Tiểu Luận Vận dụng cặp phạm trù khả năng và hiện thực để phân tích, làm rõ sự phát triển kinh tế biển nước ta

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận triết học
    Đề tài: Vận dụng cặp phạm trù khả năng và hiện thực để phân tích, làm rõ sự phát triển kinh tế biển nước ta trong giai đoạn hiện nay
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    A MỞ ĐẦU
    1. lý do chọn đề tài
    2. Tình hình nghiên cứu có liên quan
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    5. Cơ sở Lý luận và phương pháp nghiên cứu
    6. Kết cấu của tiểu luận
    B NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1: Lý Luận chung về cặp phạm trù khả năng và hiện thực
    1.1 Khái niệm cặp phạm trù khả năng và hiện thực
    1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa cặp phạm trù khả năng và hiện thực
    1.3 Ý nghĩa phương pháp luận
    CHƯƠNG 2: Khả năng và hiện trạng trong việc phát triển kinh tế biển nước ta trong giai đoạn hiện nay
    2.1 Khả năng và hiện trạng việc phát triển kinh tế biển trong nông nghiệp
    2.2 Khả năng và hiện trạng việc phát triển kinh tế biển trong công nghiệp
    2.3 Khả năng và hiện trạng việc phát triển kinh tế biển về du lịch biển
    2.4 Khả năng và hiện trạng việc phát triển kinh tế biển về giao thông đường biển
    CHƯƠNG 3: Phương hướng chỉ đạo, mục tiêu của Đảng và giải pháp phát triển kinh tế biển nước ta trong giai đoạn hiện nay
    3.1 Phương hướng chỉ đạo của Đảng phát triển kinh tế biển nước ta trong giai đoạn hiện nay
    3.2 giải pháp phát triển kinh tế biển nước ta trong giai đoạn hiện nay


    A. MỞ ĐẦU
    1 lý do chọ đề tài
    Bước sang thế kỷ 21,“Thế kỷ của biển và đại dương”[1,tr5], khai thác biển đã trở thành vấn đề quan trọng mang tính chiến lược của hầu hết các quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia có biển và các quốc gia không có biển. Trong điều kiện các nguồn tài nguyên trên đất liền đang ngày càng cạn kiệt, các nước ngày càng quan tâm tới biển. Mặt khác, sự bùng nổ dân số ngày càng gia tăng, theo thống kê đầu năm 2006 toàn thế giới có 6,5 tỷ người, dự báo đến 2015 dân số thế giới khoảng 7,5 tỷ người. Sự phát triển của dân số thế giới làm cho không gian kinh tế truyền thống đã trở nên chật chội, nhiều nước bắt đầu quay mặt ra biển và nghĩ đến các phương án biến biển và hải đảo thành lãnh địa, thành không gian kinh tế mới. Một xu hướng mới nữa là hiện nay, trong điều kiện phát triển khoa học công nghệ nhanh chóng, việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ về biển đang là một xu thế tất yếu của các quốc gia có biển để tìm kiếm và bảo đảm các nhu cầu về nguyên, nhiên liệu, năng lượng, thực phẩm và không gian sinh tồn trong tương lai
    Từ bao đời nay, biển luôn gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động sản xuất, đời sống của dân tộc Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta nhận định: “Biển có ý nghĩa to lớn để nước ta phát triển, mở cửa giao lưu với quốc tế và ngày càng có vai trò lớn trong định hướng phát triển tương lai”. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, vùng biển Việt Nam mang trong mình những tiềm năng nổi bật như: khai thác dầu khí, khoáng sản; nuôi trồng và đánh bắt thủy - hải sản; du lịch; Vì vậy, vấn đề tiến ra biển để phát triển kinh tế đang là một xu thế tất yếu của các quốc gia có biển, trong đó có Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi các nguồn tài nguyên trên đất liền có hạn, đã và đang được khai thác mạnh mẽ, sự bùng nổ dân số ngày càng gia tăng.
    Đặc biệt nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, nêu rõ: “Phấn đấu để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển có chính sách hấp dẫn nhằm thu hút mọi nguồn lực phát triển kinh tế biển giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển”
    Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông - một biển lớn, quan trọng của khu vực và thế giới. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì Việt Nam không chỉ có phần lục địa nhỏ hẹp mà còn có cả vùng biển rộng lớn hơn 1 triệu km2, gấp hơn ba lần diện tích đất liền. “Bờ biển trải dài theo chiều dài của đất nước với khoảng 100 cảng biển, 48 vịnh lớn nhỏ và trên 112 cửa sông, cửa lạch đổ ra biển, trên lãnh hải vùng biển Việt Nam có hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ với diện tích phần đất nổi trên mặt biển khoảng 1.636 km2”[2,tr159], được phân bố chủ yếu ở vùng biển Đông Bắc và Tây Nam với những đảo nổi tiếng về cảnh đẹp và có vị trí chiến lược như Bạch Long Vĩ, Phú quốc, Thổ Chu, Côn Sơn, Cồn Cỏ, Phú Quý, Cát Bà, Hoàng Sa, Trường Sa. Trải dài trên tuyến ven biển có 29 tỉnh, thành phố với 124 huyện, thị xã; 612 xã, phường (trong đó có 12 huyện đảo, 53 xã đảo) với khoảng 20 triệu người sống ở ven bờ và 17 vạn người sống ở các đảo. Vì vậy, khai thác tiềm năng kinh tế trên biển và ven biển để phát triển kinh tế đất nước thật sự là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài và có tương lai to lớn, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta
    Thực tiễn các nước trên thế giới đã cho thấy kinh tế các vùng lãnh thổ, các địa bàn ven biển luôn đi đầu trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia có biển. chính vì vậy em chọn đề tài “ vận dụng cặp phạm trù khả năng và hiện thực để phân tích, làm rõ sự phát triển kinh tế biển nước ta trong giai đoạn hiện nay”
    2. Tình hình nghiên cứu có liên quan
    “DẤU ẤN VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG” của tiến sỹ Trần Công Trục do nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông thuộc Bộ Thông tin và truyền thông phát hành
    “HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM” Nhà xuất bản Trẻ phát hành với các tác giả Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Nhã, Lê Minh Nghĩa, Từ Đặng Minh Thu, Vũ Quang Việt
    “BIỂN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM: QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI” của PGS.TS. Vũ Văn Phái nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội
    3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
    -Mục đích nghiên cứu: làm rõ khả năng và hiện trạng phát triển kinh tế biển nước ta trong giai đoạn hiện nay từ đó đề xuất phương hướng giải pháp phát triển kinh tế biển đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu mạnh
    -Nhiệm vụ nghiên cứu: phân tích làm rõ khả năng, thế mạnh và hiện trạng phát triển kinh tế biển nước ta trong giai đoạn hiện nay
    Quan điểm của Đảng về việc đẩy mạnh phát triển kinh tế biển nước ta từ đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ, và gải pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế biển nước ta trong giai đoạn hiện nay và tương lai

