Thạc Sĩ Vận dụng lí thuyết graph trong dạy học phần Di truyền học (Sinh học 12 – THPT)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/9/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI
    CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    Tên đề tài: “ Vận dụng lí thuyết graph trong dạy học phần Di truyền học (Sinh học 12 – THPT)”.
    Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Sinh học.
    Mã số: 62.14.01.11.
    Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Khiên.
    Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Đình Trung.
    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
    Những kết luận mới của luận án:
    1) Trên cơ sở lý luận của lý thuyết graph như: bản chất khái niệm, cơ sở khoa học về bản chất, phân loại, đặc điểm và vai trò của graph toán học làm cơ sở đề xuất các nguyên tắc, quy trình xây dựng graph nội dung làm khuôn mẫu cho việc định hướng mức độ cần đạt của người học sau mỗi hoạt động dạy học bằng phương pháp graph;
    2) Xây dựng được 48 graph nội dung các loại kiến thức của phần DTH (gồm graph nội dung khái niệm, quá trình, quy luật ) hợp lý giúp GV và HS sử dụng chúng như là phương tiện để tổ chức hoạt động nhận thức, phát huy cao độ tích cực, sáng tạo của HS trong các khâu của quá trình dạy - học phần DTH (Sinh học 12 - THPT);
    3) Cấu trúc hóa nội dung SGK phần Di truyền học thành graph tổng quát về cơ sở vật chất, cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị ở các cấp độ tổ chức sống, từ đó đã xây dựng được các graph nội dung chi tiết để tổ chức các hoạt động học theo phương pháp graph;
    4) Đề xuất các nguyên tắc, quy trình triển khai graph trên lớp theo các mức độ sử dụng graph vào các khâu của quá trình dạy học: Trong khâu dạy kiến thức mới gồm 4 mức độ; trong khâu ôn tập, củng cố hoàn thiện kiến thức gồm 4 mức độ; trong khâu kiểm tra đánh giá gồm 4 hình thức. Mỗi mức độ sử dụng ở mỗi khâu, chúng tôi đưa ra những quy trình sử dụng riêng thể hiện vai trò của GV và HS trong việc tìm ra kiến thức và được thực hiện như là phương pháp để tổ chức dạy - học phần DTH (Sinh học 12 – THPT) theo hướng phát triển tư duy tích cực, sáng tạo của HS. Quy trình sử dụng graph mà luận án nêu ra cho phép tạo ra một chuỗi các hoạt động học và các kĩ năng thao tác tư duy của HS trong quá trình lĩnh hội, ôn tập, hệ thống hóa, kiểm tra kiến thức một cách chủ động;
    5) Xây dựng các giáo án thực nghiệm được thiết kế theo hướng nghiên cứu ở trên đã bước đầu khẳng định được vai trò to lớn của graph trong dạy học phần DTH (Sinh học 12 – THPT) và có giá trị làm tư liệu tham khảo cho các giáo viên THPT;
    6) Kết quả TN sư phạm bước đầu chứng tỏ giả thuyết khoa học của đề tài nêu ra mang tính khả thi, cho phép khẳng định các giá trị to lớn của graph trong việc nâng cao chất lượng dạy học DTH theo hướng hình thành năng lực cho người học.
    Cần triển khai rộng việc dạy học bằng sử dụng graph như là một phương tiện và một phương pháp vào các khâu của bài lên lớp ở các nội dung Sinh học khác, góp phần đổi mới PPDH và bồi dưỡng năng lực tự học cho HS ở trường phổ thông. Ở các trường Sư phạm cần chú ý hơn nữa việc rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng cơ bản xây dựng và sử dụng graph vào các khâu của quá trình dạy học. Đặc biệt là khâu dạy học kiến thức mới.


    SUMMARY INFORMATION ON THE NEW CONCLUSION
    OF DOCTORAL THESIS
    Thread name: “Applying graph theory in teaching part of Genetics (Biology 12 – high school).
    Majors: Theory and methods of teaching Biology.
    Code: 62.14.01.11.
    Fellows: Nguyen Thi Khien
    The instructor: Assoc.Prof.Dr Le Đinh Trung.
    The Training Facility: Pedagogic University of Hanoi.
    The new findings of the thesis:
    1) On theoretical basis of the graph theory as: conceptual nature, the scientific basis of the nature, classification, characteristics and the role of mathematical graph basis to proposed principles, construction process graph content as a template for the direction to reach the level of the learner after each teaching activities by the method graph;
    2) Build 48 graph the contents of the knowledge of the genetics (includes graph content concepts, processes and rules ) practical help teachers and students use them as a means to organize awareness activities, promote highly positive, creative students in the stages of the process of teaching - part genetics (Biology 12 - High School);
    3) Structured content section Genetics textbook to building a general graph facilities, mechanism of genetic phenomena and variation in the levels of organization. Since then, build the graph content details for organizing learning activities by the method of graph;
    4) Proposed principles, processes deployed graph the classes according to the level used in the stages of the teaching process: teach new knowledge 4 level; easily review, consolidate and complete includes of knowledge 4 level; the assessment checking includes 4 form. Each level of use in each stitch, we launched the process used to separate the role of teachers and students in finding knowledge and is implemented as a method for organizing teaching - the genetic (Biology 12 – high school) towards developing positive thinking and creativity of students. The process uses graph that lets thesis mentioned created a series of activities and learning skills to manipulate the thinking of students in the process of comprehension, review, codify, examine all the knowledge;
    5) Developing lesson plans according research to experimental development was initially confirmed a large role of the graph in teaching part of Genetics (Biology 12 – high school) and made valuable references for the high school teachers;
    6) Experimental results pedagogical initially proved scientific theory of the subject yet feasible, possible to confirm the immense value of the graph in improving teaching quality of genetics in ways that build capacity for learning.
    Need wide deployment teaching by using the graph as a means and a method at all stages of to the class the Biology content other, contributing innovative teaching methods and fostering self-learning capability for high school students. In the case of Pedagogy note further training to students the basic skills on the processes build and used graph of the teaching process. Especially stages teaching new knowledge.
     
Đang tải...