Thạc Sĩ Vận dụng lí thuyết dạy học ở vùng phát triển gần của Vygotsky để tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    “Sự sống của chúng ta được khôi phục bằng việc truyền dạy”[11, tr 1], John Dewey,
    một nhà giáo dục vĩ đại Hoa Kì đã nói như vậy. Con người chúng ta sinh ra, lớn lên
    rồi sẽ phải mất đi nhưng xã hội luôn vận động, phát triển đi lên không ngừng nhờ
    việc các kinh nghiệm luôn được các thế hệ trước lưu giữ cho thế hệ sau. Sự lưu giữ
    theo thời gian đã làm cho tri thức ngày càng nhiều và phức tạp. Chúng ta dễ dàng
    nhận thấy số môn học nhiều thêm, những cuốn sách giáo khoa cứ ngày một dày lên
    trong khi các em cũng chỉ có mười hai năm học, mỗi năm học chín tháng, mỗi tháng
    học bốn tuần, mỗi tuần học bảy ngày và mỗi ngày cũng chỉ có một buổi như trước
    đó. Một viễn cảnh hoàn toàn trái ngược với sự vận động của quá trình dạy học, bởi
    ngày nay dạy học lấy người học làm trung tâm, coi trọng việc tự học. Sự trái ngược
    này đã đẩy nhiều học sinh vào thế bị động bởi các em phải đối mặt với rất nhiều khó
    khăn từ việc chọn lọc thông tin, sắp xếp thời gian cho việc tiếp thu và ôn luyện các
    kiến thức được học ở lớp vốn đã quá nhiều. Chúng tôi mong muốn thực hiện một
    phương pháp dạy học có nhiều sự hỗ trợ, thay vì là điều khiển, đó là dạy học vùng
    phát triển gần.
    Dạy học nhằm thực hiện chức năng xã hội của nó và từ những chức năng này các
    nhà hoạch định chiến lược giáo dục đã xây dựng một hệ thống các mục tiêu trong
    giáo dục. Điều này là rất cần thiết để định hướng cho quá trình dạy học. Tuy nhiên,
    mục tiêu mà quá trình dạy học đặt ra lại là một cái gì đó rất xa, rất hoàn hảo và khó
    vươn tới, mang tính xã hội cao. Ở một phạm vi nhỏ hơn nhiều, chúng ta chỉ xét
    trong một lớp học - nơi mà quá trình dạy học xảy ra nhờ sự hợp tác giữa giáo viên
    và học sinh, thì khái niệm mục tiêu giáo dục ít được hiện diện qua những tiết học
    một cách cụ thể, rất trừu tượng. Qua một hay một số tiết học nào đó trong chương
    trình học chúng ta mong muốn giúp học sinh phát triển được một số kĩ năng, kĩ xảo,
    thao tác tư duy v.v nhất định. Do đó, John Dewey đã coi dạy học như là một quá
    trình phát triển. Nhiều nhà giáo dục học vĩ đại như Vygotsky, John Dewey v.v đã
    được cả thế giới ngưỡng mộ bởi những quan niệm mới mẻ liên quan đến “phát
    triển” trong dạy học. Tìm hiểu các công trình của Vygotsky, John Dewey chúng tôi
    tìm thấy được những quan điểm rất tiến bộ và có giá trị cho dù những học thuyết mà
    VIETMATHS.COM HẢI LĂNG
    5
    hai ông đưa ra cách đây đã hơn nữa thế kỉ. Đặc biệt với Vygotsky, ông dành một sự
    quan tâm cho dạy học ở “vùng phát triển gần”. Nói đến “vùng phát triển gần”, rõ
    ràng các thầy cô giáo sẽ dễ hình dung những công việc gì cần phải làm hơn rất
    nhiều so với việc phấn đấu đến “mục tiêu” rất xa. Khái niệm “vùng phát triển gần”
    cũng như việc tìm kiếm một phương pháp “dạy học vùng phát triển gần” đã thu hút
    đông đảo sự quan tâm của nhiều nhà tâm lí học, giáo dục học trên toàn thế giới.
