Tài liệu Vận dụng có hiệu quả các thủ thuật sửa lỗi khi thực hành nói tiếng anh tại lớp cho học sinh lớp 8

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.Tên đề tài: VẬN DỤNG CÓ HIỆU QUẢ CÁC THỦ THUẬT SỬA LỖI KHI THỰC HÀNH NÓI TIẾNG ANH TẠI LỚP CHO HỌC SINH LỚP 8
    2.Đặt vấn đề:
    Trong bối cảnh nước ta gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO),Tiếng Anh càng được xem là công cụ để thu nhận thông tin,là phương tiện phát triển các mối quan hệ quốc tế. Hơn thế nữa, Tiếng Anh còn là chìa khoá mở ra thế giới tri thức. Nhờ có Tiếng Anh mà con người đã có được những bước tiến đáng kể trong nhiều lĩnh vực.Việc dạy và học Tiếng Anh cần đạt đến mục tiêu người học sử dụng được Tiếng Anh như một công cụ nghiên cứu ,trong công tác cũng như trong cuộc sống hằng ngày.
    Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh, đã nhiều năm nay, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo quyết định môn Tiếng Anh là một trong những môn học chính khoá ở tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục. Tiếng Anh ngày càng được đông đảo các tầng lớp trong xã hội quan tâm, càng có nhiều học sinh , có nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu với môn học.
    Tuy nhiên, để việc dạy và học Tiếng Anh đạt hiệu quả cao thì các nhà quản lí giáo dục cũng như những người làm công tác giảng dạy phải xét đến vấn đề gây trở ngại cho quá trình của người học. Trong đó việc phát hiện lỗi, nguyên nhân gây lỗi và cách chữa lỗi trong khi người học thực hành nói Tiếng Anh có thể xem là một trong những vấn đề then chốt nhất của người dạy và học. Qua thực tế cho thấy học sinh trường THCS nói chung và các học sinh ở trường tôi nói riêng gặp rất nhiều lỗi khi nói Tiếng Anh,đặt biệt là ở khối lớp 8,9, Ở lứa tuổi mà các em đã biết ngại khi nói và khi mắc lỗi. Tại sao học sinh lại mắc quá nhiều lỗi như thế? Nguyên nhân dẫn đến việc mắc lỗi là gì? Sửa lỗi và giúp học sinh sửa lỗi như thế nào cho hiệu quả? Là những suy nghĩ, trăn trở của bản thân tôi qua nhiều năm làm công tác giảng dạy môn tiếng Anh ở trường THCS. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin nêu ra một số một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân về việc vận dụng có hiệu quả các kĩ thuật sửa lỗi Tiếng Anh trong giờ thực hành nói ở lớp cho học sinh lớp 8 .
    3.Cơ sở lí luận:
    Có lỗi là chuyện rất bình thường là một vấn đề lành mạnh, bổ ích , bởi từ những lỗi sai chúng ta mới tìm được cái đúng, cái chính xác và với cái chính xác đó dẫn đến quá trình học tập. Người học càng mắc nhiều lỗi thì càng có được nhiều cái đúng. Càng có nhiều cái đúng , thì việc học lại càng diễn ra . Chúng ta thường học được nhiều điều từ những sai lầm của chúng ta hơn là từ những thành công.
    Việc chỉ ra lỗi sai và chữa lỗi cho học viên là vô cùng cần thiết trong các môn học khác nói chung và Tiếng Anh nói riêng. Nếu giáo viên cứ để mặc học sinh phạm lỗi, tức là họ đã vô tình ủng hộ các lỗi sai mà các em phạm phải. Rất nhiều giáo viên cũng cho rằng nếu họ không sửa lỗi họ sẽ càng làm tăng việc sản sinh ra lỗi , tạo thành một lối mòn trong cách sử dụng ngôn ngữ, rất khó sửa sau này.
    Quan điểm nên chữa lỗi cũng được nhiều học sinh ủng hộ bởi các em luôn mong muốn giáo viên chữa lỗi để tránh phạm phải cho các lần học sau.
