Thạc Sĩ Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học sinh học 11

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lí do chọn đề tài


    MỞ ĐẦU



    Bước sang thế kỷ XXI cùng với sự phát triển của xã hội là sự bùng nổ của cách mạng khoa học – công nghệ đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo là phải đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục. Nghị quyết TW 2 khoá VIII (12/1996) đã xác định “phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo khắc phục lối truyền thụ kiến thức một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh”. Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành TW khoá X tiếp tục khẳng định “Tập chung nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo toàn diện, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [7].
    Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách giáo dục nói chung và của cải cách bậc trung học phổ thông nói riêng. Vài năm gần đây các trường trung học phổ thông đã có những cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học và đã đạt được những tiến bộ trong việc phát huy tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên các phương pháp dạy học truyền thống đặc biệt là phương pháp thuyết trình vẫn chiếm một vị trí chủ đạo trong các phương pháp dạy học ở các trường THPT.
    Định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động sáng tạo của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông hiện nay. Một trong những phương pháp đáp ứng được những yêu cầu trên là dạy học hợp tác (DHHT). DHHT là mô hình dạy học mà trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn, tổ chức, điều khiển của giáo viên, các hoạt động riêng biệt của từng cá nhân được liên kết với nhau trong hoạt động chung nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập. DHHT khơi dậy được tiềm năng sáng tạo của học sinh, bên cạnh đó còn huy động và hội tụ tiềm năng trí tuệ của cả tập thể. Vì vậy, DHHT vừa giúp học sinh nắm vững tri thức, vừa giúp hình thành các kỹ năng tham gia thực hành xã hội.
    Năm 2006, sách giáo khoa Sinh học 11 đã hoàn thiện và đưa vào chương trình phổ thông. Tuy nhiên nội dung của sách sinh học 11 là nội dung khó nên việc truyền đạt kiến thức cho học sinh sẽ gặp nhiều trở ngại. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy đa số giáo viên sẽ chọn các phương pháp dạy học truyền thống. Nhưng nếu chỉ sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống sẽ không phát huy được tính tích cực của học sinh.
    Từ những lí do trên chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học sinh học 11”.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Nghiên cứu cơ sở lí thuyết của dạy học hợp tác để xây dựng cách tổ chức bài học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học sinh học 11 ở trường phổ thông.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

    - Tìm hiểu cơ sở lí thuyết và thực tiễn của dạy học hợp tác.

    - Thiết kế và tổ chức bài học SH 11 theo dạy học hợp tác.

    - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của đề tài.

    4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu: Dạy học hợp tác trong dạy học SH 11 ở trường

    THTP.

    - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học sinh học 11

    5. Phương pháp nghiên cứu

    - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá nguồn tài liệu lí luận và thực tiễn có liên quan để xây dựng cơ sở lí thuyết cho quá trình nghiên cứu.


    - Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ học để tìm hiểu về thực trạng vận dụng dạy học hợp tác ở các trường THPT.
    - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm tại các trường THPT để kiểm tra tính khả thi của phương án đã đề xuất.
    Sử dụng phần mềm Excel xử lí các số liệu trước và sau thực nghiệm.

    6. Giả thuyết khoa học

    Nếu áp dụng phương pháp dạy học hợp tác một cách hợp lí thì chất

    lượng dạy học sinh học 11 ở trường THPT có thể được nâng cao.

    7. Những đóng góp của đề tài

    - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của dạy học hợp tác trong dạy học sinh học.
    - Xây dựng cách tổ chức bài học hợp tác góp phần nâng cao chất lượng dạy

    học sinh học 11 – THPT.

    8. Cấu trúc của đề tài

    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận nội dung chính của luận văn được

    trình bày trong 3 chương

    Chương 1: Tổng quan tài liệu

    Chương 2: Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học sinh học 11

    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm




    MỤC LỤC




    Trang

    Mở đầu 1

    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    1.1. Tình hình nghiên cứu về dạy học hợp tác trên thế giới . 4

    1.2. Tình hình nghiên cứu về dạy học hợp tác ở Việt Nam 8

    Chương 2: VẬN DỤNG DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 11
    2.1. Cấu trúc chương trình SH 11 và các thành phần kiến thức cơ bản 12

    2.2. Cơ sở lí thuyết của dạy học hợp tác 13

    2.3. Khái niện dạy học hợp tác . 16

    2.4. Phân loại nhóm hợp tác . 18

    2.5. Hiệu quả của dạy học hợp tác 19

    2.6. Các mô hình tổ chức dạy học hợp tác . 20

    2.7. Quy trình của một bài học hợp tác . 26

    2.8. Môi trường học tập và các nhiệm vụ quản lí . 37

    2.9. Kiểm tra, đánh giá trong dạy học hợp tác 38

    2.10. Giáo án mẫu . 41

    Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

    3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiện sư phạm . 56

    3.2. Nội dung thực nghiệm 56

    3.3. Phương pháp thực nghiệm . 57

    3.4. Kết quả thực nghiệm . 59

    3.5. Kết luận chung về thực nghiệm sư phạm . 67

    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 69

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

    PHỤ LỤC 75
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT




    STT Chữ viết tắt Xin đọc là
    1 DHHT Dạy học hợp tác
    2 ĐC Đối chứng
    3 ĐV Động vật
    4 GI Group Investigation (nhóm học tập)
    5 GV Giáo viên
    6 HS Học sinh
    7 SH Sinh học
    8 SGK Sách giáo khoa
    9 STAD Student Team Achivement Division (Điều tra theo nhóm)
    10 THPT Trung học phổ thông
    11 TN Thực nghiệm
    12 TH Thực hành
    13 TCGD Tạp chí giáo dục
    14 TN Thí nghiệm
    15 TV Thực vật


    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 2.1. So sánh 4 mô hình của DHHT Bảng 3.1. Tần suất điểm kiểm tra (đợt 1)
    Bảng 3.2. Tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra (đợt 1) Bảng 3.3. Kiểm định X điểm kiểm tra (đợt 1)
    Bảng 3.4. Phân tích phương sai điểm kiểm tra (đợt 1) Bảng 3.5. Tần suất điểm kiểm tra (đợt 2)
    Bảng 3.6. Tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra (đợt 2) Bảng 3.7. Kiểm định X điểm kiểm tra (đợt 2)
    Bảng 3.8. Phân tích phương sai điểm kiểm tra (đợt 2)



    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Hình 2.1. Hoạt động của GV và HS trong QTDHHT Hình 2.2. Các bước của quy trình tổ chức DHHT Hình 2.3. Yếu tố môi trường và việc học
    Hình 2.4. Yếu tố môi trường và phương pháp sư phạm



    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

    Biểu đồ 3.1. Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra (đợt 1)

    Biểu đồ 3.2. Biểu đồ tấn suất hội tụ tiến điểm kiểm tra (đợt 1) Biểu đồ 3.3. Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra (đợt 2)
    Biểu đồ 3.6. Biểu đồ tấn suất hội tụ tiến điểm kiểm tra (đợt 2)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...