Thạc Sĩ Vận dụng kế toán quản trị vào các trường chuyên nghiệp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài:

    Kế toán là một công cụ quan trọng của mọi tổ chức, kể cả tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức phi lợi nhuận. Nó có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính.
    Tuy nhiên, để kế toán có thể phát huy một cách tốt nhất các chức năng của mình đó là chức năng thông tin và chức năng kiểm tra thì cần phải xây dựng một hệ thống kế toán hoàn chỉnh bao gồm cả hai phân hệ là kế toán tài chính và kế toán quản trị. Trong đó kế toán tài chính phản ánh thông tin xảy ra trong quá khứ, mang tính khách quan. Còn thông tin do kế toán quản trị cung cấp mang tính linh hoạt, phản ánh xu hướng biến động, có tính dự báo, có thể phục vụ cho việc đánh giá và xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với mục tiêu đã được xác lập.
    Vì vậy có thể nói, việc xây dựng hệ thống kế toán hoàn chỉnh trong đó đề cao vai trò của kế toán quản trị là một vấn đề quan trọng cho mọi đơn vị kế toán. Thế nhưng, cho đến nay ở nước ta, nhận thức và hiểu biết về kế toán quản trị vẫn còn hạn chế. Việc xác định nội dung, phạm vi kế toán quản trị chủ yếu phụ thuộc vào quan điểm của các nhà quản trị. Khi nói về khái niệm kế toán thì đa phần chúng ta nghĩ ngay đến kế toán tài chính mặc dù hệ thống kế toán Việt Nam vẫn có những biểu hiện nhất định của kế toán quản trị. Ngay cả luật kế toán cũng chỉ nặng về kế toán tài chính. Mãi cho đến thông tư 53/2006/TT-BTC mới có hướng dẫn kế toán quản trị nhưng cũng chỉ là cho doanh nghiệp. Còn các đơn vị hành chính sự nghiệp vẫn chưa thực hiện kế toán quản trị.

    Như chúng ta thấy, đất nước đang trong thời kỳ mở cửa hội nhập không chỉ cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà cả trong giáo dục cũng cạnh tranh, và giáo dục ngày nay có xu hướng thương mại hoá. Nhu cầu học tập của mọi người ngày càng cao và đòi hỏi chất lượng cũng tăng lên. Người học đã có nhiều sự lựa chọn trường hơn trước đây. Rõ ràng các trường muốn đứng vững và phát triển thì phải sử dụng nguồn tài chính của mình như thế nào để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao, đó là công việc của lãnh đạo đơn vị, mà điều này phụ thuộc rất nhiều vào thông tin do kế toán cung cấp.

    Vì vậy, việc vận dụng kế toán quản trị với những nội dung phù hợp trong điều kiện môi trường hoạt động của các trường chuyên nghiệp là một vấn đề mang tính cấp thiết cả về lý luận lẫn thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt là sau nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

    Đề tài:
    VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀO CÁC TRƯỜNG CHUYÊN NGHIỆP


    2. Mục tiêu nghiên cứu:

    Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là vận dụng kế toán quản trị với những nội dung phù hợp vào các trường chuyên nghiệp (các trường trung học chuyên nghiệp và cao đẳng) và đưa ra những giải pháp tổ chức thực hiện kế toán quản trị cho các đơn vị trên nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, nâng cao chất lượng đào tạo cho các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

    Đối tượng nghiên cứu là những nội dung kế toán quản trị vận dụng vào các trường chuyên nghiệp.
    Phạm vi nghiên cứu là kế toán các trung tâm, các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận. Qua nghiên cứu, luận văn đi vào giải quyết ba vấn đề:
    - Phân tích thực trạng hệ thống kế toán tại các đơn vị hiện nay, chỉ ra những hạn chế của hệ thống làm ảnh hưởng đến công tác quản lý của các đơn vị.
    - Hệ thống hoá một số nội dung cơ bản của kế toán quản trị có thể vận dụng được vào các trường chuyên nghiệp. Nêu lên mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị trong đơn vị nhằm phát huy tốt nhất vai trò của kế toán trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho nhu cầu quản lý.
    - Đưa ra những giải pháp có thể vận dụng.

    4. Phương pháp nghiên cứu:

    Trong quá trình thực hiện luận văn, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp chung là nghiên cứu lý luận về kế toán quản trị theo quan điểm phát triển kết hợp xem xét tình hình thực tiễn về kế toán tại các đơn vị trường chuyên nghiệp để ứng dụng lý luận vào thực tiễn.

    5. Những đóng góp của luận văn:

    Về mặt cơ sở lý luận, luận văn góp phần làm làm rõ bản chất của kế toán quản trị, khẳng định vai trò và vị trí của kế toán quản trị trong tổ chức. Về ý nghĩa thực tiễn, luận văn góp phần xây dựng các nội dung kế toán quản trị có thể vận dụng trong các trường chuyên nghiệp chẳng hạn như vận dụng mô hình phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận để xác định khối lượng đào tạo hoà vốn, vận dụng nội dung kiểm soát chất lượng toàn diện trong quản lý đào tạo, để giúp hệ thống kế toán tại các trường có thể hoạt động hiệu quả hơn nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho nhà quản lý trong quá trình điều hành và kiểm soát hoạt động đào tạo. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các trường chuyên nghiệp trong giảng dạy và trong công tác kế toán.

    6. Kết cấu của luận văn:

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 3 chương:

    Chương một: Giới thiệu khái quát về lý luận kế toán quản trị, đồng thời nêu lên sự cần thiết khách quan phải thực hiện kế toán quản trị tại các trường chuyên nghiệp.
    Chương hai: Nêu lên thực trạng về việc cung cấp và sử dụng thông tin kế toán tại các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận.
    Chương ba: Vận dụng một số nội dung kế toán quản trị vào các trường chuyên nghiệp và đưa ra giải pháp thực hiện.

    Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Lê Đình Trực, giảng viên khoa Kế toán – Kiểm toán, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, tác giả còn nhận được sự đóng góp của các thầy cô khác, đồng nghiệp và bạn bè. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến những người đã giúp mình trong quá trình thực hiện luận văn này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...