Thạc Sĩ Vận dụng liên kết đề thuyết giữa các câu vào việc tổ chức dạy học lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ ph

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    PHẦN MỞ ĐẦU



    1. Lý do chọn đề tài


    1.1. Trong những năm gần đây, phân môn tiếng Việt đã thể hiện được vai trò rất quan trọng ở các bậc giáo dục phổ thông. Ngày càng có nhiều các luận văn, luận án quan tâm nghiên cứu tiếng Việt và phương pháp dạy học tiếng Việt . Quá trình dạy học tiếng Việt là một quá trình dạy học có hệ thống theo từng cấp độ của các đơn vị ngôn ngữ từ các âm vị, hình vị đến từ, ngữ, câu, văn bản. Trong đó dạy câu là khâu rất quan trọng, đóng vai trò quyết định trong việc hình thành cho học sinh kỹ năng nói và viết. Những yêu cầu cơ bản của việc dạy câu là dạy viết câu hay, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, . Song tất cả đều phải hướng đến mục tiêu quan trọng nhất là dạy viết câu diễn đạt được mục đích giao tiếp, hướng vào hoạt động giao tiếp.

    1.2. Muốn đạt được hiệu quả giao tiếp trong đặt câu không phải đơn giản chỉ dừng lại ở việc viết các câu riêng lẻ, độc lập, đúng ngữ pháp vì hoạt động giao tiếp không thực hiện bằng các câu đơn lẻ mà thực hiện bằng ngôn bản - một chỉnh thể lớn hơn câu. Muốn vậy phải viết các câu sao cho chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nghĩa là phải có kỹ năng viết câu đảm bảo tính liên kết.
    1.3. Để đảm bảo được sự liên kết giữa các câu cần phải triển khai câu theo yêu cầu của nhiều mặt liên kết khác nhau đó là liên kết nội dung và liên kết hình thức. Thiếu một trong hai mặt liên kết này văn bản sẽ chỉ là các câu rời rạc, không có giá trị giao tiếp. Bấy lâu nay, cách phân tích câu cơ bản vẫn là dựa trên quan điểm ngữ pháp hình thức (kết cấu chủ - vị) điều đó chỉ cho thấy rõ mặt liên kết hình thức bề ngoài của các câu. Vận dụng quan điểm ngữ pháp chức năng về lý thuyết đề thuyết sẽ cho thấy rõ hơn sự liên kết giữa các câu trong văn bản trên cả bình diện nội dung và hình thức. Một trong những biện pháp để đảm bảo các yêu cầu liên kết nêu trên là phải biết lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu, lựa chọn các kiểu câu trong văn bản sao cho văn bản liền mạch (có tính liên kết).

    1.4. Nhằm dạy học sinh luyện câu theo hướng trên, Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1 đưa vào chương trình chùm bài học thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận câu và sử dụng các kiểu câu trong văn bản. Đó là hai bài học thực hành kiểu mới nhưng rất có tác dụng trong việc hình thành cho học sinh năng lực viết câu và tạo lập văn bản sao cho đảm bảo tính liên kết. Đặc điểm của hai bài học này là bài luyện tập thực hành, nó đòi hỏi giáo viên cùng lúc vừa phải hệ thống hoá kiến thức cũ, vừa phải tổ chức các hoạt động thực hành và hình thành cho học sinh các kỹ năng trong chính quá trình thực hành đó. Những yêu cầu đặc biệt như trên đã khiến không ít giáo viên gặp khó khăn trong quá trình chuẩn bị bài giảng, lúng túng trong tổ chức giờ học. Các em học sinh cũng còn bỡ ngỡ với những hình thức hoạt động trong giờ thực hành.Vì thế rất cần có những công trình khoa học nghiên cứu cụ thể về vấn đề liên kết đề thuyết và đưa ra các cách thức tổ chức dạy học để giúp giáo viên cũng như học sinh thực hiện hiệu quả các bài học này.

    Xuất phát từ quan điểm khoa học và nhu cầu thực tiễn dạy học nói trên chúng tôi chọn đề tài cho luận văn của mình là “Vận dụng liên kết đề thuyết giữa các câu vào việc tổ chức dạy học lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu, các kiểu câu trong văn bản cho học sinh lớp 11 THPT”.





