Thạc Sĩ Vận dụng liên kết đề thuyết giữa các câu vào việc tổ chức dạy học lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ ph

Thảo luận trong 'Khoa Học Xã Hội' bắt đầu bởi Bống Hà, 28/4/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài,

    1.1. Trong những năm gần đây, phân môn tiếng Việt đã thể hiện được vai trò rất, quan trọng ở các bậc giáo dục phổ thông. Ngày càng có nhiều các luận văn, luận, án quan tâm nghiên cứu tiếng Việt và phương pháp dạy học tiếng Việt . Quá trình, dạy học tiếng Việt là một quá trình dạy học có hệ thống theo từng cấp độ của các, đơn vị ngôn ngữ từ các âm vị, hình vị đến từ, ngữ, câu, văn bản. Trong đó dạy câu, là khâu rất quan trọng, đóng vai trò quyết định trong việc hình thành cho học sinh, kỹ năng nói và viết. Những yêu cầu cơ bản của việc dạy câu là dạy viết câu hay, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, . Song tất cả đều phải hướng đến mục tiêu quan, trọng nhất là dạy viết câu diễn đạt được mục đích giao tiếp, hướng vào hoạt động, giao tiếp.,

    1.2. Muốn đạt được hiệu quả giao tiếp trong đặt câu không phải đơn giản chỉ dừng, lại ở việc viết các câu riêng lẻ, độc lập, đúng ngữ pháp vì hoạt động giao tiếp, không thực hiện bằng các câu đơn lẻ mà thực hiện bằng ngôn bản - một chỉnh thể, lớn hơn câu. Muốn vậy phải viết các câu sao cho chúng có quan hệ chặt chẽ với, nhau. Nghĩa là phải có kỹ năng viết câu đảm bảo tính liên kết.,

    1.3. Để đảm bảo được sự liên kết giữa các câu cần phải triển khai câu theo yêu cầu, của nhiều mặt liên kết khác nhau đó là liên kết nội dung và liên kết hình thức., Thiếu một trong hai mặt liên kết này văn bản sẽ chỉ là các câu rời rạc, không có, giá trị giao tiếp. Bấy lâu nay, cách phân tích câu cơ bản vẫn là dựa trên quan điểm, ngữ pháp hình thức (kết cấu chủ - vị) điều đó chỉ cho thấy rõ mặt liên kết hình, thức bề ngoài của các câu. Vận dụng quan điểm ngữ pháp chức năng về lý thuyết, đề thuyết sẽ cho thấy rõ hơn sự liên kết giữa các câu trong văn bản trên cả bình, diện nội dung và hình thức. Một trong những biện pháp để đảm bảo các yêu cầu, liên kết nêu trên là phải biết lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu, lựa chọn các, kiểu câu trong văn bản sao cho văn bản liền mạch (có tính liên kết).,

    1.4. Nhằm dạy học sinh luyện câu theo hướng trên, Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1 đưa vào chương trình chùm bài học thực hành về lựa chọn trật tự các bộ, phận câu và sử dụng các kiểu câu trong văn bản. Đó là hai bài học thực hành kiểu, mới nhưng rất có tác dụng trong việc hình thành cho học sinh năng lực viết câu và, tạo lập văn bản sao cho đảm bảo tính liên kết. Đặc điểm của hai bài học này là bài, luyện tập thực hành, nó đòi hỏi giáo viên cùng lúc vừa phải hệ thống hoá kiến, thức cũ, vừa phải tổ chức các hoạt động thực hành và hình thành cho học sinh các, kỹ năng trong chính quá trình thực hành đó. Những yêu cầu đặc biệt như trên đã, khiến không ít giáo viên gặp khó khăn trong quá trình chuẩn bị bài giảng, lúng, túng trong tổ chức giờ học.
    Các em học sinh cũng còn bỡ ngỡ với những hình thức, hoạt động trong giờ thực hành.Vì thế rất cần có những công trình khoa học nghiên, cứu cụ thể về vấn đề liên kết đề thuyết và đưa ra các cách thức tổ chức dạy học để, giúp giáo viên cũng như học sinh thực hiện hiệu quả các bài học này., Xuất phát từ quan điểm khoa học và nhu cầu thực tiễn dạy học nói trên, chúng tôi chọn đề tài cho luận văn của mình là “Vận dụng liên kết đề thuyết, giữa các câu vào việc tổ chức dạy học lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ, phận câu, các kiểu câu trong văn bản cho học sinh lớp 11 THPT”.,