    Nhiều người đã dành một sự đam mê và mong chờ một triển vọng lớn lao ở “dạy
    học vùng phát triển gần” nhưng vẫn chưa tìm được một giải pháp có hiệu quả, thậm
    chí có học giả đã chua xót nói rằng đành chấp nhận quay mặt với một phương pháp
    dạy học đầy triển vọng này.[12, tr 33] Tuy nhiên, bản thân Vygotsky đưa ra giải pháp
    thực hiện dạy học vùng phát triển như thế nào vẫn còn là một bí mật. Nhiều công
    trình của ông viết từ năm 1930 đến nay vẫn không được xuất bản mà được các học
    trò tài năng của ông tiếp tục nghiên cứu và phát triển cho nên không thể nói là
    không có cơ hội để áp dụng phương pháp dạy học mới này. Thậm chí hiện nay,
    Australia, một quốc gia có nền giáo dục tiên tiến cũng đang phát triển nền giáo dục
    của họ dựa vào một số quan điểm giá trị từ một số lí thuyết của Vygotsky, Halliday
    cùng một số nhà tâm lí giáo dục khác. Do đó, chúng tôi tin rằng lí thuyết “dạy học
    vùng phát triển gần” sẽ mang đến nhiều lợi ích cho nền giáo dục của chúng ta trong
    thời kì đổi mới.
    Một số nhà nghiên cứu giáo dục chưa thành công với phương pháp “dạy học vùng
    phát triển gần” mà Vygotsky, một nhà tâm lí học kiệt xuất của thế kỉ 20, đã đề xuất.
    Một lượng lớn các công trình về “dạy học vùng phát triển gần” đang được một số
    học giả ở đại học Cambridge danh tiếng, một số đại học ở Australia v.v tiến hành
    nghiên cứu đã nói lên rằng lí thuyết “dạy học vùng phát triển gần” đang được hoàn
    thiện dần. Chúng tôi bước đầu nghiên cứu chỉ áp dụng một số quan điểm then chốt
    trong lí thuyết “dạy học vùng phát triển gần” vào việc thiết kế bài giảng, biên soạn
    và sử dụng bài tập trong dạy học hóa học phổ thông.
    Như chúng tôi đã nói, học sinh cần được hỗ trợ và sự hỗ trợ đó nhằm hướng các
    em phát triển thông qua “dạy học vùng phát triển gần”, một lí thuyết dạy học rất
    quan tâm đến việc hỗ trợ học sinh. Sự hỗ trợ này được thực hiện bằng cách giúp cho
    các em giải quyết vấn đề tại một trình độ cao hơn trình độ của các em hiện có, tức
    VIETMATHS.COM HẢI LĂNG
    6
    vấn đề mà các em đối mặt rơi vào “vùng phát triển gần”. Do đó, giải quyết vấn đề
    sẽ giúp các em dịch chuyển trình độ hiện tại lên “vùng phát triển gần”, vậy là dạy
    học đã tạo ra sự phát triển. Đây là mặt tích cực thứ nhất của “dạy học vùng phát
    triển gần”. Mặt tích cực thứ hai xuất phát từ cách mà chúng ta “bắc giàn” cho sự
    phát triển. Bắc giàn, sẽ là cách mà chúng ta hướng dẫn học sinh thực hiện công việc
    một cách nghệ thuật nhất có thể trên chính trình độ của các em. Nếu không khéo, sự
    hỗ trợ sẽ biến học sinh thành những con người thụ động, cái mà John Dewey coi là
    cực kì tai hại. Hỗ trợ cho các em giải quyết vấn đề nhưng đồng thời cũng phải cho
    các em học được cách mà chúng ta giải quyết vấn đề. Nhờ đó mà sau này có thể tự
    học, tự học suốt đời trong xu thế xã hội hóa giáo dục.
    Từ những lí do đã được trình bày ở trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
    “Vận dụng lí thuyết dạy học ở vùng phát triển gần của Vygotsky để tuyển chọn, xây
    dựng và sử dụng hệ thống bài tập điện hóa nhằm bồi dưỡng năng lực tự học cho
    học sinh trung học phổ thông”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Chọn một đề tài khá mới và chỉ tiến hành trong một phạm vi hẹp, chúng tôi có một
    số mục đích cơ bản sau đây.
    Thứ nhất, chúng tôi mong muốn tìm hiểu thêm về lí thuyết dạy học vùng phát triển
    gần cũng như một số ý tưởng hay trong các lí thuyết tâm lí học lịch sử văn hóa của
    nhà tâm lí học sư phạm lỗi lạc người Nga, Lev Vygotsky.
    Thứ hai, chúng tôi đánh giá hiệu quả của việc sử dụng một lí thuyết dẫn đường
    trong việc tuyển chọn, xây dựng và sử dụng bài tập hóa học nhằm bối dưỡng năng
    lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông.
    Cuối cùng, chúng tôi tiến hành xây dựng, tuyển chọn một số bài tập phần điện hóa
    học lớp 12 nâng cao dựa vào lí thuyết dạy học vùng phát triển gần nhằm phục vụ
    cho việc dạy học Hóa học Trung học phổ thông.
