Luận Văn Vận dụng chuẩn mực quốc tế để hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất ở các tập đoàn kinh tế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Chương 1: Bản chất và những nội dung cơ bản của việc lập và trình bày báo cáo tài
    chính hợp nhất . 1
    1.1 Bản chất BCTCHN . 1
    1.1.1 Khái niệm . 1
    1.1.2 Mục đích và ý nghĩa . 1
    1.1.3 Hợp nhất kinh doanh và báo cáo tài chính hợp nhất . 2
    1.2 Những nội dung cơ bản của việc lập và trình bày BCTCHN . 5
    1.2.1 Phạm vi hợp nhất : . 5
    1.2.2 Kế toán tại ngày hợp nhất . 6
    1.2.3 Kế toán sau ngày hợp nhất . 11
    Chương 2 : Thực tế việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại Việt Nam . 12
    2.1 Một số vấn đề của BCTCHN . 12
    2.1.1 SPE (special purpose entities) - Các đơn vị được thành lập với mục đích đặc biệt . 12
    2.1.2 Lợi thế thương mại: . 15
    2.1.3 Giao dịch nội bộ . 18
    2.2 Các chuẩn mực và qui định hiện hành về lập và trình bày BCTCHN tại Việt
    Nam 19
    2.2.1 Các chuẩn mực pháp lý đựơc ban hành tại Việt Nam . 19
    2.2.2 Các qui định đầu tiên về BCTCHN tại Việt Nam . 20
    2.2.3 So sánh các chuẩn mực kế toán Việt Nam với các chuẩn mực kế toán quốc tế
    về báo cáo tài chính hợp nhất . 23
    2.3 Khảo sát báo cáo tài chính hợp nhất trên thực tế . . 26
    2.3.1 2.3.1 Sơ lược công ty FPT . 26
    2.3.2 Phân tích báo cáo tài chính hợp nhất của FPT . 51




    Chương 3 : Vận dụng chuẩn mực quốc tế để hòan thiện hệ thống BCTCHN ở các
    tập đòan kinh tế Việt nam theo mô hình công ty mẹ - con . 27
    3.1 - Nguyên tắc hoàn thiện kĩ thuật lập báo cáo tài chính hợp nhất trong các tập đoàn
    kinh tế Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - con . . 27
    3.2 - Các giải pháp hoàn thiện kĩ thuật lập báo cáo tài chính hợp nhất trong các tập đoàn
    kinh tế Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - con . . 28
    3.2.1 Xử lý lợi thế thương mại . . 29
    3.2.2 Giao dịch nội bộ : . . 36
    3.2.3 Xử lý các đơn vị SPE - Đơn vị thành lập mục đích đặc biệt . . 43
    KẾT LUẬN . . 43


    MỞ ĐẦU
    Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng khởi sắc, tốc độ phát triển hàng năm
    của Việt Nam luôn nằm trong top các nước phát triển trên thế giới. Thêm vào đó, việc gia
    nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam trên con
    đường hội nhập. Đứng trước cơ hội lớn đó, các doanh nghiệp trong nước ngày càng phát
    triển và mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình không chỉ trong nước mà còn đầu tư
    vào các quốc gia khác.
    Một xu hướng kinh tế lớn trên thế giới là các tập đòan lớn sát nhập, liên kết lại với
    nhau để hình thành các tập đòan đa quốc gia có nhiều lợi thế lớn trong cạnh tranh nhằm
    thống trị nền kinh tế tòan cầu. Việc các công ty lớn sát nhập đã phát sinh ra nhiều vấn đề
    về kế toán, tài chính. 1 trong số ấy là vấn đề báo cáo hợp nhất (consolidation). Báo cáo
    hợp nhất ra đời nhằm cung cấp cho người đọc các thông tin hữu ích về tập đòan: nguồn
    lực kinh tế do tập đòan kiểm soát, các nghĩa vụ và khả năng sinh lời.
    Nền kinh tế Việt Nam hiện nay rất phát triển, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã hình
    thành nên các tập đòan kinh tế lớn. Trong lĩnh vực nhà nước có tập đòan Dầu Khí Việt
    Nam (PVN), tập đòan Điện Lực Việt Nam (EVN) trong lĩnh vực tư nhân có tập đòan
    Kinh Đô, Mai Linh, . các tập đòan kinh tế lớn của Việt Nam hiện nay rất cần có 1 báo
    cáo hợp nhất để trình bày được tình hình hoạt động kinh doanh của tập đòan.
    Hiện nay, Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực
    hiện báo cáo hợp nhất ( VAS 11, VAS 23, VAS 25 ) tuy nhiên nó vẫn chưa đi sâu vào hết
    các khía cạnh của báo cáo hợp nhất và thiếu các dẫn chứng cụ thể. Các doanh nghiệp tuy
    đã có những bước đầu tìm hiểu và làm báo cáo hợp nhất, tuy nhiên do chúng ta còn thiếu
    kinh nghiệm và kiến thức để có thể thực hiện 1 BCHN hòan chỉnh.
    Do đó công trình nghiên cứu này nhằm mục đích khái quát lại BCHN, tìm ra giải
    pháp và hứơng dẫn doanh nghiệp có thể định hứơng và thực hiện theo đúng chuẩn mực
    Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế. Vì hạn hẹp về thời gian nghiên cứu nên công
    trình này chỉ giới hạn nghiên cứu ở loại hình công ty mẹ-con (subsidiary), không đi sâu
    vào các công cụ tài chính trong hoạt động đầu tư.





     

    Các file đính kèm:

Đang tải...