Thạc Sĩ Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thiện chế độ kế toán Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 20/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sựkiện trở thànhthành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã manglại cho Việt Nam những cơ hội cũng như những thách thức trong quá trình phát triểnkinh tế. Trong cam kết gia nhập WTO, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường hàng hóa, mởcửa thị trường dịch vụ, rà soát hệ thống pháp luật và chính sách để ban hành mới, bổsung, sửa đổi theo chuẩn mực pháp lý của WTO và thông lệ quốc tế. Trong lĩnh vực kếtoán, Bộ tài chính đang hết sức khẩn trương ban hành cách chuẩn mực kế toán mới vàchỉnh sửa các chuẩn mực kế toán đã ban hành để nhanh chóng giúp hệ thống kế toánViệt Nam hòa nhập với các thông lệ kế toán quốc tế, phục vụ cho quá trình hội nhậpcủa đất nước. Các chương trình này được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cũng nhưhuy động các chuyên gia kế toán Việt Nam trong nhiều trường đại học, viện nghiêncứu, các doanh nghiệp và các công ty kiểm toán Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam cònthiếu một số chuẩn mực kế toán và hướng dẫn kế toán nhằm đáp ứng nhu cầu minhbạch thông tin tài chính về giao dịch kinh tế mới đã hình thành và đang phát triển nhcác nghiệp vụ thanh toán bằng cổ phiếu, các giao dịch quyền chọn mua, quyền chọn bán, hoán đổi lãi suất, hoán đổi tỷ giá, hoán đổi dòng tiền hoặc các công cụ tài chínhphái sinh khác để hạn chế rủi ro trong kinh doanh do những thay đổi về giá cả, tỷ giáhối đoái và lãi suất.Xuất phát từ yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin về các công cụ tài chính củadoanh nghiệp, đòi hỏi phải có các quy định kế toán tương ứng để phản ánh vấn đềnày. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập không chỉ là quá trình nhập khẩu các thông lệ kếtoán quốc tế, bất chấp yêu cầu và khả năng của nền kinh tế Việt Nam. Chúng ta cần ýthức sâu sắc những gì mình đang có, những gì mình cần có và phải có một lộ trình thích hợp để đạt được chúng. Với tinh thần đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Vận dụngchuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thiện chế độ kế toán ViệtNam” để củng cố về cơ sở lý luận, thực trạng về các quy định kế toán về công cụ tàichính, từ đó có những nhận xét, đánh giá khách quan và đề xuất các giải pháp để tiếp tục hoàn thiện đảm bảo cung cấp thông tin một cách khoa học, hợp lý và trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó đáp ứng được phần nào yêu cầu của các cấp quản lý, của nhà đầu tư và các bên có liên quan.

    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Một là, tìm hiểu các vấn đề lý thuyết liên quan đến các công cụ tài chính hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới. Đánh giá tình hình phát triển hiện nay và xu hướng phát triển của các công cụ tài chính trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ và thị trường phái sinh tại Việt Nam.

    Hai là, tìm hiểu kế toán về công cụ tài chính hiện đang được áp dụng tại Việt Nam và theo quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế. Và nhận dạng các điểm tương đồng và khác biệt của Việt Nam và Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế khi quy định kế toán về công cụ tài chính

    Ba là, nhận dạng các khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam khi thiếu chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính.

    Bốn là, đề xuất các vấn đề cần lưu ý khi ban hành các quy định về ghi nhận, đo lường và trình bày các công cụ tài chính, nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý về kế toán, phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài góp phần thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và tăng cường tính minh bạch của thông tin tài chính, tạo điều kiện tối đa cho việc giám sát tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: các quy định kế toán về công cụ tài chính của Việt Nam, của tổ chức IASB, cụ thể là IAS 32 “ Công cụ tài chính: Giới thiệu”, IAS 39 “Công cụ tài chính: Ghi nhận và Đo lường”, IFRS 7 “ Công cụ tài chính: Trình bày”,các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam liên quan đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và các tổ chức tín dụng, ngân hàng.

    Phạm vi nghiên cứu: Là các quy định kế toán về công cụ tài chính tại Việt Nam và khả năng ứng dụng các quy định này vào thực tiễn của Việt Nam.

    4. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp tiếp cận mục tiêu, phương pháp thống kê để tìm hiểu và nghiên cứu lý luận và nắm bắt tình hình thực tế và đưa ra các giải pháp có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu.

    5. Nội dung của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được chia thành 03 chương như sau:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán công cụ tài chính
    Chương 2: Thực trạng chế độ kế toán về công cụ tài chính tại Việt Nam
    Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ kế toán về công cụ tài
    chính tại Việt Nam
    Mặc dù đã có nhiều tâm huyết song không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được những đóng góp của Hội đồng bảo vệ cũng như quý vị có quan tâm nhằm hoàn thiện luận văn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...