    3. Nhiệm vụ đề tài
    3.1. Nghiên cứu cơ sở lí thuyết của dạy học vùng phát triển gần.VIETMATHS.COM HẢI LĂNG
    7
    3.2. Vận dụng có hiệu quả lí thuyết dạy học vùng phát triển gần vào việc tuyển
    chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần điện hóa nhằm bồi dưỡng năng
    lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông.
    4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    4.1. Khách thể nghiên cứu
    Quá trình dạy học môn hóa học ở trường Trung học phổ thông.
    4.2. Đối tượng nghiên cứu
    Lí thuyết dạy học ở vùng phát triển gần của Vygotsky và một số lí thuyết liên
    quan có tác dụng hỗ trợ vấn đề nghiên cứu.
    Phương pháp vận dụng lí thuyết dạy học vùng phát triển gần vào việc xây dựng,
    tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập phần điện hóa nhằm bồi dưỡng năng lực tự
    học cho học sinh Trung học phổ thông.
    5. Phạm vi nghiên cứu
    5.1. Một số lí thuyết về tâm lí, xã hội và dạy học của Vygotsky.
    5.2. Một số công trình nghiên cứu về lí thuyết dạy học vùng phát triển gần của
    Vygotsky, chủ yếu là của một số học giả phương Tây và Australia.
    5.3. Các bài học nghiên cứu về điện hóa trong sách Hóa học 12 nâng cao, chủ yếu
    là chương 5 (Đại cương về kim loại).
    6. Phương pháp nghiên cứu
    6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.
     Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết.
    Như chúng ta đã biết, không có một sự vật hiện tượng nào có thể tồn tại biệt lập
    mà chỉ có những sự vật, hiện tượng tồn tài trong mối liên hệ, tác động qua lại lẫn
    nhau. Vì vậy, để hiểu và vận dụng có hiệu quả lí thuyết dạy học ở vùng phát triển
    gần chúng ta phải thu thập các thông tin liên quan đến lí thuyết dạy học vùng phát
    triển gần của Vygotsky từ chính các công trình của ông và các học giả khác.
    Chúng tôi nhấn mạnh việc thu thập thông tin khoa học từ các công trình của những
    học giả khác vì Vygotsky mất quá sớm, ông ra đi chỉ khi mới 38 tuổi. Nhận thức
    VIETMATHS.COM HẢI LĂNG
    8
    được dạy học vùng phát triển gần là một lí thuyết dạy học có giá trị, các nhà tâm lí
    học Nga và phương Tây như Davydov, Bruner, John-Steiner, Mercer, Wresch,
    Wells, Daniels v.v đã tiếp tục nghiên cứu phát triển nó đến ngày nay.
     Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lí thuyết.
    6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
     Phương pháp quan sát khoa học.
     Phương pháp điều tra.
     Phương pháp thực nghiệm sư phạm và thống kê toán học trong giáo dục.
    - Tiến hành thực nghiệm sư phạm thông qua các câu hỏi thiết kế dựa vào lí
    thuyết của Vygotsky bằng các phiếu học tập, quá trình “bắc giàn” của giáo viên.
    - So sánh kết quả học tập phần điện hóa học của học sinh.
    - Xử lí số liệu và đánh giá kết quả thông qua thống kê toán học trong giáo dục.
     Phương pháp phân tích, tổng hợp kinh nghiệm.
     Phương pháp chuyên gia.
    7. Giả thuyết khoa học
    Hiểu biết đầy đủ về lí thuyết dạy học vùng phát triển gần và vận dụng hợp lí những
    quan điểm có giá trị trong đó vào việc tuyển chọn, xây dựng và sử dụng các bài tập
    điện hóa trong quá trình dạy học hóa học một cách có bài bản sẽ góp phần nâng cao
    năng lực tự học của học sinh Trung học phổ thông.
    8. Cái mới của đề tài
     Hệ thống hóa lí thuyết dạy học vùng phát triển gần, một lí thuyết dạy học tương
    đối mới mẻ ở nước ta.
     Áp dụng lí thuyết dạy học vùng phát triển gần vào quá trình dạy học Hóa học
     Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng bài tập hóa học phần điện hóa thuộc chương
    trình Hóa học 12 nâng cao theo hướng dựa vào một lí thuyết dạy học cụ thể, đó là lí
    thuyết dạy học vùng phát triển gần của Vygotsky, nhằm bồi dưỡng năng lực tự học
    cho học sinh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...