    Chúng ta biết rằng kĩ năng nói là kĩ năng sinh sản (productive skill).Học sinh học và luyện tập đều vì mục đích là có thể dùng ngôn ngữ để diễn đạt ý của mình nên việc xuất hiện lỗi trong quá trình sử dụng ngôn ngữ là điều hết sức bình thường và không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, mỗi một giáo viên dạy Tiếng Anh chúng ta cần nhận thức được điều này để có thái độ đúng đắn khi học sinh của chúng ta mắc lỗi, và quan trọng hơn là để có phương pháp chữa lỗi phù hợp, hiệu quả và khuyến khích được các em hăng hái hơn trong giờ học ngoại ngữ.
    4.Cơ sở thực tiễn:
    Tiếng Anh là môn học khó cho nên học sinh nếu không có phương pháp học đúng, giáo viên không kịp thời phát hiện, giúp đỡ sẽ dẫn đến việc học sinh “mất gốc”.Và đó là nguyên nhân dẫn đến việc một số học sinh khối 8, 9 ngại nói tiếng Anh, điều này cũng là nguyên nhân của chất lượng môn Tiếng Anh ở trường còn thấp.Qua những năm giảng dạy tiếng Anh ở trường THCS ,tôi nhận thấy rằng học sinh khối 8,9 hầu như ít hứng thú với môn học này hơn so với học sinh ở khối 6,7. Khi bước lên lớp 8, tâm sinh lí thay đổi cùng với kiến thức ngôn ngữ ngày càng đa dạng của môn học, các em dường như ít mạnh dạn phát biểu , nhất là khi thực hành nói Tiếng Anh, các em rất ngại vì sợ mắc lỗi. Các em sợ sai, sợ mắc lỗi, sợ xấu hổ với bạn bè khi mắc lỗi. Đó là nhận thức vô cùng sai lầm của các em. Chính vì thế tôi càng cố gắng hơn trong việc giúp các em một lần nữa nhận ra được rằng việc mắc lỗi sai là một tất yếu trong quá trình thực hành nói. Đồng thời tôi luôn tạo cho các em cảm giác gần gũi, thoải mái, tự nhiên và trong giờ học .Để làm được điều này tôi đã tìm tòi , rút kinh nghiệm về một số phương pháp chữa lỗi cho học sinh khi học sinh mắc lỗi mà không tạo cảm giác “mất mặt” (loosing face) cho các em,đồng thời giúp khắc phục, hạn chế những lỗi thường gặp khi nói .
    * Một số khảo sát trước khi thực hiện đề tài:
    Kiểm tra kĩ năng nói: Unit 4(English 8) Speak
    Tôi chú ý kiểm tra cách phát âm cũng như cách dùng động từ khi nói về thói quen trong quá khứ :










    Lớp Số học sinh tham gia Số học sinh nói đúng
    8.1 8 4(50%)
    8.2 9 5(55,6%)


    5.Nội dung nghiên cứu:
    Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sửa lỗi trong giờ thực hành nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 8, tôi xin chia sẻ một số vấn đề sau:
    a.Các dạng lỗi thường gặp khi nói:
    Có rất nhiều kiểu lỗi sai mà các em thường gặp. Và sau đây là một số lỗi mà giáo viên cần sửa cho giờ học tiếng Anh:
    - Lỗi từ vựng (vocabulary mistakes): việc kết hợp từ , cách sử dụng ngữ cố định .
    - Lỗi ngữ pháp (grammatical mistakes): lỗi chia thì động từ, lỗi giới từ,đại từ ,cú pháp .
