Luận Văn Vận dụng lý luận hình thái kinh tế xã hội vào điều kiện Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vận dụng lý luận hình thái kinh tế xã hội vào điều kiện VN hiện nay

    LỜI MỞ ĐẦU


    Lý luận hình thái kinh tế – xã hội là lý luận cơ bản và giữ một vị trí hết sức quan trọng của chủ nghĩa duy vật lịch sử do K.Marx xây dựng nên. Lý luận hình thái kinh tế - xã hội đã được thừa nhận là lý luận khoa học và là phương pháp luận cơ bản trong việc nghiên cứu lĩnh vực học. Nhờ có lý luận hính thaí kinh tế – xã hội, lần đầu tiên trong lịch sử xã hội học K. Marx đã chỉ rõ nguồn gốc, động lực bên trong, nội tại của sự phát triển xã hội, chỉ rõ được bản chất của từng chế độ xã hội. Như vậy qua lý luận hình thái kinh tế – xã hội giúp chúng ta nghiên cứu một cách đúng đắn và khoa học vận hành của xã hội trong mỗi giai đoạn nhất định.
    Nhưng ngày nay, đứng trước những sự kiện lớn như sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, đặc biệt là Liên Xô - ngọn cờ đầu của chủ nghĩa xã hội, lý luận hình thái kinh tế xã hội bị phê phán từ rất nhiều phía sự phê phán không chỉ từ phía đối lập của chủ nghĩa Marx- Lênin mà còn cả một số người đã từng đi theo con đường của chủ nghĩa Marx – Lênin. Nói chung họ cho rằng: lý luận hình thái kinh tế xã hội đã lỗi thời, lạc hậu không thể áp dụng vào điều kiện hiện nay mà phải thay thế bằng một lý luận khác. Trước tình hình đó buộc chúng ta làm rõ thực chất của lý luận hình thái kinh tế xã hội và giá trị về mặt khoa học, tính thời đại của nó là rất cần thiết ; về thực tiễn nước ta đang trong quá trình xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đó rất nhiều vấn đề khó khăn được đặt ra đồi hỏi phải nghiên cứu giải quyết.
    Để góp phần làm rõ hơn về lý luận hình thái kinh tế – xã hội với những giá trị khoa học của nó, em xin có một vài phân tích về vấn đề trên nhằm hiểu thêm về tính đúng đắn của nó.

    PHẦN I
    NỘI DUNG CỦA HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI


    1) Khái niệm.

    Hình thái kinh tế – xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, với những quan hệ sản xuất của nó thích ứng với lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và với một kiến trúc thượng tầng được xây dựng lên trên những quan hệ sản xuất đó.
    Kết cấu và chức năng của các yếu tố cấu thành hình thái kinh tế – xã hội.
    Xã hội không phải là tổng số những hiện tượng, sự kiện rời rạc những cá nhân riêng lẻ. Xã hội là một chỉnh thể toàn vẹn có cơ cấu phức tạp. Trong đó có những mặt cơ bản nhất là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Mỗi mặt có vai trò nhất định và tác động đến mặt khác tạo nên sự vận động của cơ thể xã hội. Chính tính toàn vẹn của nó được phản ánh bằng khái niệm hình thái kinh tế – xã hội.
    Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế – xã hội. Sự hình thành và phát triển của mỗi hình thái kinh tế – xã hội xét đến cùng là do lực lượng sản xuất quyết định. Lực lượng sản xuất phát triển qua các hình thái kinh tế – xã hội nối tiếp nhau từ thấp lên cao thể hiện tính liên tục trong sự phát triển của xã hội loài người.
    Quan hệ sản xuất – quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất – là những quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định tất cả mối quan hệ xã hội khác, không có mối quan hệ đó thì không thành xã hội và quy luật xã hội. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội lại có một kiểu quan hệ sản xuất của nó tương ứng với trình độ nhất định của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất, đó là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt xã hội cụ thể này với xã hội cụ thể khác, đồng thời tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử.
    Những quan hệ sản xuất là bộ xương của ơ thể xã hội hợp thành cơ sở hạ tầng. Trên cơ sở những quan hệ sản xuất đó hình thành nên những quan điểm về chính trị, pháp lý, đạo đức, triết học v.v .và những thiết chế tương ứng hợp thành kiến trúc thượng tầng xã hội mà chức năng xã hội của nó là bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sơ hạ tầng sinh ra nó.
    Ngoài những mặt cơ bản của xã hội đã đề cập ở trên – lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng – thì còn có những quan hệ dân tộc quan hệ gia đình và các sinh hoạt xã hội khác.

