Thạc Sĩ Vận dụng giá trị kinh tế tăng thêm (Economic value added - EVA) trong việc đánh giá thành hoạt động

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1) Sự cần thiết của đề tài
    Môi trường kinh doanh của Việt Nam luôn thay đổi trong suốt những năm
    gần đây. Các nhà quản lý doanh nghiệp phải đối mặt với một môi trường cạnh tranh
    ngày càng cao và phức tạp. Vì vậy, yêu cầu cần phải có những đổi mới trong việc
    quản lý và kinh doanh, đặc biệt là công việc đánh giá thành quả hoạt động của
    doanh nghiệp. Để đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp cần phải có
    những thước đo tài chính và phi tài chính. Những thước đo truyền thống như: lợi
    nhuận, vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover), vòng quay tài sản, tỷ suất
    sinh lợi trên tổng tài sản (Return on total asset -ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ
    phần (Return on equity - ROE), thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS), .v.v được các
    nhà quản lý sử dụng để đánh giá thành quả hoạt động doanh nghiệp trên nhiều khía
    cạnh khác nhau. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh thì ngoài mục tiêu lợi nhuận
    doanh nghiệp còn theo đuổi mục tiêu giá trị, vì vậy, sử dụng các thước đo truyền
    thống trên để đánh giá thành quả hoạt động doanh nghiệp đã bộc lộ một số hạn chế:
    Thứ nhất, hầu hết các thước đo truyền thống không tính đến chi phí sử dụng
    vốn, đặc biệt là chi phí sử dụng vốn chủ - là chi phí cơ hội khi nhà đầu tư bỏ vốn
    vào hoạt động kinh doanh. Vì vậy, chúng chưa chỉ ra được liệu rằng doanh nghiệp
    có tạo ra giá trị cho mình và cổ đông hay không.
    Thứ hai, cơ sở để xác định các thước đo truyền thống đều dựa trên số liệu kế
    toán. Nhưng số liệu kế toán được ghi nhận lại dựa trên một số giả định và tuân thủ
    các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận, vì vậy, sẽ dẫn đến một số hạn chế
    như: hạn chế trong việc xác định lợi nhuận, hạn chế trong việc phản ánh vốn đầu
    tư, v.v. Đặc biệt nhà quản lý có thể thông qua đó để bóp méo số liệu kế toán phục
    vụ cho mục đích của mình.
    Thứ ba, để theo đuổi mục tiêu giá trị thì các thước đo truyền thống không
    thích hợp vì chúng chủ yếu sử dụng số liệu quá khứ trên báo cáo kế toán, trong khi
    để tính chính xác giá trị mà doanh nghiệp tạo ra thì phải tính theo giá trị thị trường.


    2
    Sử dụng thước đo EVA để đánh giá thành quả hoạt động sẽ khắc phục được
    những hạn chế vốn có của các thước đo truyền thống, giúp cho các nhà quản lý cũng
    như những nhà đầu tư biết được giá trị thật sự được tạo ra từ thành quả hoạt động
    của doanh nghiệp. Khi được xây dựng, tính toán một cách chính xác, khách quan thì
    EVA sẽ là người dẫn đường cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư và cổ đông đánh
    giá về sự thành công trong tương lai của một doanh nghiệp. Ngoài ra, EVA còn là
    thước đo tốt nhất để đánh giá và khen thưởng cho những nhà quản lý các bộ phận,
    giúp cho các nhà quản lý bộ phận hướng mục tiêu của bộ phận vào mục tiêu chung
    của toàn doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc nhận diện thước đo EVA là một thước đo
    thành quả hoạt động hữu hiệu nhất và áp dụng thước đo EVA để đánh giá thành quả
    hoạt động của doanh nghiệp còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam.
    Khi giai đoạn thị trường phát triển mạnh như hiện nay thì việc nhận diện và việc
    vận dụng thước đo EVA để đánh giá thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở
    Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An nói riêng là yêu
    cầu cần thiết.
    2) Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là :
    - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến thước đo EVA:
    + Tổng quan về thước đo EVA.
    + Vận dụng thước đo EVA trong việc đánh giá thành quả hoạt động.
    + Kết hợp EVA với ABC vào việc đánh giá thành quả hoạt động.
    - Phân tích thực trạng đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần dầu
    thực vật Tường An.
    - Vận dụng thước đo EVA và kết hợp EVA với ABC trong việc đánh giá
    thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An.
    3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là thước đo EVA
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng đánh giá thành quả
    hoạt động tại Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An.


    3
    4) Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp chủ yếu vận dụng trong nghiên cứu đề tài là phương pháp duy
    vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận văn còn kết hợp sử dụng các
    phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch, kết hợp giữa phân
    tích lý luận với thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.
    5) Những đóng góp của luận văn
    Về cơ sở lý luận: luận văn hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến
    thước đo EVA, kết hợp EVA với ABC trong việc đánh giá thành quả hoạt động
    doanh nghiệp.
    Về ý nghĩa thực tiễn: (1) Đánh giá xem Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường
    An có tạo ra giá trị cho các cổ đông hay không, (2) Đánh giá thành quả hoạt động
    của Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An bằng các thước đo truyền thống như
    lợi nhuận, ROI, EPS, v.v . và thước đo thành quả hoạt động mới là EVA, (3) Kết
    hợp thước đo EVA với ABC để đánh giá thành quả hoạt động Công ty Cổ phần dầu
    thực vật Tường An.
    BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
    - CHƯƠNG 1: Cở sở lý luận về thước đo giá trị kinh tế tăng thêm
    (Economic Value Added - EVA)
    - CHƯƠNG 2: Thực trạng về đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty
    Cổ phần dầu thực vật Tường An
    - CHƯƠNG 3: Vận dụng giá trị kinh tế tăng thêm (Economic value
    added - EVA) trong việc đánh giá thành hoạt động tại Công ty Cổ phần dầu
    thực vật Tường An.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...