Luận Văn vận dụng lý luận của LLSX và QHSX để phân tích quá trình CNH - HĐH nền kinh tế ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    vận dụng lý luận của LLSX và QHSX để phân tích quá trình CNH - HĐH nền kinh tế ở VN

    Lời nói đầu

    Trung thành với học thuyết Mác – Lênin, Đảng ta cho rằng xã hội loài người dù trải qua những bước phát triển quanh co, khúc khuỷu như thế nào cuối cùng đều sẽ dần dần chuyển từ hình thái kinh tế – xã hội thấp lên hình thái kinh tế – xã hội cao hơn. Đó là xu thế phát triển khách quan của lịch sử: “Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất là quy luật chung nhất của sự phát triển xã hội. Sự tác động của quy luật này đã đưa xã hội loài người trải qua các phương thức sản xuất kế tiếp nhau từ thấp đến cao: công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến tư bản chủ nghĩa và phương thức sản xuất cộng sản tương lai” (Giáo trình Triết học Mác- Lênin Tr.107). Nước Việt Nam tất yếu cũng phát triển theo tiến trình mang tính quy luật chung đó. Các thế hệ người Việt Nam đã liên tục đấu tranh bằng mọi hình thức để giành thắng lợi dưới sự áp bức bóc lột của bọn thực dân đế quốc, họ đã hy sinh bao xương máu mới giành được độc lập và thống nhất đất nước, nhân dân ta mới được tự do.Quyền độc lập tự do phải luôn luôn gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là sự lựa chọn của Bác Hồ, của Đảng ta và nhân dân ta, phù hợp với trào lưu tiến hóa chung của thời đại.
    Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến những năm gần đây đã xác định “ Phát triển kinh tế – xã hội theo con đường củng cố độc lập và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình thực hiện dân giàu nước mạnh tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hóa, có kỷ cương, xoá bỏ áp bức bất công tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người”. Để có một xã hội như trên, đồng thời phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, đòi hỏi phải thiết lập từng bước quan hệ sản xuất từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Trong quá trình phát triển của các thành phần kinh tế phải liên kết và hỗ trợ lẫn nhau để có lợi cho nền kinh tế của đất nước.
    Con người là vị trí trung tâm, giải phóng và phát huy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân, mỗi tập thể và cả cộng đồng dân tộc, động viên và tạo đIều kiện cho mọi người Việt Nam thuộc tất cả các dân tộc và tầng lớp xã hội làm giàu cho mình và cho đất nước. Nhà nước với tư cách là cơ quan quyền lực đại diện cho lợi ích của nhân dân có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước về kinh tế. Đó là chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân, thực hiện mọi quyền lực của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
    Mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa của nước ta là làm cho dân giàu nước mạnh tiến lên hiện đại. Mục tiêu đó chỉ có thể thực hiện trên cơ sở có một nền sản xuất xã hội phát triển ngày càng cao và hiện đại, phù hợp với bước tiến của thời đại. Một nền sản xuất như vậy không thể không tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hóa trên cơ sở áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ của thời đại.
    Như vậy từ lý do trên ta có thể thấy được tầm quan trọng của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đối với sự nghiệp phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Đặc biệt đối với sinh viên Đại học Quản lý Kinh doanh Hà Nội – chủ nhân tương lai của đất nước, những nhà quản lý kinh tế, những cán bộ kinh tế tương lai của đất nước thì vấn đề nghiên cứu sự phát triển của nền kinh tế nước ta lại càng trở nên quan trọng và cần thiết. Do đó em chọn đề tài: “vận dụng lý luận của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để phân tích quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế ở Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt cho em những kiến thức quan trọng, cần thiết để em hoàn thành đề tài này và để hoàn thành một cách tốt hơn em rất mong muốn các thầy cô tiếp tục tạo điều kiện giúp đỡ.


    Những mục cần đề cập đến vấn đề này:

    I - Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
    II - Những tiền đề và điều kiện tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế nước ta.
    1. Các tiền đề của công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
    2. Các đIều kiện để tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
    III - Nội dung công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế của nước ta
    trong giai đoạn hiên nay.
    1. Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và đổi mới công nghệ
    2. Xây dựng cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế.

     
Đang tải...