Luận Văn Vận dụng các phương pháp thống kê để phân tích chỉ tiêu GDP của Việt nam thời kỳ 1990 đến 2001

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vận dụng các phương pháp thống kê để phân tích chỉ tiêu GDP của Việt nam thời kỳ 1990 đến 2001(93 trang)

    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong công cuộc đổi mới đất nước việc quản lý vĩ mô nền kinh tế một cách đúng đắn có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế bền vững. Để hoạch định chính sách các nhà quản lý kinh tế cần phải sử dụng các mô hình phân tích kinh tế vĩ mô. Trong các mô hình này chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (Gross Dometic Product - GDP) với vai trò trung tâm có tầm quan trọng đặc biệt và được xem xét dưới nhiều giác độ.

    Đổi mới hoạt động nền sản xuất kinh tế Việt nam từ nền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với nhiều thành phần kinh tế bình đẳng tham gia vào nền sản xuất xã hội. Để hoà nhập với cộng đồng các quốc gia trên thế giới về mọi phương diện đòi hỏi chúng ta phải đôỉ mới về mọi mặt. Một trong các mặt đó là phương pháp mới về quản lý điều hành vĩ mô nền kinh tế mà hầu hét các quốc gia trên thế giới đã sử dụng từ rất lâu đó là tài khoản quốc gia (SNA) với hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GDP, GNI, NI, NDI. Đối với mỗi quốc gia các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nhằm phản ánh kết quả hoạt động của nền sản xuất xã hội, quá trình phân phối và sử dụng sản phẩm sản xuất ra quá trình tạo ra thu nhập phân phối và phân phối lại thu nhập đó phản ánh mức sống thực tế, giá trị vốn đầu tư cho tích luỹ tài sản tái sản xuất mở rộng. GDP là một trong những chỉ tiêu đặc biệt quan trọng trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, nó phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất của các ngành các thành phần kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). GDP là nguồn gốc của mọi khoản thu nhập nguồn gốc sự giầu có và phồn vinh xã hội. Nó là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động nền sản xuất, nó không chỉ biểu hiện hiệu quả của tái sản xuất theo chiều sau mà cả hiệu quả của tái sản xuất theo chiều rộng và là một trong những chỉ tiêu làm căn cứ để tính các chỉ tiêu khác. GDP là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế một quốc gia nghiên cứu khả năng tích luỹ, khả năng huy động vốn cho sự phát triển sản xuất tính toán các khoản thu nhập từ sản xuất và làm cơ sở cho việc xác định chỉ tiêu đánh giá mức sống các tầng lớp dân cư, các chỉ tiêu so sánh quốc tế và làm căn cứ xác định trách nhiệm mức đóng góp của mỗi quốc gia vơí tổ chức quốc tế (liên hợp quốc, UNICEP .) mặt khác để đề ra các chính sách và các chiến lược phát triển đất nước trong tương lai.

    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này trong thời gian thực tập ở Viện Khoa học Thống kê, với sự giúp đỡ của các bác, các cô, các chú trong Viện em đã mạnh dạn chọn vấn đề “Vận dụng các phương pháp thống kê để phân tích chỉ tiêu GDP của Việt nam thời kỳ 1990 đến 2001” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

    Ngoài lời nói đầu và kết luận luận văn gồm các chương sau:

    Chương I : Những lý luận cơ bản về chỉ tiêu GDP.

    Chương II : Đặc điểm vận dụng các phương pháp thống kê để phân tích GDP.

    Chương III: Lập và phân tích dãy số GDP ở Việt nam thời kỳ 1990 -2001.

    Luận văn của em được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. TRần Ngọc Phác và sự giúp đỡ của các bác, các cô và các chú trong Viên Khoa học Thống kê.

    Tuy nhiên, với thời gian có hạn và những hạn chế nhất định về sự hiểu biết về lý thuyết cũng như về thực tiễn trong lĩnh vực mới mẻ và khó khăn này. Nên luận văn của em không tránh khỏi những khiếm khuyết, do đó em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô cung các bạn.

    Em xin chân thành cảm ơn TS. Trần Ngọc Phác và các bác, các cô trong Viện Thống kê đã giúp em hoàn thành luận văn này.


    MỤC LỤC

    Trang

    Lời nói đầu 1


    Chương I. Một số lý luận cơ bản về chỉ tiêu GDP 3

    I. Lý luận chung về GDP. 3

    1. Nội dung kinh tế của chỉ tiêu tổng hợp GDP. 3

    2. Vị trí của chỉ tiêu GDP trong hệ thống tài khoản quốc gia – SNA. 6

    II. Các phưong pháp xác định chỉ tiêu GDP 9

    1. Phương pháp 1: Phương pháp sản xuất (the production approach) 9

    2. Phương pháp thu thập(The income approach). 10

    3. Phương pháp sử dụng sản phẩm ( The expenditure approach). 11


    Chương II. Đặc điểm vận dụng các phương pháp thống kê để phân tích chỉ tiêu GDP 14

    I . Các loại dãy số thời gian về chỉ tiêu GDP và các đặc điểm của nó. 14

    1. Nhóm dãy số các chỉ tiêu tuyệt đối. 14

    2. Nhóm chỉ tiêu tương đối. 15

    3. Nhóm chỉ tiêu bình quân. 15

    II. Các vấn đề cơ bản cần giảI quyết khi lập dãy số GDP. 16

    1. Đồng nhất nội dung tính. 16

    2. Đồng nhất phương pháp tính. 20

    3. Đồng nhất phạm vi tính toán. 21

    4. Đồng nhất giá cả. 23

    5. Đồng nhất đơn vị tính: 25

    III. Dùng các phương pháp thống kê để phân tích GDP. 26

    1. Phân tích dãy số chỉ tiêu tuyệt đối GDP, VA. 26

    2. Phân tích dãy số chỉ tiêu tương đối. 37

    IV. Phân tích GDP qua phương pháp đồ thị. 39

    1. Ý nghĩa và tác dụng của đồ thi thống kê. 39

    2. Các loại đồ thị thống kê. 40

    3. Những yêu cầu chung đối với việc xây dựng đồ thị thống kê. 40


    Chương III. Lập và phân tích dãy số GDP của Việt nam thời kỳ 1990 - 2001 42

    I. Đặc điểm kinh tế Việt nam 1990- 2001. 42

    1. Những kết quả đạt được trong 10 năm. 42

    2. Những khó khăn và thách thức trong các năm tới. 42

    II. Lập và phân tích dãy số GDP và VA 1990- 2001. 44

    1. Lập và phân tích dãy số GDP (theo giá hiện hành). 44

    2. Phân tích GDP theo giá hiện hành qua các phương pháp thống kê. 46

    3. Lập và phân tích VA Nông nghiệp. 50

    4 Lập và phân tích VA ngành Công nghiệp: 52

    5. Lập và phân tích VA ngành Dịch vụ:

    6.Lập và phân tích GDP của Việt Nam theo gía so sánh 1994 56

    7. Lập và phân tích VA của ngành Nông nghiệp . 63

    8. Lập và phân tích VA ngành Công nghiệp theo giá năm 1994. 68

    9 Lập và phân tích VA nghành dịch vụ theo giá so sánh . 71

    10. Lập và phân tích về tỷ trọng VA ngành Nông nghiệp. 74

    11. Lập và phân tích tỷ trọng VA của ngành Công nghiệp . 77

    12. Lập và phân tích dãy số tỷ trọng VA ngành dịch vụ. 78

    13. Lập và phân tích dãy số GDP bình quân đầu người: 81


    Kết luận và kiến nghị 82


    Danh mục tài liệu tham khảo 83
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...