    2. Lịch sử vấn đề

    , Lịch sử của quá trình dạy viết câu đã trải qua những giai đoạn khác, nhau gắn liền với những thành tựu nghiên cứu của giới ngôn ngữ., Giai đoạn dạy viết các câu độc lập:, Trước đây, trong những nghiên cứu về ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ đều, cho rằng câu là đơn vị ngôn ngữ hoàn chỉnh, đơn vị lớn nhất, trên câu không, còn đơn vị ngôn ngữ nào lớn hơn nữa. Định nghĩa về câu thể hiện rõ quan, điểm trên của nhà ngôn ngữ học Mĩ L. Bloomfield đã được chấp nhận rộng rãi, ở nhiều nước, kể cả ở Việt Nam: “Câu là một kết cấu mà trong phát ngôn, đang xét không phải là bộ phận của một kết cấu lớn hơn nào.” Cho đến tận, những năm 1960, nhận định này của nhà ngôn ngữ học Pháp E.Benveniste, vẫn được đồng tình tại Đại hội quốc tế các nhà ngôn ngữ học lần IX: “, Nhóm các câu không tạo nên một đơn vị bậc cao hơn so với câu. Cấp độ, ngôn ngữ nằm trên cấp độ vị từ (tức cấp độ câu) là không có.” Thậm chí, năm 1967, trong cuốn “Dẫn luận ngôn ngữ học” nổi tiếng của mình nhà, ngôn ngữ học Nga A.A. Reformatskij sau khi kể tên các đơn vị ngôn ngữ âm, vị, hình vị, từ, câu vẫn tuyên bố dứt khoát: “Trong ngôn ngữ không còn gì và, không thể có gì nữa!”., Với quan niệm như vậy, ngữ pháp học lâu nay chỉ gói gọn trong hai, phần: Lí thuyết về từ và lí thuyết về câu. Quá trình dạy học câu cũng chỉ dừng, lại ở những việc: Cung cấp những kiến thức về câu với tư cách câu là đơn vị, ngôn ngữ lớn nhất, đứng độc lập và không bao giờ quan hệ với những câu, khác, dạy viết các câu độc lập, đơn lẻ., Tiếp nhận những thành tựu của ngôn ngữ học thế giới, ở Việt Nam, trước đây, chương trình sách giáo khoa Ngữ văn trước cải cách chủ yếu chú, trọng dạy học sinh viết các câu rời, không chú ý đến mối quan hệ giữa các, câu. Các sách nghiên cứu, tài liệu tiếng Việt thực hành cũng chỉ dừng lại ở, việc dạy viết và sửa chữa trong nội bộ câu. Khuynh hướng dạy học phổ biến, này kéo dài cho đến khi bộ môn Ngôn ngữ học văn bản ra đời., Giai đoạn dạy viết câu trong mối quan hệ với các câu trong văn bản:, Sự ra đời của ngôn ngữ học văn bản ở giữa thế kỷ 20 đã khẳng định, mối nghi ngờ bấy lâu của nhiều nhà ngôn ngữ rằng: Câu chưa phải là đơn vị, ngôn ngữ lớn nhất mà văn bản mới là đơn vị ngôn ngữ lớn nhất. Văn bản là, một hệ thống chỉnh thể trọn vẹn tập hợp nhiều câu có quan hệ với nhau về nội, dung và hình thức. Với những công trình đặt nền móng đầu tiên như: “Chỉnh, thể cú pháp phức hợp” của N.S. Pospelov; “Chỉnh thể cú pháp của văn bản, hoàn chỉnh” của I.A. Figurovski; “Thuyết phân đoạn thực tại câu” của, V.Mathesius; “Sự liên kết giữa các câu độc lập trong khối liên hiệp các câu”, của K. Boost .Ngữ pháp văn bản đã chứng minh văn bản là một đơn vị ngôn, ngữ chỉnh thể, trọn vẹn về nội dung và hình thức. Giữa các câu trong văn bản, có những mối liên kết chặt chẽ. Những nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ, học trên thế giới đã dẫn đến những kết luận mang tính bước ngoặt:, “Cái duy nhất đến với người nghiên cứu ngôn ngữ với tư cách khởi, điểm ( .) đó là văn bản trong tính hoàn chỉnh tuyết đối và không tách rời