1. Lí do chọn đề tài Thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian gần đây (đặc biệt giai đoạn cuối 2006 đầu 2007) đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng khích lệ cả về lượng và chất. Số lượng/khối lượng cổ phiếu niêm yết không ngừng tăng lên, số lượng nhà đầu tư-cả trong và ngoài nước-tham gia giao dịch ngày một nhiều và chuyên nghiệp hơn, việc quản lý vĩ mô của các cơ quan Nhà nước ngày càng chặt chẽ là những minh chứng rõ nét nhất cho sự phát triển của thị trường chứng khoán nước nhà. Tuy nhiên có một điều cần phải thẳng thắn nhìn nhận-chứng khoán không phải là lĩnh vực đầu tư dễ dàng “hái ra tiền” như người ta lầm tưởng. Bên cạnh những người “đổi đời” nhờ chứng khoán thì cũng có không ít người “tán gia bại sản” cũng bởi chứng khoán. Nói như vậy để thấy rằng đầu tư chứng khoán là phải chấp nhận mức độ rủi ro rất cao. Với mục đích chính nhằm bảo vệ nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro chứng khoán và cũng là một công cụ đầu cơ, từ lâu trên thế giới đã áp dụng hợp đồng tương lai chứng khoán. Ở nước ta, tuy hợp đồng tương lai đã được áp dụng khá phổ biến trong các giao dịch vàng và ngoại tệ nhưng nó vẫn chưa từng xuất hiện trong kinh doanh chứng khoán, do nhiều hạn chế khách quan lẫn chủ quan. Có thể nói hợp đồng tương lai chứng khoán là một lĩnh vực rất mới mẻ tại Việt Nam. Cho nên đề tài này được viết không nằm ngoài mục đích nghiên cứu tìm hiểu về hợp đồng tương lai chứng khoán trên thế giới, qua đó đề ra một số giải pháp nhằm từng bước áp dụng vào thị trường chứng khoán Việt Nam. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ã Nghiên cứu hợp đồng tương lai chứng khoán tại sàn giao dịch OneChicago (Mỹ) ã Nghiên cứu về thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008. Từ đó suy ra các điều kiện cần và đủ để có thể áp dụng hợp đồng tương lai chứng khoán vào Việt Nam. 3. Bố cục đề tài Đề tài gồm 3 phần: Chương Một: Hợp đồng tương lai chứng khoán trên thế giới Chương Hai: Hợp đồng tương lai chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam Chương Ba: Một số giải pháp nhằm từng bước áp dụng hợp đồng tương lai chứng khoán vào Việt Nam Trang phụ bìa Mục lục Danh mục các chữ viết tắt và tiếng nước ngoài Danh mục các biểu đồ và đồ thị 1. Đồ thị diễn biến VN-Index năm 2007 .24 2. Tổng số chứng khoán niêm yết qua các năm từ 2000 Ỉ 2007 26 3. Tổng số công ty chứng khoán qua các năm từ 2000 Ỉ 2007 27 4. Tổng số tài khoản giao dịch qua các năm từ 2000 Ỉ 2007 .27 5. Diễn biến VN-Index 01/01/08 Ỉ 31/10/08 .3 0 6. Khối lượng giao dịch bình quân 01/01/08 Ỉ 31/10/08 30 7. Giá trị giao dịch bình quân 01/01/08 Ỉ 31/10/08 31 8. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2008 31 9. Diễn biến giá xăng Việt Nam 2008 .32 10. Diễn biến giá dầu thế giới 2008 32 PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG MỘT: TỔNG QUAN HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CHỨNG KHOÁN 1 1.1 Hợp đồng tương lai chứng khoán 1 1.1.1 Khái niệm hợp đồng tương lai chứng khoán 1 1.1.2 Các đặc tính kỹ thuật . 