    MỤC LỤC


    Phần mở đầu .1


    1. Lí do chọn đề tài 1


    2. Lịch sử vấn đề .2


    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5


    3.1. Mục đích nghiên cứu 5


    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .5


    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .5


    4.1. Đối tượng nghiên cứu .6


    4.2. Phạm vi nghiên cứu 6


    5. Phương pháp nghiên cứu .6


    6. Bố cục luận văn .7


    Phần nội dung 9


    Chương 1: Liên kết đề thuyết giữa các câu trong văn bản là một trong những cơ sở của việc lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu, các kiểu câu trong văn bản 9

    1.1. Liên kết đề thuyết giữa các câu trong văn bản 9


    1.1.1. Liên kết các câu trong văn bản 9


    1.1.1.1. Khái niệm liên kết và liên kết trong văn bản 9



    1.1.1.2. Các mặt liên kết trong văn bản .10


    1.1.2. Liên kết đề - thuyết giữa các câu trong văn bản 12


    1.1.2.1. Sự phân đoạn đề - thuyết trong câu 12


    1.1.2.1.1. Phần đề 12


    1.1.2.1.2. Phần thuyết 14


    1.1.2.2. Các kiểu liên kết đề - thuyết giữa các câu trong văn bản .15


    1.1.2.2.1. Liên kết đề - đề 15


    1.1.2.2.2. Liên kết thuyết - đề 17


    1.1.2.2.3. Liên kết thuyết - thuyết .19


    1.1.2.2.4. Liên kết đề, thuyết - đề . 21


    1.1.2.3. Các phương thức thể hiện liên kết đề thuyết 22


    1.1.2.3.1. Lặp từ ngữ .23


    1.1.2.3.2. Dùng đại từ hoặc từ đồng nghĩa, gần nghĩa .23


    1.1.2.3.3. Dùng các từ ngữ có quan hệ liên tưởng .25


    1.1.2.3.4. Sử dụng trật tự sắp xếp các bộ phận trong câu 27


    1.1.2.3.5. Sử dụng các kiểu câu . 30


    1.2. Sự chi phối của liên kết đề thuyết giữa các câu trong văn bản với việc lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu, các kiểu câu trong văn bản 33

    1.2.1. Liên kết đề thuyết với việc lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu .33

    1.2.2. Liên kết đề thuyết với việc lựa chọn các kiểu câu trong văn bản 35


    Chương 2 : Tổ chức dạy học lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu, các kiểu câu trong văn bản 38

    2.1. Tổ chức dạy học tri thức về lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu, các kiểu câu trong văn bản .38

    2.1.1. Những tri thức cần cung cấp cho học sinh 38


    2.1.1.1. Tri thức về lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu 38


    2.1.1.2. Tri thức về sử dụng các kiểu câu 39


    2.1.2. Cách hướng dẫn học sinh nắm các tri thức về lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu, các kiểu câu trong văn bản 39

    2.2. Tổ chức thực hành luyện tập 40


    2.2.1. Bài tập như một phương tiện luyện tập lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu, các kiểu câu trong văn bản 41

    2.2.1.1. Bài tập nhận diện phân tích 41


    2.2.1.2. Bài tập lựa chọn phương án tối ưu .42


    2.2.1.3. Bài tập điền chỗ trống 43


    2.2.1.4. Bài tập chuyển đổi 45


    2.2.1.5. Bài tập sửa chữa .45


    2.2.1.6. Bài tập tạo lập .46


    2.2.2. Hướng dẫn thực hiện hệ thống bài tập 47



    2.2.2.1. Bài tập nhận diện phân tích 47


    2.2.2.2. Bài tập lựa chọn phương án tối ưu .48


    2.2.2.3. Bài tập điền chỗ trống 49


    2.2.2.4. Bài tập chuyển đổi 50


    2.2.2.5. Bài tập sửa chữa .51


    2.2.2.6. Bài tập tạo lập .53


    Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm 55


    3.1. Mục đích thực nghiệm 55


    3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm .55


    3.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm 57


    3.4. Nội dung thực nghiệm 58


    3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm 88


    Phần kết luận .94


    Tài liệu tham khảo 101
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...