của, nó.” (L. Hjelmslev, 1953), “Đơn vị cơ bản khi chúng ta sử dụng ngôn ngữ, không phải là từ hay, câu, mà là văn bản.” (M.H.K Halliday, 1960), “Các kí hiệu ngôn ngữ chỉ bộc lộ mình chừng nào chúng là những cái, gắn bó với nhau trong văn bản ( .) Mọi người dùng ngôn ngữ ( ) chỉ nói, bằng các văn bản, chứ không phải bằng các từ và bằng các câu, ít ra là cũng, bằng các câu làm thành từ các từ nằm trong văn bản.” (H. Harmann, 1965), “Trong thời đại chúng ta mọi người thừa nhận rằng đơn vị ngôn ngữ cao, nhất, ít lệ thuộc nhất, không phải là câu, mà là văn bản.” (W. Dressler, 1970), Bắt nhịp với những nghiên cứu mới này, ở Việt Nam, cuốn “Hệ thống, liên kết văn bản tiếng Việt” của Trần Ngọc Thêm là cuốn sách đầu tiên nghiên, cứu về ngôn ngữ học văn bản. Tác giả đã có những kiến giải sâu sắc về hệ, thống liên kết văn bản trong tiếng Việt. Cùng với đó, rất nhiều công trình, nghiên cứu về vấn đề liên kết trong văn bản của nhiều tác giả như: Đỗ Hữu, Châu, Diệp Quang Ban, Trần Thanh Bình, Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn, Quang Ninh; Nhiều giáo trình tiếng việt thực hành của Nguyễn Minh Thuyết -, Nguyễn Văn Hiệp, Bùi Minh Toán – Lê A - Đỗ Việt Hùng, Hoàng Anh -, Phạm Văn Thấu .Tất cả các công trình nghiên cứu đều hướng vào việc dạy, viết câu trong hoạt động giao tiếp, nghĩa là viết câu không chỉ có một câu, đúng mà phải viết nhiều câu cùng đúng, viết câu liên kết với nhau để tạo, thành văn bản thống nhất., Quan điểm dạy câu lúc này không phải chỉ là dạy cho học sinh biết viết, từng câu đơn lẻ, hay, đúng ngữ pháp, mà mục tiêu quan trọng là dạy học sinh, viết câu và xem xét câu trong mối quan hệ liên kết với các câu khác sao cho, viết câu đảm bảo liên kết và hướng vào mục đích giao tiếp. Đáp ứng những, yêu cầu dạy học trên, Sách giáo khoa Ngữ văn THPT đã chính thức đưa nội, dung này vào chương trình tiếng Việt, đó những bài thực hành về kỹ năng lựa, chọn trật tự trong câu, lựa chọn kiểu câu trong văn bản, bài học về văn bản., Chương trình làm văn cũng đưa vào các bài dạy về viết câu để tạo lập đoạn, văn, viết bài văn. Những công trình nghiên cứu về Ngôn ngữ học văn bản kể, trên cũng như những giáo trình về dạy viết câu tiếng Việt đã có đóng góp rất, lớn cho công tác dạy học tiếng Việt nhưng thường được viết với một lượng, kiến thức hàn lâm. Cách viết ấy thích hợp hơn cho các đối tượng là học viên, sinh viên đại học, người nghiên cứu. Các sách thiết kế, sách giáo viên cũng, chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu chung chung và hướng dẫn thực hiện sơ bộ trong, nội dung bài học. Có lẽ vẫn cần có nhiều hơn nữa những giáo trình, bài, nghiên cứu dạy viết câu đơn giản, phù hợp với trình độ của học sinh phổ, thông. Vì thế, viết đề tài này, người nghiên cứu đã tiếp thu tinh thần dạy câu, mới với những nội dung cụ thể. Từ việc tiếp nhận đó, chúng tôi muốn đặt lại, vấn đề một cách toàn diện: Tìm ra được cơ sở khoa học của việc dạy câu cũng, như đề xuất những phương pháp dạy học cụ thể cho các bài học về thực hành, lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu và sử dụng các kiểu câu trong văn bản.,