2 1.1.3 Lợi ích của việc sử dụng hợp đồng tương lai chứng khoán .4 a) Đối với nhà đầu tư, đầu cơ .4 b) Đối với cơ quan quản lí 4 1.2 Các sàn giao dịch hợp đồng tương lai chứng khoán phổ biến trên thế giới hiện nay . .5 1.2.1 CME 5 1.2.2 LIFFE 5 1.2.3 OneChicago .5 1.3 Kinh nghiệm áp dụng hợp đồng tương lai chứng khoán tại OneChicago 6 1.3.1 Mô tả đặc điểm hợp đồng . .6 a) Khái quát về SSF .6 b) Đặc điểm kỹ thuật . .6 1.3.2 Các loại lệnh thường được thực hiện trong quá trình giao dịch .11 1.3.3 Thời gian giao dịch – Ngày đáo hạn .1 3 a) Thời gian giao dịch 13 b) Ngày đáo hạn . 13 1.3.4 Thanh toán và giao hàng . 13 a) Giá thực hiện 14 b) Thanh toán và giao hàng . .14 1.3.5 Quy trình giao dịch 16 1.4 Rủi ro của việc giao dịch hợp đồng tương lai chứng khoán - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam . 18 1.4.1 Rủi ro bị thanh lý hợp đồng trước hạn . 19 1.4.2 Rủi ro không thể đóng vị thế trước khi hợp đồng đáo hạn 19 1.4.3 Rủi ro hệ thống bị hư hỏng hoặc bị kẻ xấu phá hoại .20 1.4.4 Rủi ro khi giá của hợp đồng tương lai chứng khoán không phản ánh giá của chứng khoán trên thị trường cơ sở 20 CHƯƠNG HAI: HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM . .22 2.1 Tổng quan về thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam 22 2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam . .22 2.1.2 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2007 23 a) Tóm tắt tình hình kinh tế vĩ mô 2007 .2 3 b) Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2007 24 2.1.3 Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ 01/01/2008 đến 31/10/2008 .29 2.3.1 Giai đoạn 1 (01/01/2008 Ỉ 31/03/2008) .32 2.3.2 Giai đoạn 2 (01/04/2008 Ỉ 20/06/2008) .35 2.3.3 Giai đoạn 3 (20/06/2008 Ỉ 27/08/2008) .37 2.3.4 Giai đoạn 4 (28/08/2008 Ỉ 31/10/2008) .40 2.2 Điều kiện cần để áp dụng thành công hợp đồng tương lai chứng khoán .43 2.2.1 Quy mô thị trường chứng khoán 43 2.2.2 Cơ sở vật chất hạ tầng-kỹ thuật .44 2.2.3 Nhân lực 46 2.2.4 Cơ sở pháp lý . 47 CHƯƠNG BA: GIẢI PHÁP ÁP DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CHỨNG KHOÁN VÀO VIỆT NAM . 49 3.1 Chủ trương của Chính phủ về phát triển thị trường vốn và thị trường chứng khoán 49 3.2 Dự báo khả năng áp dụng hợp đồng tương lai chứng khoán vào Việt Nam . .50 3.3 Các giải pháp chủ yếu để áp dụng hợp đồng tương lai chứng khoán vào Việt Nam . 51 3.3.1 Tăng quy mô cho thị trường chứng khoán .51 3.3.2 Cơ sở vật chất hạ tầng-công nghệ .52 a) Về phía UBCKNN .52 b) Về phía HOSE, HASTC . 54 c) Về phía các công ty chứng khoán 54 d) Về phía doanh nghiệp niêm yết . 55 3.3.3 Giải pháp đối với nguồn nhân lực .56 a) Về phía UBCKNN, HOSE, HASTC 56 b) Về phía công ty chứng khoán 57 c) Về phía nhà đầu tư chứng khoán 58 3.3.4 Tạo hành lang pháp lý vững chắc bảo vệ nhà đầu tư 59 3.4 Lộ trình áp dụng hợp đồng tương lai chứng khoán vào Việt Nam .63 3.4.1 Giai đoạn 1 (02/05/2009 Ỉ 31/10/2009) .63 3.4.2 Giai đoạn 2 (01/11/2009 Ỉ 30/06/2010) .64 3.4.3 Giai đoạn 3 (01/07/2010 Ỉ 31/12/2010) .65 3.4.4 Giai đoạn 4 (02/01/2011 Ỉ 30/06/2011) .66 3.4.5 Giai đoạn 5 (01/07/2011 Ỉ 02/05/2012) .67 PHẦN KẾT LUẬN .69 Tài liệu tham khảo 71