    4. đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - đối tượng nghiên cứu:
    Khả năng và hiện thực trong triết học Mác-lênin
    Việc phát triển kinh tế biển nước ta trong giai đoạn hiện nay
    -phạm vi nghiên cứu
    +Về không gian: phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn bộ vùng biển của nước ta
    +Về thời gian: phạm vi nghiên cứu bắt đầu từ năm 2000 trở lại cho đến nay
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    - Cơ sở lý luận: dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng Mac-lenin nói chung và cặp phạm trù khả năng và hiện thực nói riêng, và quan điểm của Đảng ta về việc phát triển kinh tế biển
    - Phương pháp nghiên cứu: tiểu luận là dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và một số phương pháp khác như: phân tích tổng hợp, thống kê, đánh giá,
    6. kết cấu của tiểu luận
    Tiểu luận bao gồm 3 phần: mở đầu, nội dung, danh mục tài liệu tham khảo, ngoài ra còn có trích dẫn và phục lục, trong phần nội dung tiểu luận bao gồm 3 chương 9 tiết.


    B NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẶP PHẠM TRÙ KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC
    1.1 KHÁI NIỆM KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC
    “Hiện thực là phạm trù chỉ những cái đang tồn tại trên thực tế. khả năng là phạm trù chỉ cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trên thực tế, nhưng sẽ xuất hiện, sẽ tồn tại thực sự khi có các điều kiện tương ứng”[3,tr222]
    Khả năng là để chỉ cái hiện chưa có chưa tới nhưng sẽ tới sẽ có khi có các điều kiện thích hợp
    Khả năng là “ cái hiện chưa có” nhưng bản thân khả năng với tư cách là “ cái chưa có” đó lại tồn tại. tức là các sự vật được nói tới trong khả năng chưa tồn tại, nhưng bản thân khả năng được đề xuất hiện sự vật đó thì tồn tại
    Ví dụ: trước mắt ta có đủ gỗ, cưa, bào, đục, đinh đó là hiện thực. Từ đó nảy sinh khả năng xuất hiện một cái bàn. Trong trường hợp này sự vật này là chưa có, chưa tồn tại trên thực tế nhưng khả năng xuất hiện cái bàn thì tồn tại trên thực sự
    Hiện thực là phạm trù triết hóc dùng để chỉ cái tồn tại thực sự, cái đã tới đã có, hiện thực bao gồm :
    Hiện thực khách quan ( hay là vật chất ) tất cả những gì đang tồn tại độc lập với ý thức của con người.
    Hiện thực chủ quan ( hiện tượng tinh thần) nó cũng tồn tại như tồn tại trong óc của con người; ví dụ như ý thức, tu duy
    Như vậy dấu hiệu căn bản để phân biệt khả năng với hiện thực ở chỗ: khả năng là cái chưa có, còn hiện thực là cái hiện đang có, đang tồn tại
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...