới, những thành tựu mà Việt Nam đã và đang phấn đấu đạt được đã góp phần chứng minh sự đúng đắn và giá trị bền vững của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội.


    Góp phần vào quá trình đó, Tiền Giang cũng đang từng bước hòa mình vào quá trình đi lên của đất nước, hòa mình vào nền kinh tế thị trường thế giới nhưng vẫn giữ vững định hướng Xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đó, Tiền Giang cũng gặp không ít khó khăn, có những vấn đề nảy sinh và đòi hỏi sự vận dụng sáng tạo, nhạy bén để Tiền Giang cùng cả nước vững bước trcn con đường Xã hội chủ nghĩa dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác - Lênin mà đặc biệt là học thuyết hình thái kinh tế - xã hội.
    Để thấy được sự đúng đắn của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị, được chứng minh qua sự phát triển và đổi mới của cả nước nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng, đấu tranh với những sai lầm về quan điểm, đồng thời bảo vệ những giá trị chân chính của Chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và học thuyết hình thái kinh tế - xã hội nói riêng là một yêu cầu chính trị của mỗi chúng ta trước sự biến động ngày càng lớn của thế giới, đặc biệt là đối với những người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó có sinh viên chuyên ngành Giáo dục công dân.


    Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng đó, tác giả chọn đề tài “Vạn dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội vào quá trình đỗi mới ở tình Tiền Gùing” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình.


    2. Đổi tượng và phạm vi nghiên cứu


    Luận văn nghiên cứu trực tiếp những nội dung cơ bản của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Chủ nghĩa Mác - Lênin, từ đó khẳng định giá trị khoa học và ý nghĩa bền vững của học thuyết này. Trên cơ sở đó, luận văn tập trung phân tích,làm rỏ sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ Tiền Giang trong việc vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội vào quá trình đổi mới.


    3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài


    Mục đích của đề tài


    Luận văn phân tích làm rỏ nội dung cơ bản về lí luận hình thái kinh tế -xã hội của Chủ nghĩa Mác - Lênin, trên cơ sở khẳng định giá trị bền vững của học thuyết này. Từ những nội dung cơ bản đó, tác giả tập trung phân tích sự vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội vào quá trình đổi mới kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang.
    Nhiệm vụ của đề tài
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...