    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

    3.1. Mục đích nghiên cứu,

    Mục đích chính của luận văn là:, - Trên cơ sở xây dựng lý thuyết khoa học của việc lựa chọn trật tự sắp xếp các, bộ phận câu, các kiểu câu trong văn bản, luận văn đề ra các giải pháp góp, phần nâng cao năng lực viết câu cho học sinh lớp 11 THPT.,
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu, - Xây dựng cơ sở lý thuyết và thực tiễn để đề xuất các giải pháp rèn luyện, năng lực viết câu liên kết cho học sinh lớp 11 THPT., - Đề xuất nội dung, biện pháp rèn luyện năng lực lựa chọn trật tự sắp xếp các, bộ phận câu, các kiểu câu trong văn bản., - Tổ chức thực nghiệm dạy học để đánh giá hiệu quả, khả năng thực thi của, những đề xuất trong luận văn.,

    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu,

    4.1. Đối tượng nghiên cứu, - Nghiên cứu quá trình dạy viết câu đảm bảo tính liên kết nói chung và việc tổ, chức dạy học lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu, các kiểu câu trong văn, bản cho học sinh lớp 11.,
    4.2. Phạm vi nghiên cứu, - Nghiên cứu cách thức tổ chức thực hành về lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ, phận câu, thực hành lựa chọn các kiểu câu trong văn bản.,

    5. Phương pháp nghiên cứu, Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên, cứu sau:, 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:,
    - Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết để thu thập tư liệu, nghiên cứu lịch sử vấn đề, nghiên cứu các tài liệu lí luận liên quan đến dạy và, học nói chung, đặc biệt là dạy và học câu để đảm bảo tính liên kết.,
    5.2. Phương pháp thống kê, phân tích:
    - Nghiên cứu, phát hiện năng lực, thực trạng viết câu thoả mãn tính liên kết, của học sinh.,
    - Phân tích và vận dụng những vấn đề lý thuyết đã nghiên cứu vào thực tế, giảng dạy các bài thực hành tiếng Việt.,
    - Thu lượm những tài liệu, kết quả thực nghiệm để hỗ trợ đánh giá kết quả, thực nghiệm.,

    5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:,
    - Chúng tôi tổ chức thực nghiệm dạy học và đối chứng trên nhiều đối tượng, và địa bàn khác nhau. Sau đó điều tra kết quả thực nghiệm, đối chiếu kết quả, thực nghiệm giữa các lớp cùng trường, giữa các trường với nhau. Từ đó đánh, giá những thành công cũng như hạn chế của giáo án thực nghiệm và lấy đó, làm cơ sở để điều chỉnh và hoàn thiện đề tài.,

    6. Bố cục luận văn
    Từ việc xác định các mục đích, đối tượng, phương pháp nghiên cứu, chúng tôi xây dựng cấu trúc của luận văn như sau: Ngoài phần Mở đầu, Kết, luận và Thư mục tham khảo, phần Nội dung luận văn gồm ba chương:,

    Chương 1: “Liên kết đề thuyết giữa các câu trong văn bản là một trong, những cơ sở của việc lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu, các kiểu câu, trong văn bản”. Chương này nhằm xây dựng cơ sở lý thuyết về liên kết đề, thuyết, khảo sát các kiểu liên kết đề thuyết giữa các câu trong văn bản, các, phương tiện thể hiện liên kết đề thuyết giữa các câu trong văn bản.,

    Chương 2: “Tổ chức dạy học lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu, các kiểu câu trong văn bản”., Trong chương này chúng tôi sẽ tổ chức dạy học lựa chọn trật tự sắp xếp các, bộ phận câu, các kiểu câu trong văn bản cho học sinh lớp 11 bằng việc xây, dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn học sinh thực hành các bài tập đó.,

    Chương 3: “Thực nghiệm sư phạm” Trong chương thực nghiệm sư phạm chúng tôi sẽ thiết kế giáo án thực nghiệm, hai bài dạy thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận câu và thực hành về sử, dụng một số kiểu câu trong văn bản trong SGK Ngữ văn11- tập 1 và đưa vào, thực nghiệm ở các trường lớp cụ thể, sau đó đưa ra những kết luận.
     

    Các file đính kèm:

    • 3.pdf
      Kích thước:
      739 KB
      Xem:
      0
Đang tải...