Chuyên Đề Vận dụng kinh nghiệm giải quyết tố cáo của singapore, hàn quốc, thụy điển, hồng kông ở nước ta

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Kinh nghiệm giải quyết tố cáo tham nhũng của một số quốc gia trên thế giới

    1. Việc tiếp nhận đơn thư tố cáo
    Tiếp nhận đơn thư tố cáo là một trong những nội dung quan trọng tác động đến hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng nói chung và việc giải quyết tố cáo nói riêng. Các quốc gia có những quy định thiết lập khung pháp lý tạo thuận lợi cho việc tiếp nhận, xử lý đơn thư tố cáo. Hiệu quả xử lý các vụ việc tố cáo cũng cho thấy vai trò quan trọng của việc thu thập và xử lý đơn thư tố cáo. Cụ thể như:

    1.1 Kinh nghiệm của Singapore

    Cơ quan điều tra tham nhũng có chức năng tiếp nhận và điều tra các tố giác về tham nhũng trong các cơ quan nhà nước và lĩnh vực tư nhân. Các nguồn tin mà cơ quan chống tham nhũng của Singapore nhận được để điều tra được thu thập qua tố cáo của nhân dân, các loại tố cáo này được phân chia thành hai loại là tố cáo có danh và nặc danh. Tố cáo có danh thường nhận được từ các tổ chức hay các cơ quan. Tố cáo nặc danh thường nhận được từ bức thư không có tên gửi qua đường bưu điện hoặc do điện thoại từ quần chúng nhân dân chuyển đến cho nhân viên trực ban. Mặc dù ở Singapore nổi tiếng về hiệu quả của công tác đấu tranh chống tham nhũng nhưng các loại tố cáo tham nhũng thường là tố cáo nặc danh bỏi vì người tố cáo vẫn lo sợ bị trả thù, trù dập hoặc bị liên luỵ. Nhưng nhiều trường hợp người tố cáo đứng tên đến tố cáo trực tiếp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Tuy là tố cáo nặc danh nhưng những tố cáo thường cung cấp những thông tin chính xác về tham nhũng. Riêng đối với tố cáo nặc danh các cơ quan điều tra cũng gặp khó khăn trong việc tìm hiểu, thu thập tài liệu, chứng cứ nhằm làm sáng tỏ nội dung tố cáo. Do đó, việc điều tra đối với các trường hợp này thường rất phức tạp và mất thời gian. Kết quả phụ thuộc chủ yếu vào năng lực của nhân viên và người điều tra cần phải có phưuơng pháp thu thập thông tin, chứng cứ giải quyết vụ việc.

    Singapore có quy định cụ thể các hình thức tố cáo nhằm tạo thuận lợi cho người dân báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và tham nhũng nói riêng. Theo đó, người dân có thể gửi đơn tố cáo bằng văn bản, tố cáo qua điện thoại Hiệu quả công tác đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và hành vi tham nhũng nói riêng có sự đóng góp rất lớn của bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin, tố cáo. Do vậy, cơ quan chống tham nhũng Singapore có bộ phận thường trực 24/24 giờ đề tiếp nhận thông tin, phản ánh, tố cáo về tham nhũng. Để ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với những kẻ lợi dụng quyền tố cáo để vu khống, cố tình tố cáo sai sự thật pháp luật nước này cũng có quy định người tố cáo hay cung cấp thông tin về người khác biết rõ là không đúng sự thật thì coi như phạm tội và phải bị xử lý, có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù tới một năm hoặc cả hai hình phạt.
    1.2 Kinh nghiệm của Malaixia
    Trong đấu tranh chông tham nhũng, Malaixia cũng thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng. Cơ quan này cũng có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin tố cáo về tham nhũng thông qua đơn thư, tố giác nặc danh; đơn thư chính thức của công dân; thông tin do các nhân việc của cơ quan chống tham nhũng thu thập; thông tin từ các cơ quan nhà nước khác . Một trong những nguồn thu thập thông tin chủ yếu là các đơn thư, tố cáo nặc danh. Cơ quan này có phòng thông tin tiến hành xác minh số liệu để xem xét có đủ cơ sở tiến hành điều tra, xem xét xử lý vụ việc hay không. Như vậy, Malaixia cũng rất coi trọng việc tiếp nhận và xử lý đơn thư tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và hành vi tham nhũng nói riêng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...