    - Lỗi phát âm (pronunciation mistakes): lỗi phát âm cơ bản (pronunciation), trọng âm (stress),
    b.Nguyên nhân:
    Có nhiều nguyên nhân sản sinh ra lỗi trong quá trình dạy học sử dụng ngôn ngữ.Tôi có thể đưa ra một số nguyên nhân như sau:
    b.1.Về phía học sinh:
    b.1.1.Sự ảnh hưởng của ngôn ngữ mẹ đẻ:
    Đây là loại lỗi khá hệ thống trong quá trình học tiếng Anh.Học sinh khi học ngoại ngữ thường áp dụng một cách máy móc cú pháp ngôn ngữ mẹ đẻ vào ngôn ngữ mà người đó đang học, nhưng thực tế là có rất nhiều điểm khác biệt về cú pháp giữa các ngôn ngữ khác nhau.
    -Ví dụ về ảnh hưởng của cú pháp ngôn ngữ mẹ đẻ (Tiếng Việt) vào việc học Tiếng Anh: Có rất nhiều học sinh nói “She has hair curly” vì trong Tiếng Việt tính từ thường đi sau danh từ còn trong Tiếng Anh thì gần như ngược lại, câu đúng phải là : “He has curly hair ”.
    b.1.2.Lỗi do bất cẩn:
    Các yếu tố về tâm lý như bất cẩn, mệt mỏi, hoặc quên qui tắc ngữ pháp cũng có thể là nguyên nhân gây ra lỗi trong quá trình sử dụng ngôn ngữ.
    Ví dụ: Có rất nhiều học sinh khi nói “She live in Quang Nam with her family” .Ở đây có thể học sinh quên quy tắc ngữ pháp đó là thêm “s” vào sau động từ khi chia ở ngôi thứ ba số ít ở thể khẳng định của thì hiện tại đơn giản, cũng có lúc do bất cẩn trong phát âm hoặc cũng có thể giải thích cho hiện tượng này là “ảnh hưởng không tích cực của ngôn ngữ mẹ đẻ”, bởi lẽ trong Tiếng việt động từ không có sự khác biệt về hình thức khi thay đổi ngối số.
    b.2.Về phía giáo viên:
    -Thực tế khi học sinh thực hành nói tiếng Anh, giáo viên không sửa lỗi được hết cho mọi đối tượng học sinh vì thường là lớp đông, thời gian có hạn.
    - Việc không tích cực trong quá trình dạy học cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra lỗi. Thừa nhận rằng “thật không dễ dàng để xác định các lỗi ngoại trừ những thiết bị học kỹ năng, thủ thuật dạy học mà được áp dụng với người học”-nói cách khác việc áp dụng phương pháp học không phù hợp với học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình học ngôn ngữ
    c.Các phương pháp sửa lỗi cơ bản:
    Việc chữa lỗi cho học sinh là một trong những nhiệm vụ của người giảng dạy ngoại ngữ. Chính vì thế, vấn đề đặt ra không dừng lại ở câu trả lời có nên hay không mà phải làm thế nào để việc sửa lỗi trở nên hiệu quả. Tuy nhiên, giáo viên không nhất thiết phải sửa tất cả các lỗi có thể xuất hiện trong suốt giờ học.Tuỳ theo mục đích của hoạt động mà chúng ta có những phương pháp sửa lỗi khác nhau, đồng thời phải mang tính khuyến khích, xây dựng chứ không nên mang tính chỉ trích nhằm khích lệ học sinh sử dụng tiếng Anh hơn là lo lắng vì đã phạm lỗi quá nhiều.Sau đây là một số phương pháp sửa lỗi cơ bản mà có thể các đồng nghiệp dạy môn Tiếng Anh thường áp dụng :
    c.1.Giáo viên sửa:
    Tôi thấy rằng giáo viên chữa lỗi cho học sinh là phương pháp tiêu biểu mà nhiều giáo viên thường áp dụng trong quá trình giảng dạy. Phương pháp này gồm có hai loại: Chỉnh sửa trực tiếp và chỉnh sửa gián tiếp. Loại chỉnh sửa gián tiếp có nhiều hình thức thực hiện hơn. Chúng ta cần lựa chọn hình thức phù hợp với đối tượng học sinh của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...