    2. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên.

    Lịch sử phát triển của xã hội đã trải qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau từ thấp đến cao. Tương ứng với mỗi giai đoạn là một hình thái kinh tế – xã hội. Sự vận động thay thế nhau của các hình thái kinh tế – xã hội trong lịch sử đều do tác động của quy luật khách quan, đó là quá trình lịch sử tự nhiên của xã hội. Marx viết : “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên ”.
    Các mặt cơ bản hợp thành một hình thái kinh tế – xã hội: lực lượng sản xuất quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng không tách rời nhau, mà liên hệ biện chứng với nhau hình thành nên những quy luật phổ biến của xã hội. Đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và các quy luật xã hội khác. Chính do tác động của quy luật khách quan đó, mà các hình thái kinh tế – xã hội vận động và phát triển thay thế nhau từ thấp lên cao trong lịch sử như một quá trình lịch sử tự nhiên không phụ thuộc vào ý trí, nguyện vọng chủ quan của con người.
    Quá trình phát triển lịch sử tự nhiên của xã hội có nguồn gốc sâu xa ở sự phát triển của lực lượng sản xuất.
    Những lực lượng sản xuất được tạo ra bằng năng thực tiễn của con người xong không phải con người làm ra theo ý muốn chủ quan. Bản thân năng lực thực tiễn của con người cũng bị quy định bởi nhiều điều kiện khách quan nhất định. Ngươì ta làm ra lực lượng sản xuất của mình dựa trên những lực lượng sản xuất đã đạt được trong một hình thái kinh tế – xã hội đã có sẵn do thế hệ trước tạo ra. Chính tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đã quy định một cách khách quan tính chất và trình độ quan hệ sản xuất, do đó, xét đến cùng lực lượng sản xuất quyết định quá trình vận động và phát triển của hình thái kinh tế – xã hội như một quá trình lịch sử tự nhiên.
    Trong các quy luật khách quan chi phối sự vận động phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội thì quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất có vai trò quyết định nhất. Lực lượng sản xuất, một mặt của phương thức sản xuất, là yếu tố bảo đảm tính kế thừa trong sự phát triển lên của xã hội quy định khuynh hướng phát triển từ thấp. Quan hệ sản xuất là mặt thứ hai của phương thức sản xuất biểu hiện tính gián đoạn trong sự phát triển củ lịch sử. Những quan hệ sản xuất lỗi thời được xoá bỏ và được thay thế bằng những kiểu quan hệ sản xuất mới cao hơn và hình thái kinh tế – xã hội mới cao hơn ra đời. Như vậy, sự xuất hiện, sự phát triển của hình thái kinh tế – xã hội, sự chuyển biến từ hình thái đó lên hình thái cao hơn được giải thích trước hết bằng sự tác động của quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Quy luật đó là khuynh hướng tự tìm đường cho mình trong sự phát triển thay thế các hình thái kinh tế - xã hội. Nghiên cứu con đường tổng quát của sự phát triển lịch sử được quy định bởi quy luật chung của sự vận động của nền sản xuất vật chất chúng ta nhìn thấy logic của lịch sử thế giới.
    Vạch ra con đường tổng quát của lịch sử, điều đó không có nghĩa là giải thích được rõ ràng sự phát triển xã hội trong mỗi thời điểm của quá trình lịch sử. Lịch sử cụ thể vô cùng phong phú, có hàng loạt những yếu tố làm cho quá trình lịch sử đa dạng và thường xuyên biến đổi, không thể xem xét quá trình lịch sử như một đường thẳng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...